Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Cứ 5 doanh nghiệp Mỹ thì 1 doanh nghiệp là nạn nhân?

Việc các công ty Trung Quốc đánh cắp các bí mật thương mại và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những bất đồng lớn trong thương thảo thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
HOÀNG AN
04, Tháng 03, 2019 | 06:41

Việc các công ty Trung Quốc đánh cắp các bí mật thương mại và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những bất đồng lớn trong thương thảo thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chính quyền của ông đã tiến sát tới một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, một trong những điểm chú trọng của phía Mỹ là việc Trung Quốc coi nhẹ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP) và tuyên bố về các vụ đánh cắp bí mật công nghệ và thương mại mà các công ty Trung Quốc tiến hành trong nhiều năm qua. Các cáo buộc của phía Mỹ không phải là những điều cường điệu.

hacker

 

Cứ năm tập đoàn có trụ sở tại Bắc Mỹ trong Hội đồng các giám đốc tài chính (CFO) của CNBC (kênh tài chính lớn nhất của Mỹ) thì một cho rằng vào năm ngoái, các công ty Trung Quốc đã đánh cắp các bí mật thương mại của họ. 7/23 các công ty được khảo sát cho biết các công ty Trung Quốc đã tiến hành các vụ đánh cắp bí mật thương mại trong thập kỷ qua. 

Trong khi các quan chức Mỹ đang tiếp tục đàm phán với Trung Quốc về các thỏa thuận thương mại thì mức thuế quan lên tới hàng trăm tỷ USD vẫn có thể bị áp xuống hàng hóa của Trung Quốc một khi hai nước không đạt được thỏa thuận song phương. Và dù ông Trump đã 'trì hoãn' mức thuế quan mới kể từ 1/3 đối với hàng hóa của Trung Quốc thì vấn đề đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ vẫn là một chuyện rất lớn đối với Mỹ.

Hội đồng CFO toàn cầu của CNBC đại diện cho một số công ty công và tư lớn nhất thế giới, quản lý gần 5 nghìn tỷ USD giá trị thị trường trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuộc khảo sát được CNBC thực hiện trong khoảng thời gian từ 7/2 đến 22/2/2019 trong số 54 thành viên của hội đồng trên toàn cầu, bao gồm cả giám đốc tài chính những công ty có trụ sở tại Bắc Mỹ.

Đại diện thương mại của Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết trong buổi điều trần trước Quốc hội hôm thứ Tư tuần rồi rằng một thỏa thuận với Trung Quốc không chỉ bao gồm việc mua nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ mà còn gồm các điều khoản thực thi các quyền sở hữu trí tuệ. Đã có những báo cáo gần đây rằng Lighthizer không hài lòng với việc ông Trump sẵn sàng thỏa thuận với Trung Quốc mà không ký kết được những thỏa thuận với các điều khoản đủ mạnh. Các quan chức Nhà Trắng đã trong báo cáo của họ cũng đã hạ thấp mức độ căng thẳng đối với phía Trung Quốc.

"Chúng ta có thể cạnh tranh với bất kỳ ai trên thế giới, nhưng chúng ta phải có luật lệ, đảm bảo việc thực thi các quy tắc, đảm bảo kết quả thị trường và việc trộm cắp công nghệ không thể xác định được người chiến thắng", Lighthizer nói trước Ủy ban các Phương tiện của Quốc hội Mỹ hôm thứ Tư tuần trước.

"Hãy để tôi nói rõ," Lighthizer tiếp tục. "Vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi đạt được thỏa thuận và kể sau khi đạt được thỏa thuận, nếu đạt được chúng".

Sau cuộc họp G20 tháng 12 tại Buenos Aires, Argentina, Trung Quốc đã có một bước đi mà các nhà tư tưởng bảo thủ của Viện Doanh nghiệp Mỹ, cơ quan trong nhiều năm qua đã báo động về hành vi trộm cắp IP của Trung Quốc, mô tả là rất quan trọng khi Chính phủ Trung Quốc đưa ra một bản ghi nhớ khoảng 38 hình phạt đối với những người vi phạm IP, bao gồm cả việc mất quyền xin tài trợ với chính phủ. 

"Việc đưa ra được bản ghi nhớ (trong đó ghi rõ ràng các khiếu nại từ phía Mỹ) là một nhượng bộ quan trọng: Cho đến gần đây, Chính phủ Trung Quốc vẫn chính thức phủ nhận hiện tượng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến ở Trung Quốc", học giả Claude Barfield thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ viết trên blog của ông.

Nhưng những vấn đề khá là phức tạp bởi trong số các vụ đánh cắp bí mật thương mại đó, ranh giới với gián điệp mạng đã bị Chính phủ Trung Quốc làm mờ đi, trước các mục tiêu quân sự hay kinh doanh, và những thứ đánh cắp được cho mục đích quân sự sau đó lại được bí mật chuyển cho các công ty Trung Quốc.

Chưa có các thống kê chính xác về số lượng các bí mật thương mại bị đánh cắp, phân loại theo các quốc gia nhưng Trung Quốc hiện vẫn đang đứng đầu danh sách các vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trong mọi lĩnh vực, một phát ngôn viên của Ủy ban Quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ nói. Ủy ban này cũng tính toán rằng mỗi năm kinh tế Mỹ đã thiệt hại tới 600 tỷ USD vì các vụ đánh cắp này. Đặc biệt, các công dân Trung Quốc đánh cắp bí mật công nghệ hay thương mại chỉ bị xử tại các tòa án ở Mỹ, vẫn theo Ủy ban Quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ