Thừa Thiên - Huế 44 năm xây dựng và phát triển

Nhàđầutư
Sau 44 năm ngày thống nhất đất nước, xuất phát điểm từ những đống đổ nát do hậu quả chiến tranh để lại, Thừa Thiên – Huế đã vững bước cùng cả nước đứng lên xây lại cơ đồ, trở thành tâm điểm Di sản Văn hóa thế giới, một xứ Huế điểm đến du lịch mộng mơ của cả loài người.
PHAN TIẾN
01, Tháng 05, 2019 | 15:14

Nhàđầutư
Sau 44 năm ngày thống nhất đất nước, xuất phát điểm từ những đống đổ nát do hậu quả chiến tranh để lại, Thừa Thiên – Huế đã vững bước cùng cả nước đứng lên xây lại cơ đồ, trở thành tâm điểm Di sản Văn hóa thế giới, một xứ Huế điểm đến du lịch mộng mơ của cả loài người.

Nhớ lại giây phút lịch sử

Trong câu chuyện giữa chúng tôi với ông Ngô Hòa, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế là 1 trong 4 chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Phú Xuân người kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đầu tiên trên kỳ đài Ngọ Môn vào sáng 26/3/1975.

giaiphonghue

Quân giải phóng tiến vào cửa Ngọ Môn, phía trước Thành nội Huế ngày 26/3/1975

Khi kể lại những giây phút lịch sử, ông Hòa sung sướng tự hào kể: lúc đó, 6h30 sáng 26/3/1975 là mốc son chói lọi không thể nào quên đối với quân và dân Thừa Thiên-Huế. Vào giờ phút thiêng liêng đó là lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam rộng 8m, dài 12m được kéo lên tại kỳ đài Trung tâm Ngọ Môn  kinh thành Huế như một hồi chuông vang lên báo hiệu “ngày tận thế” đối với kẻ thù xâm lược cùng với cả nước hân hoan mở ra trang sử mới, trang sử Độc lập, Tự do hòa bình, thống nhất đất nước.

44 năm sau ngày quê hương Thừa Thiên-Huế sạch bóng quân thù, chúng tôi gặp lại những người lính Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Phú Xuân tham gia kéo cờ Tổ quốc lên kỳ đài Ngọ Môn vào giờ phút vinh quang ấy…!

Lá cờ Mặt trận dân tộc Giải phóng rộng 96m2 cuộn lại vừa một ba lô, cõng trên lưng đi với quãng đường dài nhưng khi chúng tôi nghĩ đến hình ảnh lá cờ tung bay trên đỉnh Kỳ đài Ngọ Môn. Niềm vui chiến thắng sẽ vỡ òa càng  nhân lên quyết tâm đưa lá cờ về an toàn để hoàn thành nhiệm vụ với đơn vị, với đất nước và với lịch sử dân tộc Việt Nam thân yêu.

Đúng 6h30 sáng 26/3/1975, khi mặt trời sắp sữa ửng hồng, lá cờ Mặt trận dân tộc Giải phóng màu đỏ tươi thắm đã tung bay trên đỉnh Ngọ Môn, cả kinh thành Huế vui sướng vỡ òa trong niềm vui đất nước.

44 năm xây dựng và phát triển

Từ một tỉnh chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh,sau 44 năm Thừa Thiên-Huế đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Những ngày đầu giải phóng, sản xuất công nghiệp coi như bằng số không, cả thành phố chỉ có một cơ sở cấp điện chạy bằng dầu Diegen, hàng vạn người dân trở về quê hương với hai bàn tay trắng, nhà cửa, ruộng vườn hoang vắng. Nhưng nhờ vào sự đoàn kết năng động, sáng tạo Đảng bộ, nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hàn gắn vết thương chiến thanh vừa tập trung xây dựng phát triển kinh tế để Thừa Thiên – Huế có bộ mặt mới, văn minh hiện đại.

h

 Đại nội Huế - Điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan

Thành phố Huế đã trở thành đô thị loại 1, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam; thành phố xanh và sạch, thành phố văn hóa của ASEAN, Di sản thế giới, hướng đến xây dựng thành phố bền vững môi trường, đang từng bước được xây dựng hiện đại, nhưng vẫn bảo tồn, phát huy kiến trúc truyền thống và các giá trị văn hóa của Cô đô.

Được biết, năm 2018, tỉnh Thừa Thiên – Huế có Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP theo giá so sánh) năm 2018 ước đạt 32.417 tỷ đồng, tăng 7,15% so với năm 2017. Cơ cấu các ngành kinh tế với dịch vụ chiếm ưu thế 50,4%; công nghiệp - xây dựng 31,66%; nông, lâm, thủy sản 10,97%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6,97%.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2018 ước đạt 7.236 tỷ đồng, vượt 5,9% dự toán địa phương năm, tăng 2,6% so năm 2017.

Nhờ vào công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của quần thể Di tích Cố đô Huế được quan tâm tập trung thực hiện. Cùng với đó, việc tổ chức thành công chín kỳ Festival Huế khẳng định vị thế của một thành phố Festival, một trung tâm văn hóa-du lịch của cả nước khiến ngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên – Huế tăng mạnh.

Năm 2018, tổng lượt khách du lịch đến Huế ước đạt 4.250 nghìn lượt khách, đạt kế hoạch, tăng 11,8% so năm 2017, trong đó khách quốc tế 1.950 nghìn lượt khách, tăng 30%, khách nội địa 2.300 nghìn lượt khách, bằng cùng kỳ. Doanh thu ngành dịch vụ du lịch ước đạt 4.400 tỷ đồng, tăng 25%.

Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư, Thừa Thiên – Huế ưu tiên tập trung để phát triển kinh tế tỉnh nhà, nhờ đó, năm 2018 tỉnh đã thu hút 34 dự án đầu tư với tổng vốn hơn 30.000 tỷ đồng, trong đó, có 27 dự án trong nước với vốn  đầu tư gần 3.500 tỷ đồng (trong KCN, KKT có 06 dự án với số vốn đăng ký đạt 1.624 tỷ đồng ) và 07 dự án cấp mới FDI, điều chỉnh 02 dự án FDI với số vốn đăng ký 1.161,8 triệu USD.

Hứa hẹn “thay màu áo” trong tương lai gần

Trao đổi với Tạp chí Nhà đầu tư, Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Tương lai, tỉnh tập trung phát triển mạnh du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đưa doanh thu dịch vụ du lịch tăng 14-15%; đồng thời phấn đấu đến năm 2020, đưa Thừa Thiên-Huế trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực.

Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung chuyển mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu; phát triển du lịch - dịch vụ; công nghệ thông tin và nâng cao năng suất lao động. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để phát triển doanh nghiệp và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo. Gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Đổi mới, sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị gắn với phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.

Triển khai Đề án phát triển công nghiệp nông thôn, kế hoạch tái cơ cấu  ngành công nghiệp xét đến năm 2025 ; chú trọng hướng tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp trong GRDP tỉnh và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo. Tiếp tục thực hiện đề án, quy hoạch thuộc lĩnh vực .

Tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực tạo giá trị gia tăng cao như công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, công nghiệp năng lượng (năng lượng mặt trời, điện gió, nhiệt điện),... Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế như các dự án chế biến sâu từ nguyên liệu cát như sản xuất thủy tinh pha lê, kính cường lực... ); chế biến thủy sản; sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất ngành công nghiệp dệt may; sản xuất bia.

Phát triển Khu kinh tế (KKT) và các Khu công nghiệp (KCN): Thực hiện tốt công tác quy hoạch. Hoàn thành điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô; triển khai lập Quy hoạch phân khu xây dựng Khu đô thị - du lịch Cảnh Dương. Thu hút 12-15 dự án với vốn đăng ký khoảng 10.000 tỷ đồng, vốn thực hiện 6.000 tỷ đồng trong tương lai.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ