TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm: 'Nhà tái định cư bị khống chế bởi giá cả nên chất lượng yếu kém'

Nhàđầutư
Trao đổi với PV Nhadautu.vn, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho rằng, nhà tái định cư bị khống chế bởi giá cả nên chất lượng yếu kém, chưa ở đã xuống cấp.
PHAN CHÍNH
24, Tháng 09, 2018 | 08:29

Nhàđầutư
Trao đổi với PV Nhadautu.vn, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho rằng, nhà tái định cư bị khống chế bởi giá cả nên chất lượng yếu kém, chưa ở đã xuống cấp.

ts dao ngoc nghiem

TS. Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội 

Mới đây Sở Xây dựng Hà Nội công bố danh sách gần 400 hộ gia đình được mua nhà tái định cư trên địa bàn Thủ đô nhưng chưa liên hệ với ban quản lý các công trình nhà ở và công sở ký hợp đồng mua bán nhà, cũng chưa nộp tiền và nhận nhà. Theo ông, điều gì khiến dân Hà Nội “chê” nhà tái định cư?

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm: Cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng của công tác tái định cư hiện nay chưa ổn định. Việc xác định tỷ lệ đền bù giữa diện tích tái định cư và diện tích cũ còn quá tùy tiện.

Quy hoạch nhà tái định cư hiện nay chỉ chú trọng đến không gian ở, căn hộ ở, mà chưa chú trọng đến cuộc sống đồng bộ cho người dân như không gian xanh, trường học…Đặc biệt là bài học mấy chục năm nay không giải quyết được, chính là việc tạo điều kiện để cho người dân tiếp tục làm việc và có thu nhập ở khu vực tái định cư.

daongocnghiem

 

Cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng của công tác tái định cư hiện nay chưa ổn định. Việc xác định tỷ lệ đền bù giữa diện tích tái định cư và diện tích cũ còn quá tùy tiện.

TS KTS Đào Ngọc Nghiêm

Bên cạnh đó, nhà tái định cư bị khống chế bởi giá cả nên chất lượng yếu kém, chưa ở đã xuống cấp, hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ. Chính vì vậy, người dân thà chấp nhận ở chật chội còn hơn về khu tái định cư. Dẫn đến nhiều toà nhà tái định cư xây dựng rồi bỏ hoang, không ai đến ở.

Làm thế nào để nhà tái định cư nhận được sự quan tâm của người dân, thưa ông?

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm: Thiết nghĩ, quy hoạch, xây dựng nhà tái định cư phải tính đến vai trò của người dân, không phải ép dân ở nơi nào cũng được, mỗi khu vực phải có một vị trí nhất định, giải phóng xây dựng dự án phải điều tra xem dân làm ở đâu, sống thế nào rồi mới có thể bố trí chỗ ở thích hợp chứ không thể nhồi nhét dân vào khu tái định cư có sẵn thì ít ai chấp nhận.

Trong Luật Nhà ở đã nêu rõ, nhà tái định cư phải xem xét dưới đa dạng hình thức, không phải chỉ có nhà ở, mà phải hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông… với cơ chế thích hợp.

Quy hoạch nhà ở tái định cư phải được thực hiện như thế nào để thu hút được người dân đến ở?

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm: Quy hoạch nhà tái định cư cũng phải gắn với các dự án trước và có điều tra thực tiễn. Nói cách khác là phải xây dựng một ngân hàng nhà tái định cư, rồi sau đó từ mỗi dự án có vị trí nhất định để huy động người dân.Trong ngân hàng này có cả những nhà đã xây dựng, và những hình thức khác. Ví dụ nếu dân không muốn hoặc không thể mua ngay được thì họ có thể mua trả góp. Thậm chí có những cơ chế tái định cư còn có dạng thuê mua chẳng hạn. Tóm lại phải đa dạng hình thức đối với nhà ở tái định cư, lập ngân hàng thì phải bao gồm tái định cư bằng nhà, tái định cư bằng tiền, và tái định cư bằng ưu đãi ở các khu vực.

Không nên dừng thực hiện nhà tái định cư bởi đó là điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện các dự án. Trong các dự án tồn đọng, chậm triển khai vừa qua thì khó khăn lớn nhất là giải phóng mặt bằng, trong giải phóng mặt bằng thì giải quyết nhà tái định cư là vấn đề lớn nhất. Do đó, chỉ nên thay đổi nhận thức, cơ chế chính sách để nâng cao chất lượng tái định cư.

Hà Nội đang khuyến khích giải tỏa di dời ở đô thị theo hướng hỗ trợ tiền để tự lo nhà tái định cư theo phương thức tự nguyện. Ông đánh giá sao về phương án này?

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm: TP. Hà Nội đã có chủ trương xây dựng nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt hàng. Tổng số 20 dự án, với quy mô 14.525 căn đặt hàng, về cơ bản đáp ứng số lượng căn hộ cho giai đoạn 2017 - 2020. Nếu tính cả số lượng căn hộ có được từ việc đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt hàng thì số lượng căn hộ tái định cư đến năm 2020 thừa 5.322 căn hộ tái định cư.

Xin cảm ơn ông!

Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 372 hộ gia đình được mua nhà tái định cư trên địa bàn thủ đô nhưng chưa liên hệ với Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở ký hợp đồng mua bán nhà, cũng chưa nộp tiền và nhận nhà.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày thông báo, những hộ dân có tên trong danh sách vẫn không liên hệ với ban quản lý để hoàn tất thủ tục mua nhà, sẽ được tổng hợp báo cáo cấp thẩm quyền xử lý theo quy định.

Tình trạng nhà tái định cư xây dựng xong nhưng không có người đến nhận không phải mới xảy ra tại Hà Nội. Trước đó, Công ty cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) từng phải đề xuất thành phố cho phép phá bỏ toàn bộ 3 toà nhà tái định cư tại Sài Đồng bởi xây dựng xong cách đây hơn 10 năm nhưng các hộ dân không đồng ý việc nhận tái định cư bằng căn hộ mà phải là đất nền. Vì thế, cả 3 tòa đều bị bỏ hoang từ khi xây dựng đến nay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ