Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng và toàn diện

Nhàđầutư
Ngày 20/12 tại Hà Nội đã diễn ra “Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017, tăng cường động lực cho giai đoạn mới” với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, cùng nhiều lãnh đạo của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương.
20, Tháng 12, 2017 | 14:39

Nhàđầutư
Ngày 20/12 tại Hà Nội đã diễn ra “Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017, tăng cường động lực cho giai đoạn mới” với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, cùng nhiều lãnh đạo của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một đặc thù, mang tính liên tục, có tác động lâu dài, sâu sắc tới nhiều mặt đời sống xã hội. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế liên quan lĩnh vực quản lý nhiều Bộ, ngành. Vấn đề phối hợp giữa các cơ quan trung ương với nhau, giữa trung ương với địa phương trong quá trình triển khai đàm phán cũng như thực thi các cam kết quốc tế có ý nghĩa quan trọng.

Dien dan

Toàn cảnh Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế 2017. Ảnh:Phan Chính 

Bên cạnh đó, Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi có sự nhận thức đầy đủ của các cấp, các ngành và địa phương, doanh nghiệp nhằm tận dụng tốt các cơ hội từ hội nhập khu vực và thế giới.

Tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban Hội nhập quốc tế nhấn mạnh: “Đảng và chính phủ việt Nam đang chủ trương hội nhập toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Diễn đàn, chúng ta thêm một lần nữa khẳng định, qua 30 năm đổi mới, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã theo đúng đường lối chủ trương chủ Đảng và Nhà nước, từng bước phát triển phù hợp với tình hình đất nước và bối cảnh thế giới. Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam không còn nằm trong giai đoạn mở cửa mà đã chính thức bước vào gia đoạn hội nhập sâu rộng và toàn diện. Từ đó đến nay, Việt Nam không chỉ thực hiện tốt các cam kết trong khuôn khổ WTO mà còn chủ động đàm phán, tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do FTA với các cam kết tiêu chuẩn cao (WTO cộng). Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên các tổ chức quốc tế như WTO, ASEAN, APEC, ASEM …”.

“Hội nhập kinh tế quốc tế là một hệ quả tất yếu của quá trình phát triển. Các quốc gia thỏa hiệp, nhượng bộ lẫn nhau và chấp nhận những khó khăn của quá trình hội nhập nhằm mục tiêu mở rộng thị trường và phát triển kinh tế. Việt Nam không đứng ngoài xu thế đó. Những năm qua, chúng ta đã sớm đề ra chủ trương xây dựng biện pháp để thực hiện các mục tiêu hội nhập kinh quốc tế”. Thủ tướng nói.

b truong

  Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh trình bày báo cáo. Ảnh: Phan Chính

Diễn đàn lần lượt thảo luận theo 3 phiên tọa đàm chuyên sâu nhằm tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bối cảnh hội nhập kinh tế đa phương có nhiều yếu tố bất lợi. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn tới suy giảm tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư ở bình diện thế giới và không ít đối tác chủ chốt của nước ta. Biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ nổi lên ở một số nơi, đặc biệt là từ nửa cuối năm 2016. Chương trình nghị sự phát triển Đô-ha vẫn còn bế tắc.

Vị này cho biết thêm, nhờ từng bước thực hiện hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng thuận lợi hơn cho việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Từ việc phụ thuộc nhiều vào biến động nhanh và mạnh trên thị trường thế giới, lạm phát đã được duy trì ở mức ổn định, hợp lý. Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế đã phục hồi vững chắc hơn trong những năm gần đây, đi kèm với ít rủi ro về lạm phát và mất cân đối vĩ mô.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24605.00 24925.00
EUR 26271.00 26377.00 27542.00
GBP 30600.00 30785.00 31733.00
HKD 3104.00 3116.00 3217.00
CHF 26884.00 26992.00 27832.00
JPY 159.53 160.17 167.59
AUD 15865.00 15929.00 16416.00
SGD 18063.00 18136.00 18675.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17891.00 17963.00 18494.00
NZD 0000000 14617.00 15106.00
KRW 0000000 17.67 19.28
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ