sapo--

 

tut-1

 

Đà Nẵng hiện có 6 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động, với tổng diện tích khoảng hơn 1.066 ha, tỷ lệ lấp đầy 86%. Trong đó các KCN Đà Nẵng, Hòa Cầm giai đoạn 1, Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng và KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng đã được lấp đầy toàn bộ.

Hiện thành phố chỉ còn KCN Liên Chiểu có thể tiếp tục thu hút đầu tư với tỷ lệ lấp đầy đạt 52,6%. Bên cạnh đó, thành phố còn có Khu công nghệ thông tin tập trung với quy mô 341ha và Khu công nghệ cao rộng hơn 1.128ha.

Theo Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (Ban Quản lý), từ đầu năm đến nay, tại Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung (giai đoạn 1) và các KCN Đà Nẵng đã thu hút và cấp phép 15 dự án đầu tư. Trong đó có 3 dự án FDI với vốn đăng ký đầu tư là 65,04 triệu USD; 12 dự án trong nước với vốn đăng ký đầu tư hơn 2.719 tỷ đồng. 

3

KCN Hòa Khánh do Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu Công nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng. KCN này có tổng diện tích 394ha, trong đó có 303,9ha đất công nghiệp có thể cho thuê. Hiện, tỷ lệ lấp đầy của KCN Hòa Khánh đạt 100%.

Cùng với đó, đã có 64 lượt điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó 18 lượt điều chỉnh tăng vốn với vốn đầu tư tăng thêm là 16,8 triệu USD và 197,57 tỷ đồng; chấm dứt hoạt động 5 dự án với vốn đầu tư là 8,5 triệu USD và 44 tỷ đồng. 

Lũy kế đến nay, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung và các KCN trên địa bàn Đà Nẵng đã thu hút 511 dự án, trong đó 381 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 29.161 tỷ đồng và 130 dự án FDI với vốn đầu tư trên 1.913 triệu USD.

Đặc biệt, thời gian qua, TP. Đà Nẵng đã thu hút nhiều dự án FDI lớn vào các KCN, Khu công nghệ cao góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Có thể kể đến như: Dự án sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine; dự án mở rộng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Mabuchi Motor; Nhà máy chế tạo gia công các loại ống xả; Nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử Key Tronic…       

z3544651292367_215adfac4c2dd0adb749566a8da38077 (1)

Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine do Tập đoàn Universal Alloy Corporation (UAC) của Mỹ đầu tư với tổng số vốn là 170 triệu USD tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đánh giá, khi các dự án trên đi vào hoạt động đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, cơ cấu nguồn vốn đầu tư những năm gần đây tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân và giảm tỷ trọng đầu tư từ khu vực nhà nước.

Qua đó khẳng định vai trò quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước và gia tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.

IMG_1417

Khu công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng là một trong ba khu CNC đa chức năng cấp quốc gia của Việt Nam và là Khu CNC quốc gia duy nhất tại miền Trung, được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 2010. Theo quy hoạch, Khu CNC có diện tích hơn 1.128ha, trong đó, diện tích cho thuê là 612,27ha (54%). Khu CNC Đà Nẵng ưu tiên thu hút 62 công nghệ cao và 130 sản phẩm công nghệ cao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt, tác động lan tỏa xuất khẩu từ những doanh nghiệp có quy mô lớn này đã tạo ra cú hích tác động mạnh mẽ tới kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác ở Việt Nam. Tạo sức ép, buộc các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, cải thiện sản xuất, gia tăng tìm hiểu thị trường xuất khẩu, tăng cường liên kết thương mại.

Ngoài ra, lợi thế áp đảo về vốn và công nghệ của các công ty lớn đã tạo ra những áp lực không nhỏ tới thị phần xuất khẩu cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.

Theo ông Sơn, trong thời gian tới Ban Quản lý tiếp tục xây dựng và ban hành chương trình xúc tiến đầu tư theo hướng đổi mới, chủ động, có trọng tâm, ưu tiên các thị trường chiến lược đối với các lĩnh vực trọng điểm (công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ chất lượng cao…).

Dark Picnic with Friends Photo Collage-6

Khu công nghiệp (KCN) Liên Chiểu là một trong các KCN lớn và quan trọng của thành phố Đà Nẵng. KCN Liên Chiểu có tổng diện tích là 289,35ha, trong đó có 201,16ha đất công nghiệp có thể cho thuê. KCN Liên Chiểu do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN) làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng.

"Chúng tôi tập trung nghiên cứu đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư tại khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung và các khu công nghiệp.

Đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư tại chỗ; hoàn thiện các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư; thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư", ông Sơn thông tin.

tit-2

 

Dark Picnic with Friends Photo Collage-7

KCN Hòa Khánh mở rộng nằm dọc quốc lộ 1A, thuộc quận Liên Chiểu. KCN này có tổng diện tích 132,6ha, trong đó có 107,4ha đất công nghiệp có thể cho thuê. Hiện tại, KCN Hòa Khánh mở rộng có lấp đầy 93,44% diện tích. KCN Hòa Khánh mở rộng do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN) làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng.

Dù được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm, tuy nhiên, sự thiếu hụt những nhà đầu tư lớn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp vẫn là bài toán đặt ra với Đà Nẵng trong giai đoạn tiếp theo. Bà Huỳnh Liên Phương, Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP. Đà Nẵng cho rằng, nguyên nhân chính là việc quỹ đất trong các KCN hạn chế, giá thuê đất cao hơn các địa phương lân cận nên khó cạnh tranh, thu hút doanh nghiệp.

Hiện trên địa bàn TP. Đà Nẵng, chỉ còn KCN Liên Chiểu còn khoảng 100ha đất sạch; ngoài ra có khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung còn quỹ đất phục vụ cho các nhà đầu tư. Do đó, để giải quyết vấn đề quỹ đất KCN trong thời gian tới, TP. Đà Nẵng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng 3 khu công nghiệp mới. 

anh-8-UAC

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, khảo sát Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ do Tập đoàn Universal Alloy Corporation (UAC) của Mỹ đầu tư tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng vào sáng 26/6.

Về tiến độ các khu công nghiệp mới trên địa bàn thành phố, ông Phạm Trường Sơn cho biết, đối với dự án đầu tư hạ tầng giai đoạn 2 khu công nghiệp Hoà Cầm, ngày 18/3, Thủ tướng đã phê duyệt chấp thuận đầu tư khu công nghiệp giai đoạn 2. Hiện tại, Ban Quản lý đã tham mưu UBND thành phố ban hành kế hoạch triển khai. Dự kiến đến 15/11/2022 sẽ lựa chọn được nhà đầu tư và sau đó sẽ triển khai các thủ tục tiếp theo như đền bù, giải toả, đầu tư kết cấu hạ tầng. 

Về khu công nghiệp Hoà Ninh, hiện tại thành phố đã trình hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư, các Bộ ngành Trung ương đang xử lý. Dự kiến đến đầu năm 2023 Đà Nẵng sẽ lựa chọn được nhà đầu tư. Còn khu công nghiệp Hoà Nhơn, đơn vị đang tiếp tục tham mưu UBND thành phố sớm có quỹ đất phục vụ cho sản xuất thành phố.

"Chúng tôi sẽ cố gắng lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm, đặc biệt là khả năng thu hút các nhà đầu tư để việc phát triển sản xuất công nghiệp thành phố có kết quả tốt hơn", ông Sơn nhấn mạnh.

z2642614326313_db5464411749cc82e91f93336a111e87

Khu Công nghệ thông tin (CNTT) tập trung Đà Nẵng với tổng quy mô dự án 341ha được quy hoạch theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có diện tích 131ha với tổng mức đầu tư 47 triệu USD, giai đoạn 2 có diện tích 210ha với tổng mức đầu tư 74 triệu USD, thuộc địa bàn xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang. Dự án này do Công ty CP Phát triển khu CNTT Đà Nẵng (thuộc Trungnam Group) làm chủ đầu tư. (Ảnh chụp hồi tháng 7/2021).

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng khẳng định, thành phố sẽ chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, công nghệ thông tin đón dòng vốn dịch chuyển quốc tế vào Việt Nam. Trong đó, hoàn thành thủ tục thành lập, lựa chọn nhà đầu tư và hoàn thiện hạ tầng đưa vào sử dụng 3 khu công nghiệp (Hòa Cầm - giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh).

Về phía doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Công ty CP Trung Nam (Trung Nam Group) Nguyễn Tâm Tiến cho biết, trong giai đoạn 2022 – 2025, Tập đoàn sẽ đưa vào vận hành khai thác chuỗi nhà máy sản xuất điện tử tại Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng (dự kiến 5 nhà máy). Qua đó tạo hệ sinh thái sản xuất điện tử và thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của Đà Nẵng.

IMG_3426

 

"Hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 2 – Khu công nghệ thông tin, xúc tiến kêu gọi đầu tư lấp đầy Khu công nghệ thông tin 341ha và công nghiệp hỗ trợ ở các khu vực lân cận… Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu cho Khu công nghệ thông tin tập trung phục vụ tốt cho hoạt động và phát triển", ông Tiến thông tin. 

Bên cạnh đó, kêu gọi đầu tư và thực hiện hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác 1 Data Center - Green với tiêu chuẩn Tier 3 Plus; xây dựng và đưa vào khai thác 1 trung tâm R&D.

1-2

Nhà máy nghiên cứu, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao SMT Công ty CP Trung Nam EMS (Electronic Manufacturing Services) thuộc Trung Nam Group làm chủ đầu tư tại khu Ươm tạo doanh nghiệp (Khu Công nghệ cao Đà Nẵng).

Xa hơn, đến năm 2030, Tập đoàn sẽ hoàn thiện hạ tầng lỹ thuật, hạ tầng xã hội Khu Công nghệ thông tin, đầu tư hoàn chỉnh hệ sinh thái công nghiệp Công nghệ thông tin (ICT), công nghiệp điện tử, Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), hệ thống LAB... hiện đại, đạt chuẩn, trung tâm ươm tạo, khởi nghiệp; đầu tư hoàn thiện toàn bộ dịch vụ, hạ tầng xã hội để phục vụ sự phát triển của hệ sinh thái.

Ngoài ra, tạo điều kiện, môi trường tốt nhất để nghiên cứu phát triển các sản phẩm "Make in Vietnam" được thiết kế, chạy thử, đưa vào đời sống thực tiễn xuất phát từ Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng.

THÀNH VÂN