TP.HCM: Thu ngân sách nhiều, nhưng tái đầu tư chưa xứng tầm

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc R&D DKRA Việt Nam với Nhadautu.vn về câu chuyện phát triển TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
NHÓM PV
08, Tháng 04, 2021 | 06:44

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc R&D DKRA Việt Nam với Nhadautu.vn về câu chuyện phát triển TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

D9F4CED1-3EDC-4492-9759-35A3E7B70269

Ông Nguyễn Hoàng – Giám đốc R&D DKRA Việt Nam.

Sự phát triển của TP.HCM cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã biến nơi đây trở thành hấp lực hút dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản. Có thể thấy, những năm gần đây, các chủ đầu tư thường có xu hướng thực hiện các siêu dự án, hay dự án đại đô thị. PV Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng – Giám đốc R&D DKRA Việt Nam.

Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian qua?

Ông Nguyễn Hoàng: Như đã biết, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 1 trong 4 khu vực kinh tế trọng điểm quan trọng nhất cả nước. Có thể thấy, khu vực này chỉ chiếm 20% dân số Việt Nam nhưng đã đóng góp từ 40 – 45% GDP toàn quốc và 40% thu ngân sách. Trong đó, 4 địa phương thuộc Vùng có tỷ lệ điều tiết ngân sách về Trung ương thuộc nhóm cao nhất.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung phát triển nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp, công nghệ, logistics,... và đặc biệt là kinh tế biển. Có thể thấy, TP.HCM và Bà Rịa-Vũng Tàu có hệ thống cảng biển quốc tế lớn nhất với khối lượng vận tải biển chiếm 40% cả nước. Ngoài cảng biển, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn là trung tâm du lịch biển, đảo, đánh bắt và chế biến hải sản, khai thác dầu khí… lớn hàng đầu cả nước và có khả năng cạnh tranh trong khu vực.

Các tỉnh thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu tăng cường phát triển về dịch vụ, các cơ sở công nghiệp chuyển dần sang khu vực còn dư địa phát triển, nhất là các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Phước, Tiền Giang.

Có thể thấy, TP.HCM và  7 tỉnh xung quanh luôn nằm trong top đầu kinh tế cả nước, cũng như cạnh tranh thu hút đầu tư.

Dù phát triển là vậy, sự đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa tương xứng.

Theo đó, hạ tầng giao thông, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối với các tỉnh xung quanh, dù nhận được những quan tâm đầu tư, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu và xứng tầm vị trí vùng kinh tế trọng điểm. Theo đó, các tuyến đường kết nối cùng còn nhiều dang dở chưa hoàn thành theo tiến độ, chưa được thúc đẩy sớm đầu tư mới, hoặc các dự án chưa có kế hoạch triển khai cụ thể. Vì thế, sự phát triển của khu vực này chưa được như mong đợi và chưa xứng tầm phát triển.  

Tiếp theo, ngân sách đầu tư cho các khu vực này cũng chưa xứng tầm, nhất là đối phó với biến đổi khí hậu, sản xuất kinh doanh, y tế giáo dục. Hoặc, ví dụ tỷ lệ giữ lại của ngân sách TP.HCM còn hạn chế mà báo chí đã nêu nhiều.

Theo ông thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là gì?

Ông Nguyễn Hoàng: TP.HCM và các tỉnh xung quanh có vị trí chiến lược đặc biệt và là trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam với các nước Asean và quốc tế. Đây là Trung tâm kinh tế tài chính và văn hóa cả nước, là nơi thu hút đầu tư, lao động trình độ cao cả trong và ngoài nước.

Qua đó, cũng có thể thấy, khu vực này luôn tiên phong trong các vấn đề đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động kinh tế, kinh doanh, phát huy năng lực cạnh tranh của mình.

Một thế mạnh nữa, TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 hệ thống cảng biển và hệ thống cảng nội thủy phục vụ vấn đề giao thông vận tải và logistics. Nơi đây chiếm lượng lớn hàng hóa giao thương của Việt Nam với quốc tế. Ngoài ra, TP.HCM và các tỉnh lân cận trong khu vực kinh tế trọng điểm chỉ chiếm 10% dân số nhưng sức tiêu thụ lại nằm trong top đầu cả nước.

Bên cạnh đó, TP.HCM và các tỉnh xung quanh trú trọng phát triển hoạt động kinh tế và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, kỹ thuật cao. Đây là nơi tiên phong định hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn tới theo chủ trương Đảng và Nhà nước đề ra về Cách mạng Công nghệ 4.0.

Đáng chú ý, TP.HCM cũng là nơi đặt nhiều trụ sở văn phòng của tập đoàn nhà nước, tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam; thu hút FDI luôn đứng vào top đầu các tỉnh thành

Trong sự phát triển này, TP.HCM đóng vai trò thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Hoàng: TP.HCM là trung tâm kinh tế, đầu tàu lớn nhất cả nước. Vai trò này thể hiện qua việc GRDP năm 2020 của TP.HCM ước đạt khoảng 1.372 nghìn tỷ đồng, tăng 1,39% so với năm 2019, đóng góp trên 22% vào GDP quốc gia và 27% tổng thu ngân sách cả nước, thu hút đến hơn 30% lượng vốn FDI toàn quốc. Ngoài ra, TP.HCM cũng luôn nằm trong top đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng như của các doanh nghiệp lớn.

Bên cạnh đó, TP.HCM còn có vai trò là trung tâm kết nối các tỉnh xung quanh tạo nên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Một thế mạnh nữa, TP.HCM có hệ thống cảng kết nối khu vực xung quanh trong vấn đề giao thương.

Đặc biệt, TP.HCM còn có Khu công nghệ cao (Saigon High tech park). Đây là nơi luôn đi đầu thu hút vốn đầu tư công nghệ nước ngoài, là động lực và thế mạnh của TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung trong thời gian sắp tới, đặc biệt khi chúng ta đang đẩy mạnh về phát triển kinh tế số trong thời gian tới.

Ngoài ra, TP.HCM còn tiên phong trong các vấn đề đổi mới quản lý và cơ chế chính sách: từ quy chế đặc thù cho việc phát triển thành phố và chính quyền đô thị (Nghị quyết 54/NQ-QH 2017 và Nghị quyết 131/NQ-QH 2020 về Chính quyền đô thị TP.HCM), mới đây nhất là việc thành lập TP. Thủ Đức trực thuộc TP.HCM.

Xin cảm ơn ông!

Ngày 16/4 tới đây tại TP.HCM, Tạp chí Nhadautu.vn sẽ tổ chức Hội thảo "Nhận diện lực đẩy phát triển thị trường bất động sản Vùng TP.HCM mở rộng năm 2021" sẽ diễn ra vào 8 giờ, thứ 6, ngày 16/4/2021, tại Khách sạn Eastin Grand, số 253 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Để Hội thảo có chất lượng, thiết thực góp phần phát triển thị trường, Tạp chí điện tử Nhadautu.vn hoan nghênh và mong muốn lắng nghe ý kiến từ các nhà đầu tư về thực trạng và những băn khoăn về thị trường bất động sản hiện nay. Mọi ý kiến đóng góp, xin vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected]. Hoặc doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư có thể đăng ký tham dự qua Gia Linh, điện thoại 0396445639 hoặc email: [email protected].

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ