Sớm ban hành Nghị định về dùng quỹ đất để thanh toán cho các nhà đầu tư BT

Nhàđầutư
"Chính phủ sớm ban hành Nghị định về dùng quỹ đất để thanh toán cho các nhà đầu tư BT, để giải quyết các khó khăn, vướng mắc hiện nay, và mở đường huy động các nguồn lực tư nhân tham gia phát triển hệ thống hạ tầng theo phương thức đối tác công - tư", ông Lê Hoàng Châu kiến nghị.
PV
02, Tháng 05, 2019 | 16:53

Nhàđầutư
"Chính phủ sớm ban hành Nghị định về dùng quỹ đất để thanh toán cho các nhà đầu tư BT, để giải quyết các khó khăn, vướng mắc hiện nay, và mở đường huy động các nguồn lực tư nhân tham gia phát triển hệ thống hạ tầng theo phương thức đối tác công - tư", ông Lê Hoàng Châu kiến nghị.

bat dong san

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM: Có nhiều chính sách tác động đến thị trường bất động sản. Ảnh minh họa

Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân đã phục hồi và phát triển rất mạnh mẽ, là một động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp phát triển của đất nước, như Ông Nguyễn Văn Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương vừa tổng kết, đánh giá.

Trong đó, thị trường bất động sản đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhất là giải quyết nhu cầu nhà ở của các tầng lớp dân cư và cả người nước ngoài. Quy mô thị trường bất động sản tăng trưởng gấp đôi trong 10 năm qua với sự đóng góp chủ yếu của khối doanh nghiệp tư nhân. Có thể nói, các doanh nghiệp tư nhân trong nước đang dẫn dắt và thống lĩnh thị trường bất động sản hiện nay.  

Năm 2011, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.  

Năm 2017, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”; và Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.    

Quốc hội đã thể chế hoá chủ trương này trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã rất nỗ lực kiến tạo môi trường kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp, coi thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của Chính phủ, và đặt ra yêu cầu tạo sự bứt phá trong năm 2019. Nhiều Bộ, ngành và nhiều địa phương cũng đã vào cuộc quyết liệt, lắng nghe, giải quyết được một số khó khăn của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo ông Châu, cho đến nay, kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn, chưa đạt được mục tiêu đề ra?

Trong lĩnh vực bất động sản, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, mặc dù, môi trường kinh doanh có chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng vẫn chưa thật sự minh bạch, lành mạnh, công bằng, bình đẳng.

"Những năm trước đây, đã có hiện tượng hình thành nhóm lợi ích trong lĩnh vực bất động sản, kể cả một số dự án BT được thanh toán đối ứng bằng quỹ đất đô thị, dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện đợt rà soát, thanh tra, kiểm toán rất quyết liệt trong thời gian vừa qua", ông Châu nói.

Bên cạnh đó, theo ông Châu, doanh nghiệp bất động sản đối diện với nhiều rủi ro, thách thức, thậm chí có nguy cơ dẫn đến có thể bị phá sản, do tính thiếu ổn định, khó đoán định về chính sách; do hiện tượng áp dụng “hồi tố” đối với một số trường hợp trong thời gian gần đây; Hoặc doanh nghiệp không tiên lượng được về chi phí trước khi ra quyết định đầu tư, mà điển hình là tiền sử dụng đất dự án, doanh nghiệp không thể dự đoán được số tiền phải nộp, hoặc lúc nào được nộp... Trong hơn 2 năm qua, TP.HCM có hơn 150 dự án bị rà soát, thanh tra.

Ngoài ra, thị trường bất động sản bị giảm quy mô, bị sụt giảm nguồn cung dự án dẫn đến sụt giảm nguồn cung căn hộ, nhà ở, giá cả có xu thế tăng do quy luật cung-cầu (cung ít, cầu nhiều).

"Từ tháng 3/2017 đến nay, thị trường bất động sản TP.HCM liên tục bị sụt giảm: Năm 2018, quy mô thị trường giảm 34% so với năm 2017; Quý 1/2019, số lượng dự án được Sở Xây dựng phê duyệt giảm đến 67%; Theo Savills, số lượng căn hộ giảm 57% so với Q1/2018; Thu ngân sách từ tiền sử dụng đất giảm khoảng 70%", Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM dẫn chứng.

Theo ông Châu, nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế kể trên trong lĩnh bất động sản là Do hệ thống pháp luật chưa thật đồng bộ, còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đảm bảo tính hệ thống, thống nhất. Ví dụ: Luật Đầu tư ghi tên “Nhà đầu tư” nhưng Luật Quy hoạch đô thị yêu cầu phải là “chủ đầu tư”. Hoặc Luật Đất đai quy định doanh nghiệp có quỹ “đất” thì được thực hiện dự án, nhưng Luật Nhà ở lại quy định phải là “đất ở” mới được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở. 

Ông Châu cho biết, công tác thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Cùng một hệ thống pháp luật như nhau, nhưng có địa phương bị vướng, nhiều địa phương khác lại không bị vướng. Nên hiện nay, nhiều doanh nghiệp có xu thế rời thành phố lớn, chuyển hướng đầu tư về các tỉnh. 

Bên cạnh đó thủ tục hành chính, quy trình hành chính còn nhiêu khê, trùng lắp.

"Ví dụ quy trình cấp phép xây dựng lẽ ra phải bao gồm trong đó cả công tác thẩm định thiết kế, nhưng theo Luật Xây dựng và Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ lại bị tách ra thành hai quy trình riêng biệt; Lại thêm điểm bất hợp lý nữa là công trình cấp 1 trên 24 tầng, thì “Cục Quản lý các hoạt động xây dựng” Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở và thẩm định thiết kế kỹ thuật, nhưng lại phải đưa về Sở Xây dựng cấp phép xây dựng (lẽ ra nên miễn giấy phép xây dựng)", ông Châu nêu dẫn chứng. 

Ngoài ra, theo ông Châu trách nhiệm thi hành công vụ và năng lực của một số cán bộ công chức nhà nước chưa đạt yêu cầu, trong giải quyết hồ sơ dự án bất động sản. "Tình trạng sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy, chuyển lòng vòng, không nêu rõ chính kiến khá phổ biến. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng làm khó, nhũng nhiễu doanh nghiệp", ông Châu nhấn mạnh.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, TP.HCM có một điển hình rất hay là một dự án khu đô thị rất lớn, quy mô hơn 200 ha, mọi thủ tục hành chính được các cơ quan nhà nước từ cấp Sở, ngành đến các Bộ, ngành trung ương giải quyết rất nhanh, chỉ trong 14 tháng đã có Giấy phép xây dựng, nhưng nhiều dự án khác lại bị chậm trễ.  

Cấp thiết ban hành Nghị định về BT

Để giải quyết những tồn tại, hạn chế kể trên trong lĩnh vực bất động sản, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị, cán bộ, công chức hiểu luật và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, không máy móc, lệ thuộc từ ngữ. Ví dụ: Sở Quy hoạch kiến trúc không nhận hồ sơ trình duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của “nhà đầu tư” dù đã có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND TP.   

Về thủ tục hành chính, quy trình hành chính đề nghị các Bộ, ngành địa phương chủ động rà soát, đơn giản hoá, công khai hoá, minh bạch các thủ tục hành chính, quy trình hành chính. "Trước hết là về chấp thuận chủ đầu tư dự án có quỹ đất hỗn hợp, trong đó có một tỷ lệ nhỏ đất công (chiếm khoảng 10%); hoặc quy trình, thủ tục tính tiền sử dụng đất dự án hiện nay. TP HCM đã rút gọn thủ tục hành chính khi cấp phép xây dựng thì đồng thời thẩm định thiết kế dự án luôn", ông Châu nói.  

Về trách nhiệm thi hành công vụ, đạo đức công vụ, ông Châu kiến nghị công bố công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục hành chính; Không để cán bộ, công chức tiếp cận với người dân, doanh nghiệp trong quá trình thụ lý hồ sơ, bằng cách đẩy mạnh cơ chế Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. 

Về trách nhiệm của doanh nghiệp bất động sản, theo ông Châu doanh nghiệp bất động sản bên cạnh mục tiêu kinh doanh hiệu quả, còn phải có trách nhiệm xã hội, với người tiêu dùng và phát triển bền vững; phát triển bất động sản xanh và thông minh; cam kết không làm ăn kiểu chụp giật, ăn dày. Do vậy, doanh nghiệp trước hết phải tuân thủ pháp luật và minh bạch thông tin dự án, về huy động vốn và sử dụng vốn huy động...   

Ngoài ra, theo ông Châu Chính phủ sớm ban hành Nghị định về dùng quỹ đất để thanh toán cho các nhà đầu tư BT, để giải quyết các khó khăn, vướng mắc hiện nay, và mở đường huy động các nguồn lực tư nhân tham gia phát triển hệ thống hạ tầng theo phương thức đối tác công-tư; thực hiện phổ biến phương thức đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ