Đề xuất kiểm soát việc chuyển lợn từ Bắc vào Nam để ngăn dịch

Lãnh đạo TP HCM đề xuất lập chốt kiểm dịch tả lợn châu Phi tại khu vực đèo Hải Vân.
VÕ HẢI
05, Tháng 03, 2019 | 06:40

Lãnh đạo TP HCM đề xuất lập chốt kiểm dịch tả lợn châu Phi tại khu vực đèo Hải Vân.

Sáng 4/3, tại hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ ngày 1/2 đến 3/3, dịch đã xảy ra tại bảy tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương) với tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy hơn 4.200 con.

dich-ta-lon-chau-Phi1-2037-1551683597

Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại Hải Phòng ngày 2/3.

Tại Hà Nội, ổ dịch được phát hiện tại một hộ chăn nuôi lợn rừng ở khu Đầm Nấm, phường Ngọc Thụy, Long Biên. Toàn bộ 25 con lợn rừng nuôi dương tính với bệnh đã được tiêu hủy bằng phương pháp chôn. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, thành phố sẽ phát động tổng vệ sinh, tẩy uế, đồng thời chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị ứng phó với dịch. 

Phó chủ tịch TP HCM Trần Vĩnh Tuyến thông tin, từ ngày 15 đến 28/2 các cơ sở giết mổ của thành phố đã tiếp nhận gần 1.500 con lợn từ các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Nghệ An... Bên cạnh đó, nguy cơ lây lan dịch còn đến từ nguồn thịt lợn được các tỉnh miền Tây Nam Bộ nhập từ miền Bắc sau đó đưa vào TP HCM tiêu thụ.

"Quá trình dịch chuyển nguồn lợn từ Bắc vào Nam làm tăng nguy cơ gây dịch bệnh. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp cấm vận chuyển lợn từ khu vực có dịch bệnh sang khu vực chưa có dịch; cấm vận chuyển lợn từ Bắc vào Nam; Lập chốt kiểm dịch tại khu vực đèo Hải Vân", ông Tuyến đề xuất.

"Chống dịch như chống giặc'

Chủ trì hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, hoạt động chăn nuôi lợn ở Việt Nam có điểm khác với các nước, với 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn, trên 10.000 trang trại, thịt lợn chiếm 70% sản phẩm thịt các loại, do đó phải triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.

"Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ tướng về kết quả phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa phương mình quản lý", ông nhấn mạnh.

Thu-tu-o-ng-NXP-4706-1551683597

 

Nhắc nhở một số địa phương chỉ cử đại diện chi cục thú ý dự hội nghị, Thủ tướng nói, việc ngăn chặn dịch không phải đơn thuần của Chi cục thú y, Bộ Nông nghiệp mà mỗi địa phương đều phải ra xắn tay làm thì mới hiệu quả.

"Một khẩu hiệu đặt ra là chống dịch như chống giặc để chúng ta huy động các cấp, các ngành xắn tay áo, ngăn chặn có hiệu quả dịch tả lợn châu Phi, hiện đã xâm nhập vào bảy tỉnh của Việt Nam", Thủ tướng nêu rõ.

Ông cũng đặt vấn đề, tại sao dịch lại bùng phát từ một tỉnh, hai tỉnh đến bảy tỉnh?; Có hiện tượng người chăn nuôi che giấu dịch bệnh không? Giải pháp tới là gì?; Tại sao có hiện tượng thương lái gia tăng số lượng vận chuyển lợn từ Bắc vào Nam, có phải đây là nguyên nhân dịch đi sâu vào các tỉnh phía Nam hay không?

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị các địa phương kịp thời hỗ trợ người dân trong việc tiêu hủy lợn theo mức 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và mức cao hơn đối với lợn nái.

"Các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác thông tin để không gây hoang mang, bán tháo lợn; vận động người chăn nuôi cam kết và thực hiện năm không: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt", Thủ tướng yêu cầu.

Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỷ lệ chết lên đến 100%. Tính từ năm 2017 đến tháng 2/2019, 20 quốc gia báo cáo ghi nhận bệnh dịch. Tổng cộng, hơn một triệu con lợn phải tiêu hủy.

(Theo Vnexpress)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ