Cuộc đua đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tư nhân tại Việt Nam đang ngày càng nóng lên trong những năm gần đây, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn tham gia.

TitlePhuBai2

 

Những năm gần đây, trước tiềm năng bùng nổ của giáo dục tư nhân tại Việt Nam, luồng vốn đầu tư lớn ồ ạt đổ vào các trường tư nhân.

Có thể kể đến Quỹ giáo dục Cognita mua Trường quốc tế TP.HCM (International School of HCMC) và Trường tiểu học Saigon Pearl; Quỹ North Anglia mua Trường quốc tế Anh quốc (British International School); EQT đầu tư vào ILA, một chuỗi trung tâm tiếng Anh lớn tại Việt Nam.

Cùng với đó, IFC đầu tư vào chuỗi trung tâm tiếng Anh có tên Vietnam - USA Society; Mekong Capital đầu tư vào trung tâm tiếng Anh YOLA; IAE đầu tư vào Đại học Western University; start-up Astrid (Thụy Điển) cũng đã kêu gọi đầu tư 5,3 triệu USD cho mảng học trực tuyến và nhảy vào thị trường Việt Nam.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, từ ngày 1/1 đến 20/9/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt 78,89 triệu USD, tăng gần 58% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi các dự án giáo dục được cấp phép mới trong 9 tháng đạt 41 dự án, với tổng vốn đăng ký cấp mới là 15,01 triệu USD, giảm 8 dự án và 1,47 triệu USD về giá trị so với cùng kỳ năm trước, thì giá trị góp vốn, mua cổ phần tăng vọt lên 51,41 triệu USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Không khó hiểu khi các nhà đầu tư dồn dập rót vốn vào lĩnh vực giáo dục tư nhân tại Việt Nam. Một số chuyên gia giáo dục nhấn mạnh: các nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng của thị trường chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm.

Với 41% dân số thuộc "thế hệ vàng" (dưới 24 tuổi), số lượng người giàu và gia đình trung lưu ngày một tăng mạnh, người Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho việc học tập tiêu chuẩn giáo dục quốc tế về ngôn ngữ, ngành nghề thời thượng như công nghệ, dữ liệu, tài chính, kinh tế, truyền thông… để tiếp cận cơ hội việc làm xuyên biên giới, đặc biệt sau dịch bệnh COVID-19.

TitlePhu2Bai2

 

Với thị trường rộng lớn, còn nhiều dư địa, đầu tư vào giáo dục trở thành một xu hướng của các ông lớn tư nhân trong nhiều năm trở lại đây.

Gia nhập thị trường giáo dục tư nhân từ khá sớm với tiền thân là Công ty Cổ phần Trò chơi Giáo dục Trực tuyến - Egame thành lập năm 2008, tập đoàn Egroup đến nay sở hữu một hệ sinh thái giáo dục với chuỗi 12 công ty con chuyên phát triển các lĩnh vực công nghệ - giáo dục, trong đó có Apax Holdings.

Hiện nay, Apax Holdings có 3 công ty con là CTCP Anh ngữ Apax (Apax English), CTCP Phát triển giáo dục IGarten và CTCP Trường liên cấp Firbank Australia, cùng 3 công ty liên kết là CTCP Tập đoàn hạ tầng giáo dục, CTCP Giáo dục tư duy và Sáng tạo CMS, CTCP Hạ tầng Trường liên cấp STEAME.

Trong các công ty con của Apax Holdings thì Apax English đang là công ty con hoạt động hiệu quả nhất. Theo giới thiệu, hệ thống này đang có hơn 120 trung tâm trên toàn quốc với thương hiệu Apax Leaders, trải rộng tại hơn 30 tỉnh thành với khoảng hơn 120.000 học viên đang theo học.

Empty

 

Empty

 

Apax Leaders77

Hệ thống Apax English có hơn 120 trung tâm trên toàn quốc với thương hiệu Apax Leaders, trải rộng tại hơn 30 tỉnh thành với khoảng hơn 120.000 học viên đang theo học.

Năm 2013, ông lớn Vingroup cũng cho thấy sự quan tâm đối với mảng giáo dục khi thành lập Vinschool và tiếp theo là Vinacademy.

Sau thành công với mô hình giáo dục phổ thông liên cấp, năm 2018, Tập đoàn này tiếp tục tham gia lĩnh vực giáo dục đại học với thương hiệu Đại học VinUni.

Đây là trường đại học tư thục phi lợi nhuận của Việt Nam được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế, tích hợp các mô hình tinh hoa của giáo dục đại học thế giới và đã chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2020.

Empty

 

Empty

 

DSC_0755-3

Ra đời năm 2013, Vinschool là hệ thống giáo dục không vì lợi nhuận, liên cấp từ bậc mầm non đến Trung học phổ thông do Tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển.

Mới đây nhất vào tháng 3/2021, Tập đoàn Novaland đã chính thức giới thiệu Nova Education Group, là hệ thống giáo dục liên cấp từ mầm non đến phổ thông trung học, cao đẳng, đại học theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cùng thời gian này, Tập đoàn ra mắt Trường cao đẳng Nova - Nova College, tuyển sinh ngay trong năm 2021. Đây được coi là bước đi đầu tiên để tạo nên một hệ thống giáo dục liên thông từ mầm non tới đại học.

Empty

 

Empty

 

z3737114803622_438a1a912ee4d8ff05f01a64667ce57c

Cùng với việc giới thiệu hệ thống giáo dục liên cấp Nova Education Group, Tập đoàn Novaland đã ra mắt trường cao đẳng Nova - Nova College và tuyển sinh ngay trong năm 2021.

Bên cạnh các ông lớn như Vingroup, Novaland, thị trường cũng đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án kinh doanh giáo dục như Tập đoàn TH với trường TH School (hệ thống trường quốc tế từ mầm non đến THPT), Phenikaa Group với Trường Đại học Phenikaa (Phenikaa University) và Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa (Phenikaa School), Amaccao Group với Trường quốc tế liên cấp Archimedes Đông Anh…

Empty

 

Empty

 

DJI_0094

Khánh thành năm 2017, TH School của tập đoàn TH là trường quốc tế đầu tiên do người Việt sáng lập; Bên cạnh đó, Phenikaa Group cũng đầu tư vào giáo dục với Trường Đại học Phenikaa (2017) và Phổ thông Liên cấp Phenikaa (2020); Amaccao Group với Trường quốc tế liên cấp Archimedes Đông Anh (2019).

Ông Robert Trần, Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn chiến lược RBNC, phụ trách thị trường Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương cho biết, trong thị trường giáo dục tư nhân, phân khúc K-12 và cao đẳng, đại học, sau đại học, có một số nhóm nhà đầu tư chủ yếu.

Nhóm thứ nhất là các nhà phát triển bất động sản, chẳng hạn Vingroup. Tập đoàn này đầu tư vào giáo dục để tạo giá trị gia tăng cho các dự án bất động sản nhằm thu hút khách hàng. Nhóm thứ hai là các quỹ đầu tư. Có thể thấy, các quỹ ngoại đầu tư vào mảng giáo dục tại Việt Nam hiện nay hầu hết đều ở trạng thái "lướt sóng".

Trên thị trường hiện cũng không hiếm những nhà đầu tư chọn đầu tư vào giáo dục theo kiểu "trang sức" để đánh bóng hình ảnh cá nhân - đây là nhóm thứ ba, song bên cạnh đó, cũng có nhiều công ty trong và ngoài nước chuyên đầu tư vào giáo dục một cách chuyên nghiệp và xác định đi đường dài - nhóm thứ tư.

Theo Thạc sĩ Bùi Thị Kim Cúc (Đại học Công nghiệp Hà Nội), là một nền kinh tế mới nổi, Việt Nam ngày càng tham gia mạnh mẽ vào thị trường toàn cầu, dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng lao động chất lượng cao.

Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế lại gắn liền với tăng năng suất của lực lượng lao động và giáo dục đào tạo chính là mấu chốt quyết định chất lượng lao động.

Vì vậy, đầu tư vào giáo dục được xem là chìa khóa để xây dựng đội ngũ nhân lực này, cũng là để nâng cao tính cạnh tranh của mỗi cá nhân trên thị trường lao động, vì sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của quốc gia.

PV