Đề xuất chi 38.800 tỷ đồng hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Nhàđầutư
Theo Dự thảo Chương trình, tổng kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 38.800 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương là 21.500 tỷ, ngân sách địa phương 15.300 tỷ và 2 tỷ đồng từ kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
HẢI ĐĂNG
08, Tháng 04, 2020 | 12:42

Nhàđầutư
Theo Dự thảo Chương trình, tổng kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 38.800 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương là 21.500 tỷ, ngân sách địa phương 15.300 tỷ và 2 tỷ đồng từ kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, đơn vị đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025.

Theo Bộ KH&ĐT, phát triển kinh tế tập thể luôn là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Chính phủ ta, thể hiện qua các văn bản, chính sách của Đảng, Nhà nước. Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của xã viên. Phát triển kinh tế tập thể có ý nghĩa sâu sắc về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và cả về an ninh trật tự.

Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất hàng hóa phi tiêu chuẩn sẽ không còn chỗ đứng, không có khả năng cạnh tranh và không thể tồn tại.

Thực tế cho thấy tiềm năng phát triển khu vực hợp tác xã rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thông qua các hợp tác xã, những xã viên, nông dân sản xuất với quy mô nhỏ có thể liên kết lại với nhau nhằm phát huy lợi thế của kinh tế theo quy mô, tăng cường năng lực và hiệu quả sản xuất đi đôi với việc hạ giá thành, kiểm soát chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Bộ KH&ĐT cho biết, tại nhiều quốc gia trên thế giới, hợp tác xã là thể chế không thể thiếu, góp phần vào sự phát triển đất nước hài hoà về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá; là tất yếu đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể, đặc biệt ở các vùng nông thôn (Mỹ, Canada, Đức, Nhật Bản, Hàn quốc,...).

Hợp tác xã tại các nước này có xu hướng sát nhập, hợp nhất thành các hợp tác xã có quy mô lớn, hoặc thành lập các liên đoàn kinh tế chuyên ngành của hợp tác xã hoạt động theo chiều dọc, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển đất nước. Chính phủ các nước cũng có các chương trình, chính sách hỗ trợ riêng đối với các tổ chức kinh tế hợp tác, thông qua đó hỗ trợ nông dân, hộ sản xuất cá thể nâng cao sức cạnh tranh và phát triển.

Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2006- 2010, giai đoạn 2015- 2020 (Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005, Quyết định số 2261/QĐ-TTg 25/12/2014). Tuy nhiên việc triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nói trên còn nhiều hạn chế, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong thời gian tới rất cần sự vào cuộc của toàn xã hội và sự tập trung nguồn lực hơn nữa của Chính phủ.

Ngày 22/5/2018, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025 (Chỉ thị số 12/CT-TTg). Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành đánh giá thi hành Quyết định số 2261/QĐ-TTg để làm căn cứ xây dựng Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2020.

Trên cơ sở đó, Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021 -2025 được xây dựng trên cơ sở khắc phục các hạn chế, nhược điểm của Chương trình cũ, tập trung vào hỗ trợ các nội dung, hạng mục cấp thiết đối với phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn mới nhằm tránh dàn trải, nâng cao hiệu quả hỗ trợ; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể nói riêng và kinh tế- xã hội của cả nước nói chung.

Đồng thời, hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ thành viên thông qua việc nâng cao nhận thức của đông đảo nhân dân về kinh tế tập thể, hợp tác xã; 

Tăng cường năng lực của các tổ chức kinh tế tập thể để phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần cải thiện công bằng xã hội và ổn định kinh tế, chính trị, xã hội; góp phần định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta.

kinh-te-tt-1

Dự kiến 38.800 tỷ đồng hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Tapchitaichinh.vn

Theo Bộ KH&ĐT, đối tượng hỗ trợ gồm các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (gọi chung là hợp tác xã nông nghiệp).

Điều kiện hỗ trợ là liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã có số lượng thành viên lớn, địa bàn hoạt động rộng, chiếm ít nhất 50% tổng số hộ hoạt động kinh tế nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa chung trên địa bàn. Ưu tiên những tổ chức kinh tế tập thể có tỷ lệ thành viên tham gia cao hơn; ở vùng khó khăn, miền núi, hải đảo.

Nội dung hỗ trợ gồm: Hỗ trợ kinh phí cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng kết cấu hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng thành viên, bao gồm: Nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế - chế biến; hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp…

Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% ở vùng đặc biệt khó khăn; 80% đối với các vùng khác; phần kinh phí còn lại được huy động từ những nguồn đóng góp hợp pháp khác. Mức hỗ trợ tối đa 30 tỷ/dự án quy mô cấp tỉnh, liên tỉnh, tối đa 5 tỷ/dự án quy mô cấp xã, huyện.

Tổng kinh phí thực hiện 38.800 tỷ đồng

Theo tính toán của Bộ KH&ĐT, tổng kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 là 38.800 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương 21.500 tỷ, bao gồm: Vốn đầu tư phát triển 15.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 6.500 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 15.300 tỷ, bao gồm: Vốn đầu tư phát triển 10.200 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 5.100 tỷ đồng; Vốn ODA và các nguồn hợp pháp khác: 2.000 tỷ đồng.

Về phương thức huy động kinh phí thực hiện Chương trình, Bộ KH&ĐT cho biết, ngân sách nhà nước: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương bố một khoản kinh phí trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021- 2025 để thực hiện.

Huy động nguồn vốn nội lực từ các tổ chức hợp tác xã thực hiện Chương trình: Các HTX, LHHTX phải đóng góp một phần kinh phí để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, để phát huy nội lực, khơi dậy các tiềm năng, khuyến khích và thu hút sự tham gia của các hợp tác xã, đồng thời thể hiện trách nhiệm của các tổ chức hợp tác xã trong phát triển tổ chức mình.

Vận động, huy động vốn từ các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế; đưa việc vận động các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế tham gia thực hiện Chương trình vào chương trình vận động, đàm phán tài trợ của Chính phủ.

Hiện Bộ KH&ĐT đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin của Bộ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ