Ứng xử với đối tác thời dịch bệnh

Mới đây, những người đứng đầu một khách sạn 5 sao ở TP.HCM vừa đồng thuận đưa ra quyết định không phạt và hoàn lại toàn bộ 2,5 tỉ đồng, là một nửa số chi phí cho sự kiện lớn mà đối tác định tổ chức nhưng phải hủy vì dịch bệnh.
ĐÀO LOAN
10, Tháng 03, 2020 | 16:06

Mới đây, những người đứng đầu một khách sạn 5 sao ở TP.HCM vừa đồng thuận đưa ra quyết định không phạt và hoàn lại toàn bộ 2,5 tỉ đồng, là một nửa số chi phí cho sự kiện lớn mà đối tác định tổ chức nhưng phải hủy vì dịch bệnh.

Quyết định trên làm tổng thiệt hại do hủy phòng và dịch vụ của khách sạn tăng lên 18 tỉ đồng, tính từ lúc dịch Covid-19 bắt đầu tác động mạnh đến du lịch hồi cuối tháng 1-2020.

Trao đổi với TBKTSG, giám đốc bán hàng và tiếp thị của khách sạn cho biết đây là quyết định hết sức khó khăn trong bối cảnh tiền thu vào không đủ chi phí vận hành như hiện tại cùng với dự báo đầy ảm đạm cho vài tháng tới. Nhưng, “chúng tôi không thể làm khác được vì dịch bệnh là điều bất khả kháng. Khách hàng cũng hết sức bị động”, ông nói.

fd17c_dulich_copy

Du khách trong mùa dịch tại Hội An. Ảnh: Đào Loan

Theo ông, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, chính sách của khách sạn là không làm khó chuyện hủy phòng. Nếu không thuyết phục được khách hàng đổi ngày thì hoàn tiền, không dùng những ràng buộc trong hợp đồng để phạt hay bằng mọi cách lôi kéo khi khách vẫn chưa thấy đủ an tâm để giao dịch.

“Dịch dù tệ đến đâu cũng có ngày kết thúc. Chúng tôi còn làm ăn với nhau lâu dài”, ông nói và cho biết khách sạn ở Berlin cũng có các cư xử tương tự, chỉ tính tiền một đêm trong tổng số bảy đêm phòng mà nhân viên bán hàng của ông đặt để tham gia triển lãm du lịch quốc tế ITB Berlin 2020. Thứ Sáu tuần trước, chỉ sáu ngày trước khi khai mạc, Ban tổ chức hội chợ đã thông báo hủy sự kiện do dịch Covid-19.

Khi nghe câu chuyện này, một doanh nghiệp lữ hành thở dài, cho biết công ty cũng có hợp đồng khá lớn với một khách sạn 5 sao khác, cũng phải hủy sát ngày vì dịch bệnh, nhưng không có “happy ending” (đoạn kết vui vẻ) như thế.

Dịch bệnh là điều không ai muốn nhưng có lẽ vào lúc rối ren như thế này mới thấy những điều hay, những mắt xích còn lỏng lẻo của các mối quan hệ đối tác.

“Chúng tôi báo hủy muộn hơn một ngày so với quy định và du khách đến từ nước chưa bị cơ quan quản lý du lịch khuyến cáo không đón nên khách sạn vẫn tính trọn chi phí là hơn 900 triệu đồng”, ông nói và cho biết đã gửi khách đến đây từ lâu. Đoàn hủy tour có số lượng hơn 300 người, là nhóm thứ hai trong tổng số hơn 600 khách của một tập đoàn lớn từ Indonesia đi du lịch Việt Nam. Đoàn đầu tiên đã đến vào cuối năm 2019, cũng ở tại khách sạn này.

Theo ông, nếu căn cứ theo hợp đồng thì khách sạn đúng nhưng trong tình hình dịch bệnh thay đổi từng ngày như hiện tại thì doanh nghiệp không thể tuân thủ quy định về thời gian báo hủy. Công ty cũng không kỳ vọng được hoàn lại toàn bộ số tiền mà chỉ nhờ hỗ trợ một số chi phí như phòng hội nghị, bữa ăn... nhằm giúp giảm bớt thiệt hại cho khách hàng, nhưng vẫn không được chấp nhận.

“Giá trị của các mối làm ăn phải tính dài hạn. Từ lần này, chúng tôi và đối tác ở nước ngoài quyết định không đưa khách đến đây nữa”, ông nói.

Dịch bệnh là điều không ai muốn nhưng có lẽ vào lúc rối ren như thế này mới thấy những điều hay, những mắt xích còn lỏng lẻo của các mối quan hệ đối tác. Ai cũng biết, làm ăn thì phải căn cứ theo hợp đồng nhưng không hẳn lúc nào hợp đồng cũng có thể giải quyết ổn thỏa các mối quan hệ và đem lại chữ tín cùng những cơ hội hợp tác trong tương lai.

Một doanh nghiệp lữ hành khác cho biết đây là giai đoạn phải trốn... điện thoại vì mỗi ngày dồn dập cuộc gọi từ các resort, khách sạn mời chào hợp tác.

“Chừng ba năm trước, muốn gửi vài khách hay xin vài phòng khuyến mãi để tiếp thị cũng không được vì những nơi này có nguồn khách lớn từ Trung Quốc. Nay họ mới cần mình khi thị trường suy giảm, nhưng hiện giờ tôi phải ưu tiên cho các đối tác chiến lược”, doanh nhân này nói.

Theo đó, công ty cũng từng đã “nếm mùi đau thương” vì những mối quan hệ không chân thành. Có giai đoạn, khi đối tác ở nước ngoài khủng hoảng tài chính, chưa chuyển kịp tiền để trả tiền phòng, một vài khách sạn thậm chí niêm phong hộ chiếu và đòi đuổi khách ra ngoài dù biết ngay tại thời điểm đó khách hàng chưa có chuyến bay để quay về.

Ngay sau đó, công ty kiếm được tiền để đưa khách về nhà. Không lâu sau, thị trường dần phục hồi, đối tác nước ngoài quyết định đưa những khách sạn này vào “danh sách đen”, quyết không có bất cứ mối quan hệ nào từ sau sự cố đó.

Ở dịch bệnh Covid-19 lần này, nhiều doanh nghiệp giải quyết mối quan hệ với đối tác, khách hàng khá êm đẹp. Chẳng hạn, dù chưa có khuyến cáo nhưng nhiều công ty lữ hành vẫn chấp nhận hoàn tiền, chuyển ngày khởi hành nếu khách vẫn lo lắng và đề nghị hủy chuyến.

Nhờ vậy, kiểu mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm như vừa kể trên xảy ra không nhiều như những đợt khủng hoảng trước. Thế nhưng, vẫn có những trường hợp ấm ức, đòi “chia tay” vì nhận ra đối tác không thực sự ở bên mình lúc khó khăn. Có lẽ, dịch Covid-19 lần này cũng là cơ hội để người làm ăn đo độ bền chặt của các mối quan hệ đối tác, để thấy ai thực sự chân thành.

(Theo TBKTSG)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ