Trải qua hơn 20 năm nỗ lực và cống hiến không ngừng, Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu – thành viên tập đoàn BRG đã từng bước khôi phục lại dòng gốm cổ thất truyền hàng trăm năm, tạo ra những sản phẩm mang tinh hoa của đất nước ra thế giới.

Title1

Gốm Chu Đậu là dòng gốm cao cấp ở Việt Nam có niên đại khoảng thế kỷ XIII - XIV và phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV - XVI. Sang thế kỷ XVII, gốm Chu Đậu bị thất truyền do cuộc chiến giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh-Mạc diễn ra ác liệt ở châu Nam Sách (nay là huyện Nam Sách, Hải Dương), trong đó có thôn Chu Đậu bị tàn phá nặng nề. Tuy lụi tàn nhưng những tinh hoa của gốm Chu Đậu vẫn còn tồn tại đến nay và đang được nhân loại gìn giữ trong các bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng thế giới.

Bình hoa lam gốm Chu Đậu mô phỏng theo bình gốm cổ được bảo hiểm hàng triệu đô la tại Bảo tàng quốc gia Tokapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Bình hoa lam gốm Chu Đậu mô phỏng theo bình gốm cổ được bảo hiểm hàng triệu đô la tại Bảo tàng quốc gia Tokapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Năm 1980, ông Makato Anabuki, nguyên Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, trong một chuyến đi công cán sang Thổ Nhĩ Kỳ đã nhìn thấy chiếc bình gốm hoa lam, cao 54 cm, được trưng bày tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul. Trên bình ghi dòng chữ Hán: "Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút" (nghĩa là Thái Hòa năm thứ 8 - đời vua Lê Nhân Tông, tức năm 1450; châu Nam Sách; thợ gốm Bùi Thị Hý).

Ông Makato Anabuki đã viết thư nhờ Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương lúc bấy giờ là ông Ngô Duy Đông xác minh xuất xứ bình sứ quý giá đó. Những thông tin do ông cung cấp đã giúp cơ quan văn hóa Hải Dương đẩy mạnh công tác nghiên cứu sưu tầm những dấu tích làng gốm cổ Chu Đậu. Tháng 4/1986, Sở Văn hóa Thông tin Hải Dương đã tiến hành khai quật di chỉ Chu Đậu, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di vật gốm mỹ nghệ cao cấp.

Ngoài các hiện vật gốm cổ trong các cuộc khai quật, người ta còn tìm thấy nhiều sản phẩm gốm trên hai con tàu đắm ở biển Pandanan (Philippine) và ở biển Cù Lao Chàm, Quảng Nam, Việt Nam vào các năm 1993 và 1997, thu được hơn 340.000 đồ gốm Chu Đậu, trong đó có khoảng 240.000 hiện vật còn nguyên vẹn. Điều này cho thấy, thời bấy giờ gốm Chu Đậu đã được xuất khẩu rộng rãi ra thế giới.

Empty

Empty

Theo cuốn "Gốm sứ Việt Nam, một truyền thống riêng biệt" (Vietnamese Ceramics, a separate tradition) của NXB Art Media Resource ấn hành 1997, do John Stevenson và John Grey chủ biên, cho biết: Gốm Chu Đậu Việt Nam đã được 46 bảo tàng của 32 nước trên thế giới lưu giữ.

Sở dĩ, từ xa xưa gốm Chu Đậu đã lừng danh thế giới, được nhiều nước ưa chuộng bởi chất lượng gốm: "Mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông". Đặc biệt men gốm Chu Đậu làm từ tro vỏ trấu lúa nếp cái hoa vàng. Đây là dòng men tro trấu thiên nhiên đã được xác lập "kỷ lục độc bản" Việt Nam và được cả thế giới ngợi ca về độ bền cũng như giá trị nghệ thuật đỉnh cao.

Titled-2

Dòng gốm cổ tuổi đời 600 năm đang được gìn giữ và phát huy bởi Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu - một thành viên của Tập đoàn BRG. Với sứ mệnh phục hưng dòng gốm cổ Chu Đậu, năm 2001, công ty đã mời các nghệ nhân từ Hà Nội, Bình Dương, Biên Hòa (Đồng Nai), Hải Dương... nghiên cứu những nét đặc sắc của gốm Chu Đậu rồi truyền dạy cho công nhân là người địa phương.

2H6A0304

2H6A0317b

Empty

Tháng 5/2003, Công ty gốm Chu Đậu đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Tây Ban Nha. Từ đó đến nay, công ty đã có nhiều lô hàng xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Năm 2008, Gốm Chu Đậu rất vinh dự được cố Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Viêt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng 9 chữ Vàng: "Gốm Chu Đậu tinh hoa văn hóa Việt Nam".

Tháng 5/2003, Công ty gốm Chu Đậu đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Tây Ban Nha.

Tháng 5/2003, Công ty gốm Chu Đậu đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Tây Ban Nha.

Sau hơn 10 năm, Công ty đã phục dựng thành công cơ bản các sản phẩm gốm Chu Đậu tinh hoa xưa, trong đó có Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga khai quật tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam) cách đây hơn 20 năm, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012.

Năm 2017, sản phẩm gốm Chu Đậu đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam trao Bằng xác lập kỷ lục độc bản men tro trấu – dòng men thiên nhiên cổ truyền độc đáo của Việt Nam và Công ty CP Gốm Chu Đậu chính thức được lựa chọn là đơn vị triển khai và cung cấp quà tặng Quốc gia cho Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng…

Đầu năm 2018, gốm Chu Đậu vinh dự được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng 10 chữ: "Gốm Chu Đậu - bản sắc Việt, tỏa sáng năm châu". Tính tới thời điểm này, các sản phẩm gốm Chu Đậu với đa dạng về mẫu mã đã được xuất khẩu sang 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên giới. Năm 2019, chiếc đĩa gốm Chu Đậu vẽ 1000 chữ Long thư pháp khác nhau đã được công nhận kỷ lục thế giới.

Infographic 2

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu Nguyễn Hữu Thức cho biết, Gốm Chu Đậu mang tính nghệ thuật cao, giàu bản sắc dân tộc, rất đẹp về bố cục, phong phú về màu sắc, đa dạng về thể loại sản phẩm…

Các họa tiết trên sản phẩm đều được họa theo phương pháp thủ công, hình ảnh, màu sắc nhẹ nhàng, tinh tế, mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam, tạo nên nét đặc trưng "rất riêng" không giống bất kỳ sản phẩm cùng loại nào trên thị trường.

Bởi thế, suốt 20 năm qua, sản phẩm gốm Chu Đậu không chỉ được người tiêu dùng lựa chọn để thỏa đam mê và sự yêu thích đối với một dòng gốm cổ của dân tộc, mà còn được nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn làm quà tặng khách quý trong nước và quốc tế.

Titled-3

Từ những ngày đầu thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn khi bắt tay phục dựng dòng gốm cổ, khó khăn nhất là chất men tro trấu đã thất truyền.

Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, đến nay, công ty CP Gốm Chu Đậu đã phục dựng và tạo ra nhiều dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu cả trong và ngoài nước với mẫu mã đẹp, chất lượng cao mà vẫn giữ được phong cách, màu men truyền thống của gốm cổ Chu Đậu.

Empty

Empty

2H6A9988

Công ty CP Gốm Chu Đậu đã phục dựng và tạo ra nhiều dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu cả trong và ngoài nước với mẫu mã đẹp, chất lượng cao mà vẫn giữ được phong cách, màu men truyền thống của gốm cổ Chu Đậu.

Ngoài việc phát triển các dòng sản phẩm, Công ty CP gốm Chu Đậu dưới sự định hướng của lãnh đạo Tập đoàn BRG đã chú trọng tới việc quy hoạch, xây dựng các hạng mục phục vụ cho việc phát triển du lịch: Xây dựng nhà thư pháp; Nhà thao diễn, các điểm dừng chân cho khách thăm quan; Đầu tư trồng cây tạo cảnh quan không gian cây xanh, môi trường xanh; Xây dựng khu nhà tiếp khách, tổ chức hội nghị, sự kiện...

Chiến lược nòng cốt có tính chất sống còn, góp phần quyết định thành công của gốm Chu Đậu là không ngừng đầu tư vào con người. Cùng với chính sách đầu tư cải tiến chất lượng sản phẩm, công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ lao động có tay nghề cao…

Empty

Empty

Với những nỗ lực và cống hiến không ngừng, Công ty CP Gốm Chu Đậu đã vinh dự 2 lần liên tiếp được nhận danh hiệu "Thương hiệu Quốc gia" sau nhiều vòng xét chọn đánh giá khắt khe của Bộ Công Thương và Hội đồng Thương hiệu Quốc gia các năm 2020 và 2022.

THQG2022

Công ty CP Gốm Chu Đậu nhận danh hiệu "Thương hiệu Quốc gia" năm 2022.

Ngày nay, sản phẩm gốm Chu Đậu đã rất đa dạng, từ những lọ lộc bình sang trọng được dùng làm quà tặng quốc tế, đồ tâm linh, đến những sản phẩm gia dụng trong gia đình... Công ty liên tục cho ra nhiều mẫu sản phẩm mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của gốm Chu Đậu.

Ông Nguyễn Hữu Thức chia sẻ, năm 2022 là năm đặc biệt khó khăn với ngành hàng thủ công mỹ nghệ do lạm phát ở nhiều nơi trên thế giới, sức mua giảm, nhiều đơn hàng lớn bị hủy. Tuy nhiên, công ty bị ảnh hưởng không nhiều do sản phẩm gốm Chu Đậu ngoài giá trị sử dụng, còn mang giá trị lớn về văn hóa tinh thần. Trong bối cảnh khó khăn, Công ty CP Gốm Chu Đậu vẫn giữ được mức doanh thu và kim ngạch xuất khẩu ổn định.

Empty

Empty

Empty

Empty

Sản phẩm gốm Chu Đậu ngày nay đã rất đa dạng, từ những lọ lộc bình sang trọng được dùng làm quà tặng quốc tế, đồ tâm linh, đến những sản phẩm gia dụng trong gia đình...

Bước sang năm 2023, dự báo tình hình kinh tế vẫn khó khăn do lạm phát trên thế giới tiếp tục tăng cao, công ty đã đưa ra định hướng chiến lược: phát triển mẫu mã sản phẩm mới hợp gu thị trường nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa; cải tiến công nghệ, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi từ, đó giảm giá thành; đẩy mạnh marketing online,...

"Đặc biệt, công ty sẽ nghiên cứu cho ra những sản phẩm gốm Chu Đậu mới với nét vẽ tươi sáng, mang màu sắc rực rỡ để tạo sự hứng khởi cho người dùng, thêm động lực vượt qua khó khăn, bởi, trong bối cảnh khó khăn, càng cần sự động viên khích lệ tinh thần", ông Thức cho hay.

ẢNH: TRỌNG HIẾU - NVCC

TRỌNG HIẾU