3nam_3nam

 

Với mục tiêu chiếm vị trí số 1 thị trường thương mại điện tử B2B tại Việt Nam, và mục tiêu tăng trưởng trung bình 40% mỗi tháng, ước tính GMV (tổng giá trị hàng hoá) dự phóng đạt hơn 20 triệu USD cùng tầm nhìn đến 2025 từng bước tiếp cận và phục vụ cho hàng triệu khách hàng doanh nghiệp Đông Nam Á và xa hơn là Châu Á với GMV kỳ vọng có thể lên đến 1,4 tỷ USD/ năm, CEO Hồ Phi Ân đang "chạy nước rút" để đưa con tàu của mình hoàn thành chỉ tiêu. 

c0456cef0e51c10f9840

 

Từng là thủ lĩnh một tập đoàn công nghệ nước ngoài, vì sao ông quyết định muốn thử sức ở một sân chơi mới, mà lúc đấy là đầy rủi ro?

CEO Hồ Phi Ân: 6 năm trước, khi vừa tốt nghiệp MBA của đại học Leipzig Đức với chuyên ngành quản trị và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tôi đã bước chân vào ngành công nghiệp Việt Nam với vai trò là Giám đốc Khu vực Việt Nam và Philippines của 1 tập đoàn công nghệ kho tự động đến từ Ý.

Tôi bước chân vào ngành công nghiệp với một ý niệm rất phổ biến thời gian đó và hầu hết được trích dẫn rất nhiều tờ báo lớn “Việt Nam không làm nổi con ốc”. Không chỉ ở Việt Nam, khi làm việc với nhiều đồng nghiệp ở các nước khác, nhiều câu hỏi đặt ra là “Nền công nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé, lạc hậu và thâm dụng lao động cao, làm sao để có thể phát triển thị trường của một trong những công nghệ kho đắt đỏ hàng đầu thế giới”.

9bc90a50a7e868b631f9

 

Và sau ngần ấy năm miệt mài trong ngành này, tôi nhận thấy sự bùng nổ của ngành công nghiệp tại Việt Nam những năm gần đây và đó là một trong những lý do thúc đẩy tôi khởi nghiệp với nền tảng thương mại điện tử công nghiệp B2B phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với sứ mệnh số hóa chuỗi cung ứng công nghiệp Việt Nam.

Quyết định đó của ông có phải quá nguy hiểm và bước ra vùng an toàn không?

CEO Hồ Phi Ân: (Cười) Tư duy của tôi là làm cái gì cũng phải khác biệt, một trong những nguyên tắc của tôi là mình phải làm chủ cuộc chơi, mình nhìn thấy nơi nào có cơ hội để có dấu ấn của mình, của doanh nghiệp mình thì phải phát huy tối đa, chấp nhận mọi rủi ro của cuộc chơi.

d57e9f9d6d25a27bfb34

 

Ở thời điểm hiện tại, cơ bản mọi thứ không nằm ngoài dự kiến của tôi và những sự kiện lớn như việc thay đổi bao gồm tên gọi, bộ nhận diện mới, logo, slogan nằm trong chiến lược chuẩn bị cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường của sàn thương mại Halana tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được xem là tiền đề tốt cho nền tảng thương mại điện tử B2B của chúng tôi có sự phát triển trong những năm tiếp theo.  

Hai năm Covid-19 vừa qua đã thúc đẩy các nền tảng thương mại điện tử phát triển rất nhanh, ông có thể chia sẻ về kết quả đạt được của EI Industry?

CEO Hồ Phi Ân: COVID-19 ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, có thể với ngành công nghệ sẽ thúc đẩy ngành tăng trưởng nhanh hơn. Tổng thể chúng tôi vẫn tăng trưởng trong 3 năm qua và sau một thời gian chuyển đổi sang mô hình sàn thương mại điện tử B2B, và được sự hỗ trợ tư vấn chiến lược từ các quỹ đầu tư quốc tế CoCoon Capital, Beenext, EI Industrial đã xây dựng chiến lược kinh doanh mới với bước đi đầu tiên là tái định vị thương hiệu, công bố nhận diện thương hiệu mới. Theo đó, Halana được lựa chọn là tên gọi mới của sàn thương mại điện tử B2B EI Industrial. 

Thực tế qua hoạt động, từ 2019 tới nay chúng tôi đã phát triển nhanh chóng về quy mô nhân sự, mức độ đa dạng ngành hàng và mở rộng đối tượng khách hàng. Trong đó, phần lớn các khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu thế giới như Esquel Group, Heineken, Toshiba, Olam, Aqua, Oishi, Wahl, Central Group... 

Sau vòng đầu tư hạt giống và nhận được 670.000 USD từ Cocoon Capital và BEENEXT vào cuối năm 2021, Halana đã có những cải tổ và bứt phá nhanh chóng. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, Halana đã tăng gấp đôi số lượng khách hàng, đưa con số lên hơn 1.000 doanh nghiệp, phủ sóng 43 Khu công nghiệp trên cả nước.

Với mô hình đánh đúng nhu cầu của thị trường, chúng tôi cũng đã hợp tác với hơn 700 doanh nghiệp là các nhà cung cấp quy mô toàn cầu như Schneider Electric, Bosch, Honeywell, 3M,… cung ứng cho thị trường hơn 500.000 mặt hàng với 20 ngành hàng đa chủng loại từ máy móc công nghiệp, thiết bị và phụ tùng điện, các dụng cụ cầm tay, đèn Led, thiết bị và dụng cụ kho xưởng, phụ kiện ngành gỗ , nội thất, xây dựng, máy móc & vật tư ngành may, văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng.

1ee5d84fbaf175af2ce0

 

Vậy mục tiêu của Halana thời gian tới như thế nào?

CEO Hồ Phi Ân: Chiến lược của Halana trong năm 2022, đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình 40% mỗi tháng và ước tính GMV (tổng giá trị hàng hoá) dự phóng đạt hơn 20 triệu USD và tầm nhìn đến 2025 Halana sẽ trở thành công ty dẫn đầu thị trường thương mại điện tử B2B Việt Nam và từng bước tiếp cận và phục vụ cho hàng triệu khách hàng doanh nghiệp Đông Nam Á và xa hơn là Châu Á với GMV kỳ vọng có thể lên đến 1,4 tỷ USD/ năm. 

Để làm được điều đó, năm 2022 chúng tôi phải xây dựng được đội ngũ gắn kết và được cấu thành bởi những con người xuất sắc, hệ thống vận hành trơn tru và văn hoá thách thức chính mình.

Điều gì khiến ông tự tin khi đặt ra mục tiêu đầy thách thức này?

CEO Hồ Phi Ân: Tôi nghĩ là một doanh nghiệp muốn làm gì phải có thị trường đủ rộng. Nếu chúng ta có con người, có nguồn lực mà thị trường không có nhu cầu thì chúng ta cũng sẽ thất bại.

Thứ nhất, sự chuyển dịch công nghệ đang là xu thế. Đặc biệt, thương mại điện tử B2B được nhận định là thị trường có tiềm năng và quy mô lớn gấp đôi so với thương mại điện tử B2C (tiếp thị, bán hàng từ doanh nghiệp đến khách hàng). Theo nghiên cứu của Google, Temasek, Bain & Company, thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 tăng trưởng đến 53% so với năm 2020, lên 13 tỷ USD.

Trong báo cáo nghiên cứu của DHL Express, tựa đề "Hướng dẫn về thương mại điện tử B2B: Xu hướng kỹ thuật số đang soán ngôi các phương tiện truyền thống", thương mại điện tử B2B có thể tăng trưởng hơn 70% vào năm 2027, đạt 20,9 nghìn tỷ USD. Dựa vào đó, dự đoán đến năm 2025, 80% các giao dịch mua bán B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) có thể diễn ra trên các kênh kỹ thuật số.

Thứ hai là tiềm lực tài chính của chúng tôi rất mạnh mẽ, đã làm gì thì rất tập trung và kiên nhẫn, tập trung phát triển nội lực, con người, phát triển sản phẩm song song với câu chuyện thị trường.                        

Cuối cùng, chúng tôi có mô hình kinh doanh rất khác biệt. Thế mạnh của tôi là người thiết kế mô hình kinh doanh, kết nối toàn bộ nguồn lực…

Ngoài ra, để thị trường thương mại điện tử B2B là ‘mỏ vàng’ không còn bỏ ngỏ, chúng tôi đã luôn linh động, bắt kịp xu hướng và vận động liên tục. Cùng với việc tái định vị thương hiệu, Halana cũng cho ra mắt website mới Halana.vn, tập trung vào việc tối ưu trải nghiệm của khách hàng với nhiều tính năng phục vụ chuyên biệt cho việc vận hành thu mua.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng và các ưu đãi dành cho đối tác với nhiều chính sách hấp dẫn để giúp doanh nghiệp có thể tự tin đồng hành và phát triển cùng Halana.

Trong thời gian tới, Halana cũng sẽ cho ra mắt một loạt các giải pháp công nghệ cùng giải pháp tài chính hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ không chỉ có thể công cụ mà còn có thêm không gian để tối ưu hoá vận hành và tăng trưởng.

Xin cảm ơn ông!

GIA HUY