1cc6abb5358af9d4a09b

ed481420a41f6841310e

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng thị trường bất động sản lâm vào cảnh khan hiếm nguồn cung suốt gần 4 năm qua, lý do của việc kham hiếm nguồn cung này là doanh nghiệp bị “đá ghè chân”.

Nhiều dự án đã không thể triển khai thêm trong suốt nửa năm nay do vướng mắc ở Nghị định 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của luật Nhà ở sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của luật Nhà ở.

Cụ thể ông Châu cho rằng Theo đó, tại khoản 1, Điều 75 Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020 có quy định:

* Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 40/2019/QH14 như sau:

* c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 như sau: 1. Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở”.

Cụ thể hóa nội dung này, ngày 26/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Trong đó, quy định cụ thể các trường hợp được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, dự án khu đô thị có nhà ở khi: Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp.

Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở; Nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại”.

Với quy định này, các dự án nhà ở thương mại gần như tắc 100% vì chỉ có những dự án có dính đến đất ở thì nhà đầu tư mới được công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, còn lại các loại đất khác nhưng không “dính” một chút đất ở nào như trường hợp chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp không có đất ở thì không được lựa chọn chủ đầu tư.

Hiện nay, với việc quỹ đất ở các khu vực trung tâm cạn kiệt, nhiều chủ đầu tư bất động sản đã chi số tiền lớn để phát triển quỹ đất ở các khu vực mới.

Tuy nhiên, với quy định mới này, mặc dù các lô đất này đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố qua các thời kỳ có mục đích đất ở nhưng không thể triển khai được dự án do… không dính một vài mét vuông đất ở hiện hữu.

27fe40dda0e26cbc35f3

Cũng theo ông Châu thì doanh nghiệp và thị trường đang trông đợi động thái nhanh chóng từ Bộ Tư pháp để tháo gỡ vướng mắc cho hàng trăm dự án, doanh nghiệp... khơi thông nguồn lực khi nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh nặng gánh mà gẫy lưng phải tê liệt hoạt động.

37a3aacb1af4d6aa8fe5

Ông Hà Văn Thiện, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Trần Anh Group cho rằng năm 2021 đã có nhiều tháo gỡ cho doanh nghiệp bất động sản như giảm thuế, sửa đổi Luật Đầu tư để doanh nghiệp bất động sản phát triển… thế nhưng việc hỗ trợ này vẫn chưa thực sự tạo đà cho doanh nghiệp bất động sản.

“Tất cả vẫn chỉ là cởi mà chưa mở cho doanh nghiệp giải tỏa gánh nặng. Các doanh nghiệp vẫn chật vật trong việc xin pháp lý dự án cũng như tìm nguồn vốn để đầu tư hoạt động”, ông Thiện nói.

Cũng theo ông Thiện, hiện nay doanh nghiệp bất động sản đang bị ảnh hưởng lớn do tình hình dịch bệnh năm 2020 và 2021, nên để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, ông Thiện mong muốn Chính phủ có chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập cá nhân...

Thêm nữa, ông Thiện đề nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp môi giới bất động sản vay vốn với lãi suất 0% để chi trả các khoản cố định đầu vào hoạt động kinh doanh để sớm có doanh thu trở lại. Hỗ trợ nhân viên môi giới bất động sản vay vốn với mức ưu đãi để ổn định cuộc sống đầu tư kinh doanh chứ không nên siết tín dụng vay mua bất động sản trong thời điểm này.

Còn ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Thăng Long cho rằng thị trường năm 2022 đang đứng trước nhiều thách thức.

b8d8521b50259c7bc534

792ac1e9c3d70f8956c6

efaaf36bf1553d0b6444

Các thách thức này đến từ việc chưa giải quyết gánh nặng ra hàng dự án mới cho doanh nghiệp, cộng thêm việc ngân hàng sẽ siết tín dụng bất động sản, các chính sách liên quan đến thị trường địa ốc, đặc biệt là thuế, sẽ thắt chặt hơn trong năm 2022 sẽ dẫn tới cảnh khan hiến nguồn cung, giá nhà tiếp tục tăng mạnh. Điều này khiến sốt đất và bong bóng bất động sản có ranh giới mong manh, thị trường có thể xuất hiện bong bóng giá vào quý III năm nay.

Để giải quyết áp lực này, ông Dũng cho rằng Chính phủ cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và bơm các gói kích thích kinh tế quy mô lớn vào thị trường có thể giúp ngành địa ốc hưởng lợi kép.

Lợi ích thứ nhất là dòng tiền giải ngân đầu tư công có thể hỗ trợ thị trường bất động sản thông qua các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, giúp tài sản gia tăng giá trị. Lợi ích thứ hai là các gói kích thích kinh tế hồi phục góp phần tăng tiêu dùng, cải thiện sức mua, thúc đẩy nhu cầu sở hữu nhà đất để ở lẫn đầu tư.

Ngoài ra việc Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung nhiều luật liên quan đến bất động sản, theo ông Dũng, có thể giúp thị trường địa ốc tháo gỡ tồn tại nhiều năm qua, kích thích khơi thông ngồn cung và tạo cơ hội giải phóng hàng tồn kho.

Còn bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Đại Phú Land cho rằng TP.HCM cần xem phục hồi thị trường bất động sản là bước đột phá để dẫn dắt, kích thích sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và TP.HCM nói riêng.

“Để làm được việc này, đối với TP.HCM, bất động sản là 1 trong 9 nhóm ngành dịch vụ chủ lực để phát triển. Giờ hỗ trợ doanh nghiệp khởi động trở lại, cần nhóm chính sách: tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ tất cả nút thắt, thông qua đại dịch lần này thì thấy thắt chỗ nào phải gỡ chỗ đó để doanh nghiệp bung hết sức hồi phục. Hiện TP.HCM có tới hơn 170 dự án tồn đọng, cần tháo gỡ nhanh để những dự án này được khởi động”, bà Hương nói.

d1db1f22341cf842a10d

Tuy nhiên, bà Hương khó khăn là mỗi dự án lại có một vướng mắc khác nhau nên không để gom chung tất cả vào để xử lý mà phải có hướng xử lý khác nhau cho từng dự án.

Dù vậy, nhất quyết phải gỡ bởi đây là bước khởi động đầu tiên để cho thị trường bất động sản kích hoạt. Ngoài ra, TP.HCM cần xem đầu tư công như kích thích để tăng tổng cầu. Với kinh nghiệm nhiều năm cho thấy cứ 1 đồng đầu tư công sẽ kích thích đầu tư xã hội từ 8 - 10 đồng. Nếu giải ngân đầu tư công 50.000 - 60.000 tỷ đồng sẽ kích thích thị trường 500.000 - 600.000 tỷ đồng.

“Thị trường bất động sản đã qua khó khăn nhất, nếu cơ quan chức năng có những chính sách tốt sẽ tạo đà hưng phấn cho thị trường trong thời gian tới. Một trong những vấn đề cần tháo gỡ ngay là thủ tục đầu tư và gói kích cầu cho người mua nhà”, bà Hương nói.

GIA HUY