Xử lý nợ xấu không nên phân biệt trước hay sau 31/12/2016

Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh dự thảo Nghị quyết Quốc hội về xử lý nợ xấu khi văn bản quan trọng này được đưa ra bàn thảo tại phiên thảo luận tổ của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa IV.
ĐÌNH VŨ
26, Tháng 05, 2017 | 20:43

Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh dự thảo Nghị quyết Quốc hội về xử lý nợ xấu khi văn bản quan trọng này được đưa ra bàn thảo tại phiên thảo luận tổ của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa IV.

tr95_TBOM

Xử lý nợ xấu không nên phân biệt trước hay sau 31/12/2016 

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu trình Quốc hội mới đây, cựu Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng không nên chỉ dừng lại ở xử lý nợ xấu phát sinh trước ngày 31/12/2016. Như vậy chẳng khác nào ưu ái cho các khoản nợ cũ.

Ông Nguyễn Văn Bình nói: “Bộ Chính trị tôn trọng ý kiến Quốc hội nên thống nhất về chủ trương ban hành, còn với những nội dung còn có ý kiến khác nhau thì để Quốc hội thảo luận, chứ không định hướng cụ thể”. 

Khoảng 10 năm vừa qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như luật pháp có bước tiến quan trọng, các quy định xử lý nợ xấu đã liên tục hoàn thiện qua các thời kỳ, các nghị định, thông tư khá đổi mới và bám sát thực tiễn trong nước cũng như phù hợp tiến trình hội nhập của đất nước. Nhưng mặt bằng pháp lý vẫn chưa thật sự đồng bộ, phù hợp, nên xử lý nợ xấu hết sức khó khăn.

Vì vậy, ông Bình nhấn mạnh: “Ngân sách hết sức khó khăn, để tăng trưởng 6,7% thì cần có nguồn lực, phải trông cậy vào ngân hàng, nên phải khai thông nợ xấu càng sớm càng tốt, ban hành Nghị quyết là hết sức đúng đắn”.

Khi biết dự thảo Nghị quyết chỉ được áp dụng với các khoản nợ xấu phát sinh đến ngày 31/12/2016, ông Bình đã tỏ ra rất ngạc nhiên. Theo ông: “Nợ xấu nào chả là nợ xấu. Hôm qua, hôm nay hay ngày mai có phát sinh thì vẫn là nợ xấu, phải chăng nợ xấu hôm trước có gì đặc biệt, quy định như thế phải chăng có gì ưu ái với các khoản nợ xấu cũ?”.

Theo cựu Thống đốc thì quy định này trong kinh tế thị trường hết sức không nên, nợ xấu là phải xử lý liên tục. Vì vậy, “không nên quy định đến ngày nào cả, mà nên quy định xử lý nợ xấu theo Nghị quyết đến khi nào mặt bằng pháp luật đồng bộ thì chuyển sang làm theo luật”.

Nhiều quy định trong dự thảo chưa được rõ ràng

Cùng tham gia buổi thảo luận về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu, đại biểu Quốc hội Mai Hồng Hải, đoàn Hải Phòng, đồng tình với ý kiến không dùng ngân sách xử lý nợ xấu và phải quy trách nhiệm cá nhân/tổ chức gây ra nợ xấu. Tuy nhiên, hai nguyên tắc này trong dự thảo Nghị quyết chưa được thể hiện rõ.

Nói về tầm quan trọng của Nghị quyết tại thời điểm này, ông Hải bày tỏ ý kiến: "Nghị quyết ra đời ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, thậm chí là quá chậm so với nhu cầu thực tiễn".

Theo ông Hải, có hai điểm vướng mắc lớn nhất trong xử lý nợ xấu là quyền thu giữ tài sản đảm bảo và mua bán nợ dưới giá sổ sách. Vị đại biểu này cho rằng, trước Hiến pháp 2013 đã có quy định về tài sản đảm bảo trong hoạt động của TCTD. Nhưng khi giải quyết, thu giữ tài sản này lại rất phức tạp, đặc biệt là với tổ chức tín dụng. Ông Hải đề nghị Ban soạn thảo có văn bản hướng dẫn dưới Nghị định để thực hiện việc này cho rõ ràng.

Về bán nợ dưới giá sổ sách là tạo quyết tâm cho tổ chức tín dụng thực hiện điều này. Nhưng liên quan đến việc hướng dẫn Nghị quyết về xử lý nợ xấu của Quốc hội, có hiệu lực trong 5 năm, thì tới đây văn bản này thuộc thẩm quyền  ban hành của Chính phủ hay NHNN?

Ông Hải cũng băn khoăn về điều 15 liên quan đến thuế và phí. Ông đồng tình với Ủy ban Kinh tế rằng không miễn phí, thuế liên quan nợ xấu, vì như thế vô hình chung đưa nguyên tắc không sử dụng tiền ngân sách xử lý nợ xấu mà lại miễn phí thuế thì mâu thuẫn nhau, vì phí và thuế đều là ngân sách.

Ngoài ra, đại biểu Hải đề nghị cơ quan soạn thảo và thẩm tra có thêm thông tin về số nợ xấu được phân loại theo nguyên nhân, hoàn cảnh để có cơ chế xử lý thuận lợi hơn./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ