TS. Nguyễn Đình Cung: 'Nên hình thành cơ quan chủ trì tham mưu về cải cách và phát triển đủ mạnh của Chính phủ'

Nhàđầutư
Đó là kiến nghị của TS. Nguyễn Đình Cung với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành KH&ĐT, diễn ra chiều 15/1, tại Hà Nội.
PHONG CẦM
15, Tháng 01, 2018 | 16:58

Nhàđầutư
Đó là kiến nghị của TS. Nguyễn Đình Cung với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành KH&ĐT, diễn ra chiều 15/1, tại Hà Nội.

Hoi-nghi-nganh-ke-hoach-dau-tu-2017

Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành KH&ĐT chiều 15/1

Tại hội nghị, TS. Nguyễn Đình Cung nói: "Hôm nay, tôi sử dụng cơ hội này, xin kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tập hợp một nhóm chuyên gia độc lập nghiên cứu, đề xuất trong thời hạn sớm nhất có thể đề án hình thành cơ quan chủ trì tham mưu về cải cách và phát triển đủ mạnh của Chính phủ; góp phần đưa nước ta trở thành con hổ mới của châu Á như Thủ tướng đã nói cách đây mấy ngày tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam".

Phát biểu trước hội nghị và trước Thủ tướng Chính phủ, TS. Cung cho rằng, đây là hội nghị rất quan trọng của ngành KH&ĐT, được tổ chức trong không khí phấn khởi và tin tưởng, tạo nên bởi những kết quả cải cách và phát triển kinh tế xã-hội trong 2 năm qua.

TS-nguyen-dinh-cung-1

 

"Hôm nay, tôi sử dụng cơ hội này, xin kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tập hợp một nhóm chuyên gia độc lập nghiên cứu, đề xuất trong thời hạn sớm nhất có thể đề án hình thành cơ quan chủ trì tham mưu về cải cách và phát triển đủ mạnh của Chính phủ; góp phần đưa nước ta trở thành con hổ mới của châu Á như Thủ tướng đã nói cách đây mấy ngày tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam".

TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế T.Ư

Cá nhân TS. Cung có niềm tin mãnh liệt về một xu thế tiếp tục đổi mới, chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng với những thành tựu to lớn hơn trong 2018 và những năm tiếp theo. "Tôi xin phát biểu một vài suy nghĩ cá nhân về vai trò của ngành KH&ĐT nói chung và Bộ KH&ĐT nói riêng trong xây dựng một Chính phủ kiến tạo và hành động vì sự phát triển quốc gia và thịnh vượng của người dân; một tầm nhìn, một cam kết chính trị rất phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay", ông Cung nói.

Theo ông Cung, sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy vậy, GDP/đầu người mới chỉ đạt gần 2.400 đô la, vẫn là một mức thấp, chứa đựng nỗi buồn nhiều hơn là niềm vui và tự hào.

Nước ta vẫn là một nước đang phát triển, đang ở thời kỳ đầu của quá trình chuyển tiếp từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 của quá trình phát triển. Yêu cầu thu hẹp khoảng cách và đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới đã và đang là mệnh lệnh đối với hệ thống chính trị nói chung và chính phủ nói riêng. Để đạt được mục tiêu nói trên, thì kinh nghiệm quốc tế cho thấy chúng ta phải có tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ít nhất 8-10% và duy trì liên tục trong ít nhất 15-20 năm.

Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung, sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập và định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, vẫn còn không ít vấn đề chưa đủ rõ, còn ý kiến khác nhau; tạo ra những nút thắt về thể chế đối với phát triển đất nước.

Cải cách chuyển đổi thành công sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập và định hướng hướng xã hội chủ nghĩa cùng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, liên tục nâng cấp trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung, của từng ngành và địa phương phương nói riêng là hai yếu tố quyết định làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng cao liên tục trong thời gian dài để trở thành con hổ mới của châu Á.

"Trong bối cảnh nói trên, rõ ràng một cơ quan chủ trì tham mưu cho Đảng và Chính phủ về cải cách hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và giải quyết các vấn đề phát triển trung và dài hạn của đất nước vẫn còn hết sức cần thiết, không thể thiếu", TS. Cung khẳng định.

Theo TS. Cung, các vấn đề đó là: Xây dựng Chiến lược và kế hoạch phát triển đất nước; huy động, cân đối nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển và định hướng XHCN; Giải quyết các vấn đề cơ cấu, chuyển đổi và nâng cấp cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu ngành và vùng kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Xử lý các nút thắt của quá trình phát triển; Cải cách và hoàn thiện thế chế kinh tế thúc đẩy và hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi và phát triển của nền kinh tế; Và có thể còn nhiều vấn đề khác.

TS. Cung cho rằng, bài học kinh nghiệm thành công của các con hổ châu Á cũng cho thấy tầm quan trọng không thể thiếu của cơ quan chủ trì tham mưu về các vấn đề cải cách, phát triển trung và dài hạn (như MITI của Nhật bản vào những năm 50-70 của thế kỷ trước; Ủy ban kế hoạch kinh tế của Hàn Quốc 1961-1994; EDB ở Singapore; và gần đây nhất là Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc); và những cơ quan đó đã và đang đóng góp rất lớn vào thành công vượt trội của các nền kinh tế nói trên. 

"Nhìn lại hơn 30 năm qua, những  thời điểm triển vượt bậc của đất nước đều gắn liền với những đổi mới có tính quyết định về chính sách và thể chế; mà ở đó đều có ghi dấu ấn đậm nét về sự đóng góp của ngành KH&ĐT", TS. Cung khẳng định.

Cũng theo ông Cung, trong hai năm gần đây, nền kinh tế dưới sự quản lý và điều hành rất sáng tạo và khác biệt của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu đã đạt được kết quả tốt nhất về tăng trưởng GDP, cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh tranh quốc gia trong 10 năm trở lại đây.

Điều đặc biệt ấn tượng là cách thức tăng trưởng của nền kinh tế cũng đã bắt đầu thay đổi theo hướng bền vững hơn; và chính cách thức tăng trưởng đó đã cũng cố thêm ổn định kinh tế vĩ mô (chứ không làm xói mòn ổn định kinh tế vĩ mô như trước đây).

Có tăng trưởng là có tăng thu thêm cho ngân sách; có tăng trưởng là có thêm đầu tư, tạo thêm công ăn việc mới; có tăng trưởng thì nợ công giảm và các chỉ số vĩ mô khác cũng cải thiện hơn, có tăng trưởng là có thêm nguồn lực để giải quyêt tốt hơn an sinh - xã hội, cũng cố quốc phòng, an ninh… Và toàn ngành KH&ĐT chắc chắn cũng đã có đóng góp không nhỏ vào thành công chung nói trên của đất nước.  

Tuy vậy, những gì chúng ta làm được chắc chắn còn thấp xa so với yêu cầu cải cách thể chế và phát triển kinh tế của đất nước; chúng ta chưa làm tốt vai trò của “kiến trúc sư” cải cách và phát triển của đất nước.  Còn thiếu một số chức năng, nhiệm vụ; một số khác chưa hoàn thành tốt; một số chức năng nhiệm vụ có thể không còn cần thiết hoặc trùng lắp, chồng chéo với các bộ, cơ quan khác...

Trong bối cảnh đó, kết hợp với yêu cầu giảm đầu mối, giảm biên chế của bộ máy hành chính, đã có một số đề xuất hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT nói riêng; và ngành KH&ĐT và ngành Tài chính nói chung. Tuy nhiên, đề xuất đó là chưa phù hợp với trình độ phát triển hiện nay cũng như yêu cầu cải cách và phát triển đất nước trong 10-15 năm tiếp theo.

Không nên vì giải quyết một số bất hợp lý trước mắt mà bỏ qua sự cần thiết và vai trò cốt lõi cần có của một cơ quan tham mưu chiến lược về cải cách và phát triển đất nước. Kinh nghiệm của các nền kinh tế Đông Á cho thấy, cơ quan tham mưu chiến lược về cải cách và phát triển có vai trò dẫn dắt và điều phối của Chính phủ kiến tạo, hành động vì phát triển lâu dài và bền vững, phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp.  

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ