Vận tải hàng không, đường sắt, đường bộ đều 'vỡ trận' vì Covid-19

Nhàđầutư
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, vận tải hàng không, đường sắt và đường bộ là những lĩnh vực giao thông bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch COVID – 19. Trong đó, vận tải hàng không chịu thiệt hài nhiều nhất.
NHÂN HÀ
30, Tháng 03, 2020 | 12:11

Nhàđầutư
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, vận tải hàng không, đường sắt và đường bộ là những lĩnh vực giao thông bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch COVID – 19. Trong đó, vận tải hàng không chịu thiệt hài nhiều nhất.

3008_may-bay-1 (1)

Ngành hàng không là một trong những lĩnh vực giao thông vận tải chịu thiệt hại nặng nhất vì dịch. Ảnh: Thegioivietnam

Với việc cấm các chuyến bay đi quốc tế và cắt giảm các đường nay nội địa ở thời điểm hiện tại, ngành hàng không đang phải hứng chịu nhiều thiệt hại nhất trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải. Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), thay vì dự kiến thiệt hại 10.000 tỷ đồng như cách đây nửa tháng, ước tính mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, các hãng hàng không trong nước có thể sẽ chịu thiệt hại với mức giảm doanh thu lên tới khoảng 25.000 tỷ đồng.

Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra kịch bản tổng thị trường sẽ đạt 67 triệu khách (giảm 15,4% so với năm 2019). Trong đó các hãng Việt Nam vận chuyển được 12,7 triệu khách quốc tế (giảm 28,3%) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 48 triệu khách (giảm 9,2% so với cùng kỳ).

Trong trường hợp xấu hơn, dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 6/2020, có tính đến hủy toàn bộ các chuyến bay đi, đến Hàn Quốc, tổng thị trường chỉ đạt 62,1 triệu khách (giảm 22,6% so với 2019). Trong đó, các hãng Việt Nam vận chuyển được 10,4 triệu khách quốc tế (giảm 41,2%) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 45,7 triệu khách (giảm 17% so với cùng kỳ).

Mới nhất, Bộ GTVT đã có yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các Sở GTVT tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe hợp đồng trên 9 chỗ và xe du lịch trên 9 chỗ có điểm đi/đến Hà Nội và TP.HCM từ ngày 30/3 đến hết ngày 15/4.

3305_2704_IMG_3642

Vận tải hành khách đường bộ cũng chịu ảnh hưỡng nặng nền vì dịch COVID -19. Ảnh: Kinhtedothi

Bộ GTVT nhấn mạnh, trường hợp đặc biệt, các Sở GTVT kịp thời báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam để được xem xét, giải quyết.

Các tuyến cố định đi từ Hà Nội, TP.HCM và ngược lại chỉ vận chuyển hành khách tối đa 2 chuyến/ngày đối với các tuyến dưới 100km; đảm bảo số lượng hành khách trên 1 chuyến xe không quá 50% số ghế trên xe và không quá 20 người.

Với các tuyến còn lại, chỉ vận chuyển hành khách tối đa 1 chuyến/ngày, đảm bảo số lượng hành khách trên 1 chuyến xe không quá 50% số ghế trên xe và không quá 20 người.

Bộ GTVT không hạn chế khai thác đối với các chuyến xe không vận chuyển hành khách. Như vậy vận tải hành khách bằng đường bộ cũng chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải xe khách.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải đường sắt tạm dừng toàn bộ hoạt động của tàu khách địa phương từ ngày 30/3-15/4.

Đối với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM, chỉ được khai thác tối đa 2 đôi tàu khách/ngày, tức là 2 chuyến Hà Nội đi TP.HCM và 2 chuyến ngược lại).

Trường hợp đặc biệt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp vận tải đường sắt kịp thời báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam để được xem xét, giải quyết. Không hạn chế khai thác đối với các chuyến tàu không vận chuyển hành khách.

Như vậy, ngành đường sắt cũng là một trong những lĩnh vực vận tải chịu nhiều thiệt hại vì đại dịch COVID -19.

Ngoài ra, Cục Hàng hải Việt Nam cũng được Bộ GTVT yêu cầu chỉ đạo Cảng vụ Hàng hải phối hợp với cơ quan Biên phòng, Y tế kiểm dịch không để thuyền viên đi bờ, hạn chế tối đa việc thay đổi thuyền viên; Phối hợp với các cảng, các công ty hoa tiêu có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt hoa tiêu và công nhân xếp dỡ làm việc trên tàu; Phối hợp với các địa phương giảm tối đa các chuyến tàu chở khách tuyến từ bờ ra đảo và có biện pháp quản lý chặt chẽ thuyền viên và hành khách đi tàu.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với các địa phương giảm tối đa các chuyến tàu chở khách tuyến từ bờ ra đảo và có biện pháp quản lý chặt chẽ thuyền viên và hành khách đi tàu.

Ngoài các lĩnh vực nêu trên, ngành giao thông cũng đang chịu nhiều tác động bởi dịch COVID – 19. Trong đó, các công trình giao thông đang tổ chức thi công cũng bị ngưng trệ, các hoạt động khởi công dự án mới không thức hiện được. Đặc biệt là những dự án giao thông trọng điểm như, cao tốc Bắc – Nam đoạn phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Liên quan đến những tác động của dịch COVID – 19, Sở GTVT. TP. Hà Nội cho biết, thời gian qua sản lượng vận chuyển hành khách của các lĩnh vực vận tải bị giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do dịch Covid-19.

Cụ thể, vận tải hành khách liên tỉnh giảm từ 40 - 50%, trong đó các bến Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm sản lượng giảm từ 30-40%; Bến xe Nước Ngầm sản lượng giảm 65%; Bến xe Yên Nghĩa sản lượng giảm 43%...

Trong khi đó, vận tải bằng taxi giảm mạnh ở mức 50%-60% so với cùng kỳ tháng 2/2019, ước đạt 3,6-4,58 triệu hành khách. Riêng với loại hình vận tải xe hợp đồng (bao gồm cả xe công nghệ), du lịch giảm từ 70%-80%, ước đạt 3,1 đến 4,58 triệu hành khách.

Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp vận tải, Sở GTVT TP. Hà Nội kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vận tải trong công tác phòng, chống dịch hiệu quả (đặc biệt đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách đi xe).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ