72b9f1f55c98abc6f289 (1)

Không còn là việc "nên làm", THÍCH ỨNG đã trở thành con đường bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn tồn tại, vượt qua giai đoạn hiện tại và để đi xa hơn trong tương lai.

fe97f9fbed961ac84387

Tính đến cuối năm 2020, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 7,3%, số vốn đăng ký giảm 19% so với cùng kỳ 2019; 29.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; khoảng 1,3 triệu lao động thất nghiệp (độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên)…và kéo theo rất nhiều hệ lụy khác. Lúc này, vấn đề "sống" – "chết" thời COVID-19 đang là gánh nặng đè trên vai các doanh nghiệp.

Không ít doanh nghiệp đang "oằn mình", "lao đao" thậm chí đứng trên bờ vực phá sản. Nền kinh tế đang ngấm đòn của COVID-19, điều này không thể bàn cãi. Chúng ta có thể nhìn thấy nó đang đến một cách ồn ào và nguy hiểm. Vậy, doanh nghiệp ngồi chờ chết hay thích ứng, “tự mình cứu mình” để tăng cơ hội sống sót?

Thực tế cho thấy, chỉ một số ít doanh nghiệp tự động bật chế độ "đóng băng" chờ sóng yên biển lặng, phẩn lớn đã chọn cách thích ứng để không bị xóa sổ. Tìm hướng đi mới và cân bằng là cách thức mà không ít doanh nghiệp phải thực hiện, nhất là khi cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 xảy ra. Nhiều chuyên gia nhận định nếu doanh nghiệp gắng vượt qua được thời điểm khó khăn này, tận dụng để tái cấu trúc và hướng tới mục tiêu dài hạn thì đây sẽ là cơ hội tốt để vươn lên trong tương lai.

Từng nghĩ đến phương án đóng cửa hàng vì khách quốc tế vắng bóng do "cấm bay", bà Hoàng Thị Mai – Chủ một công ty thủ công mỹ nghệ có nhiều cửa hàng trải dài ba miền - đã phải đưa ra các quyết định cân não, cuối cùng chọn chuyển đổi mô hình tiếp thị và bán hàng sang hình thức trực tuyến! Thật kỳ diệu, quý I/2021, doanh số cửa hàng tăng đến 30% so với quý IV năm 2020.

6b3185b210c3e79dbed2

Cũng như bà Mai, "thay đổi hay là chết", “muốn nếm quả ngọt phải trải đau thương” giờ là những câu cửa miệng vui được giới doanh nhân nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần giữa thời COVID. Và đối với họ, đại dịch COVID-19 không phải khiến họ phải quay về trạng thái sống còn, trở về vạch xuất phát mà là mở ra cơ hội chuyển mình để vươn lên.

86cd3e712a1cdd42840d

Linh hoạt là một trong những đặc tính giúp doanh nghiệp không chỉ thích ứng để vượt qua khó khăn của dịch bệnh hiện nay mà còn mở ra những bước chuyển mới, lối đi mới giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả lâu dài.

Trong dịch bệnh đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp phát huy tối đa ưu điểm linh hoạt, dễ thích ứng để tìm cơ hội vượt "bão" COVID-19 như: đẩy mạnh áp dụng công nghệ để chuyển từ dịch vụ trực tiếp sang dịch vụ trực tuyến hay chuyển từ các ngành nghề chính sang các ngành nghề tay trái để không chỉ phù hợp với bối cảnh mới mà còn mang lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp.

Những điều chỉnh kịp thời này ngoài việc giúp doanh nghiệp vượt qua được bài kiểm tra sức chống chọi với dịch bệnh, còn biến các thách thức thành cơ hội trong bối cảnh hiện nay.

Ngoài ra, để tăng sức đề kháng, doanh nghiệp buộc phải chủ động thay đổi tư duy và chiến lược tiếp cận khách hàng, cân đối dòng tiền, đảm bảo đời sống CBNV và sự liền mạch của chuỗi cung ứng.

Một doanh nghiệp có khả năng thích nghi tốt thể hiện qua 3 điểm: lãnh đạo dấn thân, lãnh đạo đội ngũ và lãnh đạo tổ chức tốt. Trong đó, lãnh đạo dấn thân là người đứng đầu quản trị được năng lượng bản thân, duy trì tinh thần vững vàng cho nhân viên và khách hàng.

Đơn cử như Công ty Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam. Ông Nguyễn Công Suất, Giám đốc công ty này cho biết do tính chất ngành nghề sản xuất từ nông sản nên công ty luôn cần lượng lớn lao động trong các nhà máy, phân xưởng.

Tuy nhiên, từ năm 2020 khi dịch COVID bùng phát, doanh nghiệp ông Suất đã phải thu hẹp sản xuất, tuy nhiên câu chuyện nhân sự là một việc hết sức cấp bách bởi trước đây các công đoạn sản xuất của công ty ông Suất đa phần phụ thuộc vào công nhân, và khi dịch bệnh bùng phát công nhân không thể đi làm đã ảnh hưởng lớn tới đơn hàng mà công ty cần sản xuất.

z2641926215426_c4aeb9cb0be4475d6f11aa7f75f1cff3

Hay như câu chuyện về sự linh hoạt thích ứng của một đơn vị Startup về phát triển nền tảng thương mại điện tử B2B cho lĩnh vực công nghiệp sản xuất và xây dựng EI Industrial.

Ông Hồ Phi Ân, founder kiêm CEO 9x của EI Industrial trải lòng cùng Nhadautu.vn: Là 1 doanh nghiệp khởi nghiệp rất non trẻ, COVID-19 quả thực là một thử thách vô cùng to lớn.

Đợt dịch COVID-19 ập tới năm 2020, EI đã phải tái cấu trúc toàn bộ doanh nghiệp bao gồm chiến lược kinh doanh, nhân sự, thương hiệu. Từ một doanh nghiệp thương mại và chế tạo công nghệ phần cứng, EI đã trở thành một doanh nghiệp công nghệ internet mà cụ thể là nền tảng thương mại điện tử B2B công nghiệp.

Đây là một trong những bước đi hoàn toàn đúng đắn khi đã giúp EI chết đi sống lại, bùng nổ tăng trưởng và nhận được đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn. Với làn sóng COVID-19 lần thứ 4, là làn sóng lâu nhất, khủng khiếp nhất thì thử thách dành cho EI cũng lớn nhất. Tất cả nhân sự của EI đều phải làm việc tại nhà để đảm bảo an toàn.

May mắn vì trước đó các hoạt động kinh doanh của EI đều đã được số hóa dần kể từ lần tái cấu trúc công ty từ 2020 nên việc phải làm việc tại nhà dường như không gây quá nhiều khó khăn và trở ngại cho đội ngũ. Thậm chí đây còn là cơ hội cho EI khi xu hướng số hóa trong công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.

Doanh số có phần bị ảnh hưởng vì đứt gãy nguồn cung, khó khăn trong việc giao hàng hay nhiều khách hàng đang tạm hoãn sản xuất vì có nhân viên là F0. Tuy nhiên, đây cũng là thời gian mà EI tập trung hoàn thiện sản phẩm công nghệ để chính thức ra mắt thị trường vào tháng 8 tới, cùng với sự nỗ lực hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm.

Hy vọng sau dịch sẽ là một giai đoạn tươi sáng cho EI. Bên cạnh đó, EI còn xây dựng “cộng đồng công nghiệp we.eiindustrial.com với nhiều kiến thức về công nghệ, số hóa cũng như những bài phỏng vấn doanh nghiệp, doanh nhân, chuyên gia trong ngành công nghiệp để lan tỏa nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

af40ffdeebb31ced45a2 (1)

Câu chuyện về thương hiệu Qualá hay là một thương hiệu cà phê tại TP.HCM là một ví dụ đại diện cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng chịu nhiều tổn thương do dịch bệnh. Để trụ trên thương trường, doanh nghiệp cần sáng tạo, đổi mới và ít nhiều có liên quan đến sức khoẻ cộng đồng, đề cao bảo vệ môi trường để tìm cho mình một lối thoát hiểm.

Ngay sau khi dịch bệnh bùng phát, các doanh nghiệp này đã có những ý tưởng sáng tạo mới mẻ vượt qua thách thức tìm tòi sản xuất nhiều sản phẩm độc đáo. Ngoài đẩy mạnh kênh bán hàng online, cà phê được pha phù hợp theo vị từng khách hàng và đựng vào những chai thủy tinh xinh xắn, với những thông điệp động viên “tìm vui trong giãn cách, yêu thương bằng khoảng cách” gồm tên khách hàng và những lời nhắn “có cánh”.

Qualá - thương hiệu hoa tươi tại TPHCM đang bên bờ vực phá sản khi doanh thu sụt giảm hơn 90%. Tuy nhiên, thương hiệu này kết hợp giữa hoa tươi và cà phê tạo thành loại thức uống mang tên “Hoa Coffee”, cùng những lời chúc ngộ nghĩnh cho ngày mới tràn đầy năng lượng. Giờ đây, những ly cà phê mang đi như đã trở thành món quà tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và chia sẻ cảm xúc mùa dịch chứ không chỉ là thức ăn đơn thuần.

Anh Trần Minh Thành, chủ quán được giới trẻ yêu thích The Dome - Kaffe và mở thêm quán mới Gia Room kinh doanh đúng dịp dịch bệnh. “Tứ bề gặp khó”, anh Thành nảy sáng kiến bán trà sữa pha sẵn cho khách mua về lưu trữ để dần uống. Từng set tương ứng 5 ly, mùi vị vẫn y nguyên và để được 5-7 ngày. Nhờ vậy quán của anh vẫn có đồng ra đồng vào, cầm cự qua hết mùa cách ly.

Hay như ngành bất động sản thuộc ngành sử dụng nhân sự môi giới giao tiếp trực tiếp với khách hàng, trong khi đó dịch bùng phát, với việc hạn chế ra đường cũng như công ty dừng hoạt động nên nhiều công ty đã quyết định thay đổi cách kinh doanh bán hàng. Ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Tập đoàn bất động sản Thắng Lợi cho biết, việc giãn cách xã hội và dịch bệnh buộc doanh nghiệp phải thay đổi phương pháp vận hành. Trong bối cảnh hiện tại, việc bán hàng online được Tập đoàn Thắng Lợi tận dụng triệt để.

Mỗi tuần, Thắng Lợi đều tổ chức giới thiệu các dự án, sản phẩm của doanh nghiệp thông qua hình thức livestream trực tiếp trên kênh fanpage của Tập đoàn. Nhưng livestream thôi chưa đủ, các công nghệ như sa bàn ảo, True360, trải nghiệm nhà mẫu 360 độ, VR… cũng được doanh nghiệp này đưa vào để khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm một cách chân thực nhất.

d7cb8b951ee4e9bab0f5

Ngoài cách tiếp cận khách hàng mới, từ đầu năm ngoái, các doanh nghiệp BĐS đã lần lượt chuyển đổi các hình thức kinh doanh trực tiếp sang online. Đó là các trang giao dịch bất động sản trực tuyến, hoặc các ứng dụng mua bán, đặt cọc mua nhà. Hiện nay, các dự án ra hàng đều đang đẩy mạnh sáng tạo các chính sách hỗ trợ về tài chính, như các chương trình Mua nhà 0 đồng, Nhà đổi nhà... nhằm kích cầu mùa dịch.

Đối với ngành thủy sản, từ đầu năm 2021 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của ngành này, tuy nhiên từ tháng 6/2021 “cơn bão” COVID-19 bùng phát mạnh tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long khiến các doanh nghiệp ngành này đứng trước nhiều mối lo. Để khắc phục những khó khăn sắp phải trải qua vì dịch bệnh, TS. Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (FMC), cho biết, công ty đã sẵn sàng cho phương án sản xuất 3 tại chỗ (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ), khoảng 4% lực lượng “tuyến đầu” như lái xe giao nhận, nhân viên thu mua nguyên liệu… đã được tiêm mũi 1 vaccine.

“Về thị trường, công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng với số lượng lớn, tuy nhiên lo lắng nhất của doanh nghiệp là việc vận chuyển, chi phí vận chuyển, cước tàu tăng liên tục ăn hết lợi nhuận của doanh nghiệp. Cộng thêm việc bị hạn chế đi lại giữa các tỉnh thành đang làm cho doanh nghiệp đứng trước bài toán cần phải giải”, TS Lực chia sẻ.

(Còn nữa)

GIA HUY