Doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ nắm bắt thời cơ chưa bao giờ thuận lợi như lúc này để đẩy mạnh giao thương và hợp tác đầu tư với Australia nói chung và Bắc Úc nói riêng.

Title 1

 

Trao đổi với Nhadautu.vn, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, triển khai "Chiến lược giao thương và hợp tác đầu tư Việt Nam - Bắc Úc nói riêng & Australia nói chung", VAFIE đã phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Úc (NTVBC) tổ chức một hội thảo quan trọng vào ngày 27/7/2022, tại TP.HCM.

z5247633731211_f901f5fb95aa893cb797d4857b1aecb8

VAFIE phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Úc (NTVBC) tổ chức hội thảo "Hợp tác đầu tư Việt Nam - Bắc Úc nói riêng và Việt Nam - Australia nói chung" ngày 27/7/2022.

Tại hội thảo này, đại diện của Bộ KH&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng lãnh sự quán Australia, AusCham tại Việt Nam, Chính quyền Bắc Úc, Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Úc… cùng với gần 100 doanh nghiệp và nhà đầu tư trong chuỗi cung ứng các ngành xây dựng, du lịch, nông sản… quan tâm đến cơ hội hợp tác đầu tư với Băc Úc nói riêng và Australia nói chung.

Theo GS-TSKH. Nguyễn Mại, Bắc Úc là vùng đất đầy tiềm năng cần khai phá, doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ nắm bắt thời cơ chưa bao giờ thuận lợi như lúc này để đẩy mạnh giao thương và hợp tác đầu tư với Australia nói chung và Bắc Úc nói riêng. "VAFIE đã gửi báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất đưa "Chiến lược giao thương và hợp tác đầu tư Việt Nam - Bắc Úc" trở thành một bộ phận của "Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam - Australia" trong chỉ đạo triển khai hợp tác phát triển giữa hai quốc gia", GS Mại cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Phó Chủ tịch VAFIE, Chủ tịch Tập đoàn Vabis, người đi đầu trong tìm hiểu và xúc tiến hàng loạt các hoạt động giao thương, hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với Bắc Úc từ những năm 2013 cho biết, với diễn biến thế giới trong xu thế gần đây thì doanh nghiệp Việt Nam đang có lợi thế rất lớn để đầu tư vào Australia thông qua cửa ngõ Bắc Úc.

"Mới đây, Chính quyền Bắc Úc đã ban hành Chiến lược hợp tác quốc tế 2022-2026, trong đó Việt Nam được xếp vào top 6 quốc gia ưu tiên cao để hợp tác giao thương và đầu tư", ông Mỹ cho biết.

Theo ông Mỹ, nhằm phục vụ nhu cầu của các doanh  nghiệp và nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu đầu tư tại Bắc Úc nói riêng và Australia nói chung, VAFIE có kế hoạch định kỳ tổ chức các chuyến đi công tác tìm hiểu thị trường, đối tác kinh doanh, kết hợp du lịch đánh golf với lịch khởi hành vào cuối mỗi tháng.

Title 2

 

Theo GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), tại khu vực châu Á, Úc là một nền kinh tế tiên tiến và kết nối với toàn cầu, mở ra cho Việt Nam cơ hội tiếp cận với thể chế chính trị dân chủ, thượng tôn pháp luật và quản lý nhà nước đạt hiệu quả cao.

Đặc biệt, hệ thống tài chính hoạt động tinh vi và chặt chẽ, nền kinh tế ổn định, khối doanh nghiệp có tính cạnh tranh và hội nhập toàn cầu cao. Cùng với đó, Úc có xã hội đa văn hóa, nhiều cơ hội đầu tư, thị trường cởi mở, giàu có, trình độ công nghệ cao, có lực lượng lao động có tay nghề và trình độ cao, hệ thống đổi mới sáng tạo đẳng cấp thế giới và cơ chế quản lý minh bạch, hiệu quả.

Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đang tham gia vào hoạt động thương mại với Úc như: các nhà sản xuất đa quốc gia đặt tại Việt Nam, các tập đoàn thuộc sở hữu của Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và các doanh nhân.

Vì Việt Nam có mối quan hệ năng động và ngày càng phát triển với Úc nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chú ý tới Úc để đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu và thị trường xuất khẩu; tăng đầu tư; củng cố sức mạnh của chuỗi cung ứng; phát triển những lĩnh vực thương mại mới, mang lại lợi ích cho cả hai nền kinh tế.

"Việt Nam và Úc đã cùng công bố bản Chiến lược Tăng cường Hợp tác Kinh tế (EEES), đang được triển khai nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư hai chiều, trong bối cảnh hai quốc gia kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao", GS-TSKH. Nguyễn Mại nói.

GS. Mại cho rằng, Úc là quốc gia mang lại sự kết hợp độc đáo những cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu và đầu tư, có mong muốn xúc tiến thương mại, thích ứng với các điều kiện sở tại, với các bối cảnh văn hóa và tận dụng hiệu quả một hệ sinh thái có một không hai.

Chẳng hạn, về nông nghiệp, bao gồm gia tăng xuất khẩu hải sản, trái cây nhiệt đới, các sản phẩm hữu cơ, và mở rộng các chuỗi giá trị về nông phẩm vốn đang vận hành giữa Việt Nam và Úc; về hàng hóa sản xuất có đồ điện tử, may mặc và da giày, đồ gia dụng, thực phẩm đã qua chế biết và đồ uống; về khoáng sản và năng lượng, đầu tư khai khoáng và khoảng sản, bao gồm lĩnh vực năng lượng tái tạo (một ưu tiên chung giữa hai nước-PV); về dịch vụ, có các dịch vụ kỹ thuật số, phân phối, lữ hành và các dịch vụ du lịch.

Khả năng bổ sung của hai nền kinh tế không chỉ là cơ sở cho thương mại song phương, mà còn hỗ trợ những chuỗi giá trị xuyên biên giới vận hành trên toàn khu vực. Các doanh nghiệp chế tạo của Việt Nam tận dụng được nguồn nguyên liệu thô chất lượng cao và kim loại đã qua xử lý của Úc để làm nguyên liệu đầu vào cho các hàng hóa sản xuất được bán tại Việt Nam và xuất khẩu ra thế giới.

Các doanh nghiệp của Úc thông qua hoạt động kinh tế đã khai thác được các thành phẩm và nguyên liệu đầu vào từ Việt Nam, trong đó có máy móc và thiết bị, hàng dệt may và đồ nội thất, những mặt hàng này sau đó đã trở thành một phần của giá trị hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ tại Úc hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.

xuat nhap khau Viet Uc

 

Như vậy, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam không chỉ là nguồn đầu vào thiết yếu cho hoạt động kinh tế tại Úc, mà một phần giá trị của những hàng hóa này còn góp phần nâng cao tính cạnh của các thành phẩm từ Úc và ngược lại. Sự tham gia vào các chuỗi giá trị xuyên biên giới cho phép cả hai nền kinh tế cùng đạt được thịnh vượng từ thành công của nhau.

Hoạt động đầu tư từ Việt Nam vào Úc cho thấy tính tương hỗ cao giữa nền kinh tế Úc và khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Quá trình đầu tư này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của kinh tế Việt Nam và các ngành chế tạo xuất khẩu, mà còn tạo thuận lợi cho các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực và hoạt động kinh tế tại Úc.

Lãnh đạo Hiệp hội VAFIE cũng cho rằng, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (OFDI) từ Việt Nam vào Úc phản ánh khả năng bổ sung cho nhau giữa nền kinh tế Úc và khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Vì thị trường Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Úc, và đóng vai trò không nhỏ trong cung cấp hàng hóa nhập khẩu vào Úc, có thể nhận thấy sự gia tăng ngày càng rõ rệt của dòng đầu tư từ Việt Nam vào Úc. So với dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước khác vào Việt Nam, chiều đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài vẫn còn nhỏ hơn, nhưng đã có sự gia tăng đáng ghi nhận.

Những liên kết đổi mới sáng tạo đã mở rộng qua các gói viện trợ phát triển và các hoạt động được chính phủ tài trợ. Có thể kể đến những trường hợp hợp tác thành công giữa một số doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức nghiên cứu của Úc, nhưng tiềm năng để gia tăng hợp tác vẫn còn rất nhiều.

Title 3

 

Theo thông tin Nhadautu.vn có được, hiện nay đã có nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Australia.

Tập đoàn TH - nhà sản xuất sữa và sản phẩm từ sữa lớn thứ ba của Việt Nam, từ 2019 đã thành lập công ty con tại Úc là Công ty Nông nghiệp Sạch và Du lịch Quốc tế (CAIT), đồng thời đầu tư 130 triệu đô-la Úc mua 3 trang trại chăn nuôi gia súc ở miền Bắc nước Úc: trang trại Argyle và Auvergne ở Lãnh thổ phía Bắc, và trang trại Newry ở bang Tây Úc.

15-46

Trang trại bò sữa Úc. Ảnh: Johnny Greig

Thỏa thuận thu mua bao gồm hơn 732.900 ha đất và 58.000 gia súc. Từ đó, Tập đoàn TH đã đầu tư thêm 8,5 triệu đô-la Úc để nâng cấp bãi chăn thả, cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý. Khoản đầu tư này là dự án thứ hai nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam của TH, sau dự án đầu tư sản xuất sữa tại Liên bang Nga. Một doanh nghiệp mới đã ra đời và hoạt động thành công nhờ vốn đầu tư và kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi ở quy mô công nghiệp của Tập đoàn, kết hợp với chuyên môn của đội ngũ nhân viên Úc sở tại. Hiện tại, CAIT xuất khẩu 15.000 đầu gia súc hàng năm tới các thị trường tại Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia.

Những thế mạnh nông nghiệp, tài sản, giá trị đồng tiền đầu tư và sự ổn định của Úc đã thu hút được sự chú ý của Tập đoàn TH. Úc nằm ở khoảng cách địa lý tương đối gần với Việt Nam cũng là một lợi thế nữa.

Tập đoàn TH có kế hoạch tối ưu hóa sản xuất để chăm sóc tốt cho 90.000 con gia súc, và khai thác những tiềm năng về mùa vụ và du lịch. 75 Dự án đầu tư nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ, trong đó có Đại sứ quán Việt Nam, Cơ quan Phát triển Thương mại Quốc tế và Đầu tư Úc (Austrade) và các Chính quyền Bang. Cả bang Tây Úc và Lãnh thổ phía Bắc đều dành sự tư vấn và hỗ trợ cho dự án đầu tư của Tập đoàn TH, qua đó cho thấy vai trò quan trong của lĩnh vực nông nghiệp trong sản xuất, việc làm và xuất khẩu.

Tập đoàn Vingroup, năm 2016 đã đầu tư 22,5 triệu đô-la Úc mua một lô đất đắc địa ở khu vực nội đô trung tâm thành phố Sydney, với kế hoạch xây dựng một khách sạn và các cửa hàng bán đồ cao cấp.

Năm 2016, các công ty con thuộc Tập đoàn Vingroup - tập đoàn đa dạng và lớn nhất Việt Nam, đã tìm kiếm các cơ hội tại Úc. Trong khuôn khổ chương trình danh giá Học bổng Khoa học và Công nghệ Vingroup, Tập đoàn này đã tài trợ cho những sinh viên của Đại học VinUni để các em đạt được bằng cấp ở bậc sau đại học từ các đại học hàng đầu tại Úc, trong các lĩnh vực y tế y - sinh học, kỹ sư, các hệ thống không dây tiên tiến, robot nông nghiệp, và Internet Vạn vật.

Trong vai trò nhà tài trợ lâu năm và chủ nhà khai mạc Giải đua xe Công thức 1 (F1 Grand Prix) Việt Nam, Vingroup có nhiều mối quan hệ sự kiện chính với thành phố Melbourne, đơn vị tổ chức các Giải đua xe Công thức 1 (F1 Grand Prix) tại Úc từ năm 2016.

Từ năm 2015, VinFast, công ty con của Vingroup, với tham vọng chế tạo xe điện thông minh của Việt Nam để xuất khẩu ra thị trường thế giới, đã tuyển dụng các kỹ sư chế tạo ô tô và các nhà quản lý của Úc sau khi một hãng lắp ráp ô tô tại Úc đóng cửa dây chuyền hoạt động cuối cùng. Sau đó, Vinfast đã mua và nâng cấp Sàn Thử nghiệm Công nghệ Ô tô Holden Lang Lang, đồng thời khánh thành Viện Công nghệ Cơ khí Ô tô 2, trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Vinfast tại Úc.

11

 

Đại dịch COVID đã khiến Vinfast phải gián đoạn kế hoạch tận dụng nhân tài, chuyên môn và các trang thiết bị tại bang Victoria, rút các hoạt động về Việt Nam. Vinsmart, một công ty con khác của Vingroup, là nhà chế tạo điện thoại di động từ năm 2018.

Vinsmart đã đàm phán với các nhà cung ứng cho các hãng vận tải Úc, theo sau một thỏa thuận với hãng AT&T của Mỹ để đa dạng hóa nguồn cung ứng, trước khi tuyên bố dừng chế tạo điện thoại vào tháng 6 năm 2021. Có thể nói, Úc hiện vẫn là thị trường tiềm năng cho Vingroup trong những năm sắp tới.

Tập đoàn Sovico là tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, bất động sản, hàng không, công nghiệp... Sovico chính là tập đoàn mẹ của VietJet - hãng hàng không lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2019, Sovico đã mở Văn phòng đại diện tại thành phố Melbourne, ký kết thỏa thuận ghi nhớ MoU với Linfox43 để phát triển hoạt động tại Avalon, sân bay lớn thứ hai của bang Victoria, đánh dấu hoạt động đầu tư, thương mại tại Victoria trong giai đoạn dài hạn hơn. Hai đối tác này cho biết sẽ cộng tác phát triển các dịch vụ cho khách hàng, hàng hóa, trang thiết bị hàng không và dịch vụ nghỉ tại khách sạn ở Úc cũng như mở đường bay giữa Việt Nam, thành phố Melbourne và các địa điểm khác trong khu vực.

Hãng hàng không Vietjet cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến Úc qua việc xây dựng mối quan hệ với các hãng hàng không trên toàn nước Úc vì đây là một thị trường lớn, di chuyển lớn từ sinh viên, các công dân đang cứ trú ở nước ngoài, ngày càng nhiều công dân Việt Nam và Úc đi lại với mục đích kinh doanh tới cả Hà Nội và TP.HCM, sử dụng dịch vụ bay nội địa và ngày càng có nhiều tiềm năm cho giao thông nối chuyến giữa các địa điểm phổ biến trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, qua TP.HCM.

VietJet cũng hợp tác với Trường Đại học RMIT (một đơn vị đầu ngành trong đào tạo hàng không) để tổ chức các đợt tập huấn phi công tại thành phố Melbourne, và Trường Đại học RMIT Việt Nam dành nhiều hỗ trợ cho Học viện Hàng không VietJet tại TP.HCM.

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là tập đoàn chế tạo công nghiệp lớn tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực sắt thép, sản phẩm từ thép, nông nghiệp, bất động sản và đồ gia dụng. Trong vai trò một tập đoàn sản xuất đa ngành và đa lĩnh vực công nghiệp, HPG có nhu cầu cao về các nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất thép và nông phẩm.

Úc là một đối tác tự nhiên của HPG vì có trữ lượng khoáng sản thiên nhiên giàu có và vị trí địa lý thuận lợi. Trong vài năm qua, thương mại giữa HPG và các đối tác Úc đã tăng mạnh. HPG bắt đầu nhập khẩu than đá và quặng sắt từ Úc năm 2009, xuất khẩu lô thép xây dựng đầu tiên sang Úc năm 2015 và nhập khẩu đàn bò giống Úc từ năm 2016.

Năm 2020, HPG mở rộng sản xuất thép, do vậy tăng lượng nhập khẩu máy móc, thiết bị, và nguyên vật liệu sản xuất lên tới 2 tỉ USD Mỹ, trong đó khoảng 35% là nguồn nhập khẩu từ Úc. Riêng HPG đã chiếm 16% tổng giá trị xuất khẩu từ Úc sang Việt Nam trong năm 2020. HPG đã đi bước khởi đầu rất chắc chắn trên con đường tiếp cận thị trường cung ứng quặng sắt lớn nhất thế giới bằng cách mua mỏ quặng sắt Thung lũng Roper tại Úc vào tháng 6/2021.

Tập đoàn Hòa Phát đi tiên phong trong nhu cầu về quặng sắt và than đá Úc để mở rộng sản xuất thép, với thỏa thuận cung ứng đã được ký kết với các nhà cung ứng hàng đầu Úc. Tập đoàn đang tiếp tục đánh giá tiềm năng đầu tư vào quặng và than cốc tại Úc để chủ động khai thác ít nhất 10 triệu tấn quặng sắt hàng năm và dự kiến sản lượng thép của HPG sẽ đạt 14 triệu tấn/năm vào năm 2025.

Theo ban lãnh đạo HPG, động lực chính thúc đẩy các hoạt động đầu tư tại Úc là khả năng chủ động tìm kiếm các nguồn nguyên liệu cần cho sản xuất dài hạn với mức giá cạnh tranh, qua đó duy trì được sản xuất ổn định và liên tục, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh, và củng cố chuỗi giá trị của hệ sinh thái các sản phẩm của Tập đoàn.

Vietcombank là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam, từ năm 2019 đã tuyên bố ý định mở rộng hoạt động tại Úc, được các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp phép trong hai năm để mở chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Úc, tại thành phố Sydney (bang New South Wales) với số vốn điều lệ được báo cáo là 71 triệu đô-la Úc năm 2021.

Kế hoạch mở chi nhánh đầu tiên của Vietcombank tại Úc đã tạo tiền đề cho quyết định mở chi nhánh tiếp theo tại Mỹ. Vietcombank đã có kinh nghiệm mở văn phòng đại diện tại khu vực Đông Dương và Đông Nam Á.

Đầu tư ngày càng tăng từ phía các doanh nghiệp Việt Nam vào Úc, đặc biệt từ cộng đồng người Úc gốc Việt là tín hiệu cho Vietcombank thấy rằng có cơ sở khách hàng khả thi đang nổi lên tại Úc.

Quá trình tiếp xúc với các tiêu chuẩn ngân hàng nước ngoài và những tiến bộ trong khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế đã giúp Vietcombank trở thành một ngân hàng hàng đầu trong khu vực. Với bối cảnh tại Úc, ngân hàng Vietcombank mong muốn thiếp lập quan hệ đối tác tiềm năng với những nhà cung cấp các giải pháp về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), công nghệ điều phối (regtech), và công nghệ tài chính (fintech), để bảo đảm rằng quá trình thành lập, tuân thủ pháp luật và tôn trọng quy trình giám sát hoạt động tại Úc được diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Lĩnh vực ngân hàng của Úc, cùng với công nghệ điều phối (regtech), được ghi nhận ở quy mô toàn cầu là có những đặc điểm như ổn định, đáng tin cậy, hội nhập quốc tế, và có tính cạnh tranh.

Box

 

(Đón đọc bài 4: Thời điểm tốt để doanh nghiệp Việt tăng cường hiện diện)

PHONG CẦM - THIẾT KẾ: TRỌNG HIẾU