Hanoimilk có thể 'xuống sàn để tìm kiếm cơ hội'?

Nhàđầutư
Sáng 24/6/2017, Công ty CP Sữa Hà Nội (mã HNM) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017.
BẢO LINH
24, Tháng 06, 2017 | 12:15

Nhàđầutư
Sáng 24/6/2017, Công ty CP Sữa Hà Nội (mã HNM) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017.

11111111

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 của HNM 

Kết quả hoạt động kinh doanh 2016

Doanh thu bán hàng đạt 232,7 tỷ đồng, giảm hơn 17,5% so với cùng kỳ và hoàn thành 71% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế là hơn 2,2 tỷ đồng, giảm hơn 10,3% so với năm 2015 và chỉ hoàn thành 56,6% kế hoạch năm.

So với Công ty CP Sữa Việt Nam (mã VNM) - một doanh nghiệp lớn về ngành sữa, con số của HNM còn kém xa, riêng chi phí khuyến mãi, trưng bày sản phẩm và hỗ trợ bán hàng của VNM hơn 6.947,2 tỷ đồng và 2.074,5 tỷ đồng cho chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tương đương với việc VNM chi 25 tỷ đồng mỗi ngày. 

Công ty cho rằng với mức đầu tư quảng bá thương hiệu và quy mô sản xuất hiện tai, doanh thu bán hàng dưới 300 tỷ được coi là chưa đủ lớn để tạo ra lợi thế quy mô giúp giảm tỷ lệ về chi phí bán hàng/doanh thu và Chi phí sản xuất/doanh thu, từ đó giúp gia tăng lợi nhuận.

Nói về các khó khăn khiến lợi nhuận sụt giảm, ông Hà Quang Tuấn - Chủ tịch HĐQT HNM, cho biết ngoài khủng hoảng truyền thông 2008 khiến HNM giảm sút và chưa lấy lại được vị thế của mình, cách cạnh tranh sữa hiện nay khác so với ngày xưa và lợi thế nghiêng về các công ty sữa có quy mô lớn, có quảng cáo, chi phí rầm rộ và chấp nhận thua lỗ ngắn hạn để giành giật thị phần cũng là yếu tố gây khó khăn cho Công ty. 

Trong năm 2016, chi phí marketing của chủ thương hiệu sữa Izzi chỉ là hơn 52 tỷ đồng, khá thấp so với năm 2015 khi công ty đã chi hơn 72,4 tỷ đồng. So với kế hoạch thực hiện năm 2016, số tiền này cũng chỉ đạt 57,9%.

Các dự án đầu tư trong năm 2016

Dự án đổi mới công nghệ, tăng công suất nhà máy chế biến sữa HUT. Tổng kinh phí phê duyệt trong ĐHĐCĐ thường niên 2016 à 313 tỷ đồng. Mục đích đầu tư nhằm tăng công suất sản xuất Sữa tiệt trùng HUT lên 300 tấn/ngày. Hiện tại, HNM đã thực hiện đầu tư giai đoạn đầu với tổng chi phí đã chi là 52,46 tỷ đồng và hai dây chuyền máy rót Hộp Brik với sông suất là 30 tấn/ngày.

Dự án đổi mới công nghệ, tăng công suất nhà máy chế biến Sữa chua ăn. Tổng kinh phí được phê duyệt theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2016 là 349 tỷ đồng. Mục đích đầu tư nhằm tăng công suất sản xuất Sữa chua ăn lên mức 320 tấn/ngày để phục vụ bán hàng và xuất khẩu. Hiện tại, HNM đã thực hiện giai đoạn 1 với chi phí 49,25 tỷ đồng.

Dự án đầu tư trồng cỏ chăn nuôi bò sữa tự nhiên tại Mê Linh. Tổng mức đầu tư dự kiến 360,2 tỷ đồng. Công ty dự kiến hoàn thành giải phóng mặt bằng trong năm 2017 và bắt đầu triển khai xây dựng trong năm 2018.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2017, tiếp tục tập trung vào dòng sữa chua

Công ty đánh giá tăng trưởng bình quân của ngành sữa đã chậm lại, nhưng vẫn có một dòng sản phẩm như Sữa chua uống, Sữa chua ăn và một số loại thức uống dinh dưỡng đang tăng trưởng ở mức 15-20%.

Do đó, trong năm 2017, HNM sẽ đẩy mạnh đầu tư ngân sách Marketing và phát triển các dòng sản phẩm này.

Trong năm 2017, công ty đặt mục tiêu doanh thu bán hàng 328 tỷ đồng, tăng gần 41% so vơi thực hiện năm 2016. Tổng lợi nhuận trước thuế chỉ tiêu là 3,6 tỷ đồng, tăng gần 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí bán hàng và Marketing kế hoạch là gần 89 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2016. 

19433855_857638274385687_685226170_n

 Kế hoạch kinh doanh 2017 của HNM

Ông Tuấn cho rằng, với việc người Trung Quốc đang không tin tưởng sản phẩm nội địa (do bê bối sự kiện sữa Melamine), đây là cơ hội cho Hanoimilk tăng cường hợp tác, gia công và xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Trung Quốc. Ông cũng lạc quan cho biết, thị trường Myanmar đã đánh giá lạc quan về sản phẩm sữa chua của HNM.

Công ty sẽ không chia cổ tức 2016

Do vẫn chưa hoàn thành việc kiểm toán Báo cáo Tài Chính năm 2016 theo quy định của nhà nước và pháp luật về kiểm toán đối với Công ty niêm yết, nên phần lợi nhuận sau thuế 2016 hơn 1,4 tỷ đồng sẽ được hạch toán vào sổ sách theo các quy định về tài chính kế toán và sẽ được gộp vào lợi nhuận năm 2017 để chia cổ tức cho cổ đông.

Nói về việc đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có báo cáo tài chính kiểm toán, ông Tuấn cho biết, vấn đề này do phía bên Công ty kiểm toán TDK. Theo đó, Công ty này đã hoàn thành việc kiểm toán, nhưng đến khi phát hành báo cáo tài chính kiểm toán, TDK bất ngờ thông báo không được kiểm toán các công ty niêm yết do không có giấy phép.

Để thực hiện đúng theo quy định pháp luật, HNM đã chọn công ty được Ủy ban Chứng khoán chỉ định.  

Thảo luận, một số cổ đông cho rằng Chủ tịch HĐQT chưa trả lời rõ ràng, một số rất ủng hộ Chủ tịch và cũng băn khoăn việc “Muốn mua Izzi nhưng tìm mãi chẳng thấy”. 

Ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT đề nghị muốn xem số cổ phiếu một cổ đông đặt câu hỏi để “xem có cùng suy nghĩ hay không?”. Điều này vấp phải sự phản đối của các cổ đông khác. Ở các câu trả lời của mình, ông Tuấn thường nhấn mạnh đến việc ông và các nhân viên đang cố gắng hết sức để tiến đến “cơ hội nghìn tỷ trong tương lai”.

1. Báo cáo HĐQT về KHKD 2017, trong năm 2017 sản lượng sản xuất dự kiến là 11 triệu lít, tăng 1,2 triệu lít so với năm 2016, nhưng kế hoạch doanh thu năm 2017 lại dự kiến tăng 41%. Một cổ đông thắc mắc về mức chênh lệch này liệu có giúp Công ty hoàn thành được kế hoạch?

Ông Tuấn cho biết, cần thấy doanh thu và sản lượng tăng 28% trong đó chi phí tăng lên có 20%, chênh lệch 8%. Chênh lệch 8% đó có khả tăng tạo lợi nhuận cao cho Công ty. 

2. Lợi nhuận sau thuế 2016 chưa kiểm toán, đề nghị sớm đưa ra lợi nhuận chính thức. Cùng với đó, cổ đông này cho rằng, Công ty nên dùng số lợi nhuận trước thuế chưa phân phối này để chia cổ tức?

Tháng 1, TDK thông báo HNM chờ báo cáo kiểm toán. Nhưng đến tháng 4, khi Ủy ban Chứng khoán chính thức đưa ra thông báo, HNM mới nhận được thông báo từ TDK. HNM cũng nghĩ đến việc nhờ “Big Four” (4 công ty kiểm toán lớn nhất), nhưng việc này phải nhờ cổ đông và khách quan mà nói các công ty này cũng đều rất bận.

Về báo cáo kiểm toán, ông khẳng định nếu làm chặt chẽ hơn, công ty có thể có lỗ. Các công ty kiểm toán độc lập có quan điểm và góc nhìn riêng của mình. Trấn an các cổ đông, ông Tuấn cho biết HNM đã gần như trả hết nợ ngân hàng.

Với chuyện trả cổ tức, ông Tuấn cho biết sẽ cộng các lợi nhuận từ các năm trước chưa chia để chia cho cổ đông. Công ty sẽ xem xét việc đó vào năm sau. Đồng thời cho biết, đang đợi con số lớn hơn và sẽ tính đến chuyện chia cổ tức để tăng vốn điều lệ.

3. Chủ tịch HĐQT kiêm luôn Tổng giám đốc có khác gì "vừa đá bóng vừa thổi còi", HĐQT cần đưa ra chiến lược và thuê TGĐ thuê bên ngoài?

Trả lời cổ đông, ông Hà Quang Tuấn cho rằng vấn đề này nằm ở việc Hanoimilk đang gặp khó khăn về nhân sự và tài chính. Trước đó vào tháng 7/2009, ông Tuấn đã chọn bà Nguyễn Thanh Hồng vào vị trí Tổng Giám đốc và có cả quyền điều hành quản trị (thời gian ông đi chữa bệnh), kết quả công ty đã lỗ năm đó gần 22 tỷ đồng.

Sau đó, ông đã quay trở lại làm Tổng Giám đốc và cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT. Kết quả từ lúc đó đến này công ty có lãi, nhưng ko nhiều.

Nhiều ý kiến chuyên gia đề nghị Công ty xuống sàn, nhưng ông Tuấn không coi đó là lựa chọn tốt, bởi đó sẽ là một điều rất khủng khiếp với các cổ đông. Nhưng, ông cũng lưu ý đây sẽ là một khả năng

Ông khẳng định mình làm cho chính mình và cổ đông bởi bản thân ông đang nắm lượng cổ phiếu lớn (4,4 triệu cổ phiếu), tương đương tỷ lệ 21,9%. Tại Đại hội, ông nói thực tế nếu tính các vị đại diện, số cổ phần ông nắm giữ lên đến 62%. Ông cũng khẳng với tình thế hiện tại, việc thuê giám đốc với mức lương đến hàng trăm triệu thì HNM chưa đủ tiềm lực. Ông cũng tính đến việc thuê Tổng Giám đốc theo công thức “lỗ chịu giảm lương - lãi hưởng lương", nhưng "người ta không chịu”.

Về vấn đề marketing, ông Tuấn cho rằng, HNM đang trong giai đoạn khó khăn, nguồn tiền ít nên không thể chạy đua với TH True Milk hay Vinamilk. 

"Tất cả các siêu thị đều có hàng HNM, nhưng đều ở vị trí “khó tìm”. Hệ thống siêu thị bán lẻ Việt Nam đang bị gặm nhấm và gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, HNM nói riêng", ông Tuấn nói.

Kết thúc Đại Hội, các cổ đông thông qua tất cả các nội dung trong tờ trình.

TỪ KHÓA: HanoimilkHNM
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ