Các kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy ngành du lịch Hà Nội đã có bước tiến dài trong quá trình phục hồi với ước tính khoảng 8,61 triệu lượt khách, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2021 và tổng doanh thu 25,2 nghìn tỷ đồng.

Title-02bB

 

Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, từ tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra quyết định tạm ngừng nhập cảnh đối với tất cả du khách nước ngoài vào Việt Nam để triển khai triệt công tác phòng chống dịch. Hà Nội phải dừng đón khách du lịch quốc tế, chủ yếu đón khách nội địa.

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021, do tác động của dịch COVID-19, năm 2020, lượng khách du lịch đến Thủ đô sụt giảm đáng kể. Khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 8,65 triệu lượt khách, bằng 30% của năm 2019; trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,11 triệu lượt khách, giảm 84%; khách nội địa ước đạt 7,54 triệu lượt khách, giảm 65%. Du lịch Hà Nội thiệt hại khoảng 3,6 tỷ USD.

Empty

 

Empty

 

IMG_9166

Do tác động của dịch COVID-19, năm 2020, lượng khách du lịch đến Thủ đô sụt giảm đáng kể, hàng trăm khách sạn phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động.

Các khách sạn ở Hà Nội cũng bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là với các khách sạn 3-5 sao khi không có khách quốc tế. Theo Sở Du lịch Hà Nội, có 950 trong tổng số 3.587 khách sạn của Hà Nội phải tạm dừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng trung bình các khách sạn từ 1-5 sao năm 2020 ước đạt gần 30%, giảm 38% so với năm trước đó.

Sự sụt giảm nghiêm trọng về lượng khách du lịch khiến 90% số doanh nghiệp lữ hành phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Tính từ tháng 1/2020 đến nay đã có 159 công ty inbound và 8 công ty kinh doanh khách nội địa xin rút giấy phép kinh doanh.

Bước sang năm 2021, Hà Nội ước tính đón khoảng 4 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 53% lượng khách nội địa năm 2020 và bằng 36% kế hoạch đề ra từ đầu năm). Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 11,28 nghìn tỷ đồng (bằng 40% tổng thu năm 2020 và bằng 23% kế hoạch đề ra).

Về tình hình hoạt động kinh doanh các cơ sở lưu trú du lịch, do dịch COVID-19, số cơ sở lưu trú tạm dừng hoạt động và chuyển đổi ngành nghề khoảng 1.550 cơ sở. Ước tính, năm 2021, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1- 5 sao ước đạt là 23%, so với năm 2020 giảm 7%.

Về tình hình kinh doanh dịch vụ lữ hành, vận chuyển, khi dịch bùng phát trở lại đợt thứ tư đến nay, theo báo cáo nhanh của một số doanh nghiệp lữ hành tạm tính đã có hơn 29 nghìn lượt khách hủy, gần 10 nghìn lượt khách hoãn, chuyển ngày các tour đi và đến Hà Nội tập trung vào giai đoạn tháng 5,6,7/2021. Ảnh hưởng của dịch khiến cho trên 95% doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch cũng sụt giảm, công suất xe lưu hành trung bình dưới 10% và không hoạt động trong thời gian giãn cách.

2H6A0276

90% số doanh nghiệp lữ hành phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động; kinh doanh vận chuyển khách du lịch cũng sụt giảm.

Empty

 

Empty

 

Empty

Các điểm đến tham quan du lịch, toàn bộ các điểm đến di tích, văn hóa - lịch sử, vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố phải đóng cửa phòng dịch.

Về hoạt động tại các điểm đến tham quan du lịch, toàn bộ các điểm đến di tích, văn hóa - lịch sử, vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố vẫn đóng cửa, tạm thời không đón khách từ tháng 5/2021 để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Từ ngày 14/10, các bảo tàng, công viên,… được mở cửa đón khách trở lại, tuy nhiên lượng khách đến vẫn còn khá ít, tập trung chủ yếu vào những ngày cuối tuần.

Title-03b

 

Năm 2021, du lịch Hà Nội xác định tập trung thúc đẩy thị trường nội địa, chuẩn bị sẵn sàng các đón khách quốc tế khi điều kiện cho phép.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng theo Sở Du lịch Hà Nội, điểm sáng của ngành Du lịch Thủ đô giai đoạn này là các đơn vị đã chủ động cơ cấu lại các sản phẩm du lịch mới tập trung thu hút khách du lịch nội địa như: Tour du lịch đêm "Giải mã Hoàng Thành Thăng Long" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, sản phẩm du lịch trải nghiệm dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học, sản phẩm tour du lịch trải nghiệm đêm "Đêm Thiêng liêng" tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, Tour đi bộ "Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội", tour xe buýt 2 tầng khám phá Hà Nội... 

Empty

 

Empty

 

6

Nhiều doanh nghiệp du lịch đã chủ động cơ cấu lại các sản phẩm du lịch mới tập trung thu hút khách du lịch nội địa như "Đêm thiêng liêng 2" của di tích Nhà tù Hỏa Lò, tour xe buýt 2 tầng khám phá Hà Nội,...

Cho đến ngày 15/3/2022, du lịch Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế. Để thu hút khách du lịch quốc tế, Hà Nội đã tích cực quảng bá, thu hút khách du lịch tại các thị trường trọng điểm, có độ an toàn cao về công tác phòng chống dịch bệnh, gồm: thị trường các nước trong Liên minh châu Âu (EU), ASEAN, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Mỹ, Canada. Căn cứ theo tình hình thực tế, Hà Nội sẽ mở rộng với các thị trường khác.

Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực, các địa phương để đảm bảo việc mở cửa du lịch được diễn ra đồng bộ, thống nhất; chủ động phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và trong các tổ chức quốc tế để tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và xúc tiến du lịch; triển khai các hoạt động liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch, ở khu vực phía Bắc, TP.HCM và các tỉnh phía Nam, khu vực miền Trung - Tây Nguyên... nhằm xây dựng các chương trình du lịch liên kết thu hút khách quốc tế.

Khinh-khi-cau-02

Hà Nội đã chủ động xây dựng phương án mở cửa, khôi phục lại các hoạt động và sản phẩm du lịch, đưa du lịch trở về trạng thái bình thường mới. Một điểm nhấn trong dịp tái khởi động du lịch Hà Nội là ngày hội khinh khí cầu, diễn ra trong 3 ngày, từ  25 - 27/3 tại quận Long Biên.

Năm 2022, Hà Nội tổ chức các chuỗi hoạt động, sự kiện, lễ hội sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa Thủ đô thu hút khách du lịch trước, trong và sau SEA Games 31 như: Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội, Lễ hội Du lịch Hà Nội, Liên hoan ẩm thực và du lịch làng nghề Hà Nội; Liên hoan làng nghề, phố nghề năm 2022; Festival Áo dài Hà Nội, khai trương du lịch Ba Vì, du lịch Gia Lâm…

Về xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế, Hà Nội tập trung triển khai kế hoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề tại các quận, huyện, thị xã; chú trọng nâng cấp, phát triển sản phẩm du lịch tại 4 tuyến chính từ trung tâm Hà Nội đến làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm), Hương Sơn (Mỹ Đức), Thạch Thất - Quốc Oai và Sơn Tây - Ba Vì.

Title-04b

 

Sau thiệt hại nặng nề vì đại dịch COVID-19, nhiều tín hiệu khởi sắc đã trở lại với ngành du lịch Thủ đô, bên cạnh rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới.

Các kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy ngành du lịch Hà Nội đã có bước tiến dài trong quá trình phục hồi. Với 8,61 triệu lượt khách và tổng thu 25,2 nghìn tỷ đồng, lượng khách và tổng thu từ khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2022 đều gấp khoảng 3 lần cùng kỳ năm trước và gấp hơn 2 lần cả năm 2021.

2H6A7410

Sau thiệt hại nặng nề vì đại dịch COVID-19, nhiều tín hiệu khởi sắc đã trở lại với ngành du lịch Thủ đô.

Đặc biệt, trong dịp diễn ra SEA Games 31, Hà Nội đã đón gần 700.000 lượt khách du lịch nội địa, 31.448 lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú đến tham quan và tham gia các sự kiện của Ngày hội Thể thao Đông Nam Á. Có thể nói, việc Hà Nội tổ chức thành công SEA Games 31 cũng tạo cú hích lớn cho ngành du lịch Thủ đô.

Về khách lưu trú, công suất sử dụng buồng phòng trung bình khối khách sạn 1 - 5 sao ước đạt hơn 30%, tăng 6,11% so với cùng kỳ năm 2021. Tính riêng trong tháng 6/2022, công suất sử dụng phòng ước đạt 42,9%, giảm 2,3% so với tháng 5 nhưng tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Chỉ trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều các sản phẩm du lịch để thu hút du khách như tour "Đêm thiêng liêng 2" của di tích Nhà tù Hỏa Lò, tour xe buýt 2 tầng khám phá Hà Nội, tour đi bộ "Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội", tour xe đạp khám phá nhiều cung đường mới trong nội thành và ngoại thành Hà Nội; khai thác trở lại tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long", tour "Dấu chân làng cổ Bát Tràng"…

2H6A5973

Công suất sử dụng buồng phòng trung bình khối khách sạn 1 - 5 sao ước đạt hơn 30%, tăng 6,11% so với cùng kỳ năm 2021.

Hoạt động du lịch đã náo nhiệt trở lại, với hàng loạt sự kiện được tổ chức quy mô, hấp dẫn như chương trình Du lịch Hà Nội chào 2022, lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2022, lễ hội Ẩm thực và du lịch làng nghề Hà Nội… Trong dịp kỷ niệm 62 năm Ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam (09/7/1960 - 09/7/2022), Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội và Cuộc thi ảnh du lịch Hà Nội nhằm xây dựng dữ liệu phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Thủ đô.

Empty

 

Empty

 

Di-tich-du-lich-Ha-Noi-05

Các kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy ngành du lịch Hà Nội đã có bước tiến dài trong quá trình phục hồi.

Từ quý III-2022, Hà Nội dự kiến khôi phục tất cả hoạt động và sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi của các hoạt động du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch COVID-19. Triển khai kế hoạch đón khách du lịch quốc tế theo lộ trình mở cửa đón khách du lịch quốc tế của Chính phủ, tập trung vào các thị trường du lịch trọng điểm, có độ bao phủ vaccine cao và kiểm soát tốt dịch bệnh.

2H6A7698

Hà Nội kỳ vọng sẽ từng bước phục hồi ngành Du lịch Thủ đô, phấn đấu đón và phục vụ từ 9 đến 10 triệu lượt khách, trong đó có từ 1,2 đến 2 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022.

Với lộ trình này, Hà Nội kỳ vọng sẽ từng bước phục hồi ngành Du lịch Thủ đô, tiến tới mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch trở lại bình thường trong năm 2022, phấn đấu đón và phục vụ từ 9 đến 10 triệu lượt khách, trong đó có từ 1,2 đến 2 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch dự kiến từ 27,84-35,84 nghìn tỷ đồng. Phấn đấu năm 2023, Hà Nội đón và phục vụ từ 12-14 triệu lượt khách, trong đó có 2,5-3,5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch dự kiến từ 42,78-55,78 nghìn tỷ đồng.

TRỌNG HIẾU