Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Dự án chưa có 'sổ đỏ' vẫn được thế chấp

Nhàđầutư
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu, hôm nay đại diện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết sẽ chỉnh lý một số vấn đề gây băn khoăn, lo ngại trong Nghị quyết và làm rõ một số ván đề liên quan.
ĐÌNH VŨ
12, Tháng 06, 2017 | 17:09

Nhàđầutư
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu, hôm nay đại diện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết sẽ chỉnh lý một số vấn đề gây băn khoăn, lo ngại trong Nghị quyết và làm rõ một số ván đề liên quan.

vu-hong-thanh-1477280479958

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Theo đó, thời gian áp dụng của Nghị quyết này là 5 năm kể từ khi Nghị quyết bắt đầu có hiệu lực nhằm đảm bảo cho quá trình triển khai được hiệu quả. 

Cùng với đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng nên bổ sung nguyên tắc không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu vào trong Nghị quyết. Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị chỉ áp dụng Nghị quyết đối với khoản nợ xấu trước thời điểm 31/12/2016. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến đề nghị cho phép xử lý các khoản nợ phát sinh trong thời hạn thực hiện của Nghị quyết để bảo đảm đồng bộ trong việc thực hiện chính sách xử lý nợ xấu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội 2 phương án thể hiện như trong dự thảo Nghị quyết để Quốc hội xem xét và quyết định.

Đồng ý cho bán nợ xấu thấp hơn giá trị sổ sách

Một trong những điều khoản được coi là đột phá trong dự thảo Nghị quyết nhằm khơi thông thị trường mua bán nợ xấu là cho phép bán nợ xấu theo giá thị trường, ngay cả khi giá bán thấp hơn nhiều lần giá trị ghi sổ của khoản nợ. 

Đồng tình với ý kiến trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Khoản 1 Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm; trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.

Như vậy, việc cho phép áp dụng các phương thức khác nhau trong xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác (như Luật Đấu giá tài sản) sẽ bảo đảm hiệu quả xử lý nợ xấu nhanh với chi phí xử lý phù hợp.

Về quyền thu giữ tài sản bảo đảm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần đi theo hướng minh bạch thông tin việc thu giữ, đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Đồng thời, quy định phù hợp hơn về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan công an, kéo dài thời gian thông báo để người có tài sản bị thu giữ có thêm thời gian sắp xếp việc chuyển giao tài sản bảo đảm và sắp xếp chỗ ở cho những người liên quan nếu thu giữ tài sản bảo đảm là nhà ở.

Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng bên cạnh việc tự thực hiện thu giữ, TCTD có thể ủy quyền việc thu giữ tài sản bảo đảm cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc TCTD đó.

Bất động sản chưa có giấy phép quyền sử dụng đất vẫn được thế chấp

Về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản, một số ý kiến cho rằng dự án bất động sản chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không được thế chấp, chỉ nên cho phép bán dự án bất động sản đủ điều kiện.

Cho ý kiến về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Pháp luật hiện hành cho phép thế chấp, nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Theo quy định tại Điều 148 của Luật Nhà ở năm 2015, VAMC và TCTD được nhận thế chấp dự án bất động sản khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi khách hàng không trả được nợ, về nguyên tắc, VAMC và TCTD được quyền xử lý tài sản bảo đảm đã nhận thế chấp hợp pháp.

Việc chuyển nhượng các dự án bất động sản sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Do vậy, nếu yêu cầu VAMC, TCTD đáp ứng đầy đủ điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản theo khoản 1 và khoản 2 Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 thì VAMC và TCTD không thể xử lý, chuyển nhượng nhiều khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là dự án bất động sản hoặc tài sản hình thành trong tương lai chưa hoàn thành “công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt” hoặc chủ đầu tư chưa có Giấy chứng nhận “quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng”.

Vì vậy, vệc quy định như dự thảo Nghị quyết (vẫn cấp quyền cho VAMC, TCTD xử lý tài sản là bất động sản chưa có giấy phép quyền sử dụng đất) là phù hợp và cần thiết để tăng hiệu quả xử lý nợ xấu, góp phần thu hồi tối đa giá trị tài sản bảo đảm, xử lý tình trạng dự án treo, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là người mua nhà tại dự án bất động sản./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ