Thủ tướng: Không để tỉnh nào ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên tăng trưởng âm

Nhàđầutư
Thủ tướng tin rằng lãnh đạo và người dân các địa phương trong vùng mong muốn vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, “không để Trung ương và Chính phủ thất vọng về sự tăng trưởng yếu kém, nhiều tồn tại của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên”. Mục tiêu, không để tỉnh nào ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên tăng trưởng âm.
THÀNH VÂN
19, Tháng 07, 2020 | 06:11

Nhàđầutư
Thủ tướng tin rằng lãnh đạo và người dân các địa phương trong vùng mong muốn vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, “không để Trung ương và Chính phủ thất vọng về sự tăng trưởng yếu kém, nhiều tồn tại của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên”. Mục tiêu, không để tỉnh nào ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên tăng trưởng âm.

Ngày 18/7, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Tây Nguyên về tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các kiến nghị của địa phương. 

Tại buổi làm việc các địa phương khẳng định cam kết đến cuối năm 2020 sẽ giải ngân ít nhất 90%. Một số địa phương cho biết, sẽ đạt tỷ lệ giải ngân 60-65% đến ngày 30/9.

Không địa phương nào muốn chuyển nguồn vốn sang địa phương khác, lãnh đạo các tỉnh cho rằng khó khăn gấp đôi thì sẽ cố gắng gấp ba. Hội đồng Nhân dân các địa phương sẽ tổ chức họp thường xuyên hơn về vấn đề giải ngân, ít nhất mỗi tháng một lần; đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục. Các ý kiến cũng đề cập nhiều đến đầu tư các dự án kết nối vùng, trong đó có tuyến đường ven biển. 

ThutuongNXP_2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Tây Nguyên tại Đà Nẵng (Ngày 18/7).

Trước ảnh hưởng mạnh của COVID-19 đến kinh tế, nhất là lĩnh vực du lịch, một số tỉnh ở Tây Nguyên cho rằng, nhờ sản xuất nông nghiệp nên mới giữ được “thế trận”. Với cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng chiếm 33% trong tổng GRDP của vùng, duy trì mức tăng trưởng cao của ngành quý II cao hơn quý I đã bù lại sự suy giảm của các ngành khác và duy trì phát triển chung của vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh thúc đẩy giải ngân, với vùng Tây Nguyên, các ý kiến cho rằng, cần tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển du lịch nội địa.

Sau khi lắng nghe các chính quyền các địa phương, các Bộ, ngành đưa ra các giải pháp, hiến kế cho sự phát triển kinh tế miền Trung – Tây Nguyên, đặc biệt là trong bối cảnh 6 tháng đầu năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tăng trưởng âm (-3,22%), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị chính quyền các địa phương này cần quan tâm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, cam kết đạt mức tăng trưởng đạt mức cao nhất có thể. Nhất là đối với các địa phương có mức tăng trưởng âm như Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng.

 “Không để tỉnh nào ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên tăng trưởng âm, các địa phương phải đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công đạt mức gần 100%”, Thủ tướng nói. 

nguyen-xuan-phuc

Nhiệm vụ cho các địa phương miền Trung - Tây Nguyên phải nỗ lực để tăng trưởng toàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2020 không thấp hơn mức bình quân cả nước

6 tháng qua, các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có nhiều cố gắng, nhất là quyết tâm không để COVID-19 lây lan nhưng ngoài 3 tỉnh tăng trưởng âm thì các tỉnh còn lại tăng trưởng đạt thấp. Trong đó, giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân cả nước. “Tuy nhiên, điều đáng mừng, theo Thủ tướng, là 12 tỉnh phát biểu tại hội nghị để thể hiện quyết tâm giải ngân 100% hoặc 90% trở lên trong năm 2020 và giải ngân vốn ODA đạt ít nhất 80%”, Thủ tướng cho hay.

Thời gian tới, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Thủ tướng tin rằng lãnh đạo và người dân các địa phương trong vùng mong muốn vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, “không để Trung ương và Chính phủ thất vọng về sự tăng trưởng yếu kém, nhiều tồn tại của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên”. Điều quan trọng là phải xây dựng chương trình, lộ trình hành động với thời gian cụ thể, quyết liệt, hiệu quả, giải pháp đột phá trong 6 tháng cuối năm để phục hồi tăng trưởng. Không để tình trạng trì trệ.

“Tinh thần chung là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Sở ngành phải làm quyết liệt, phải tập trung giải quyết các tồn tại của đầu tư công, không cứ để tình hình trị trệ được đâu”, Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị các địa phương phải nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng với những biện pháp cụ thể.

“Mục tiêu là năm 2020, tăng trưởng miền Trung – Tây Nguyên không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Muốn làm được điều đó thì các địa phương phải có quyết tâm thế nào”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng đồng thời nhắc nhở các địa phương cần chú ý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tư nhân, thu hút FDI. Không có đầu tư phát triển, không có doanh nghiệp phát triển thì kinh tế không thể phát triển được.

Đồng thời, các địa phương miền Trung – Tây Nguyên phải nghiên cứu, tận dụng các FTA, đặc biệt là CPTPP và EVFTA, mở ra không gian mới về hợp tác thương mại đầu tư với các nước châu Âu.

Đại dịch COVID-19 có thể còn kéo dài và diễn biến khó lường, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, nơi có cửa khẩu, biên giới, cảng hàng không tuyệt đối không được chủ quan, theo dõi sát tình hình, kiên quyết không để dịch quay lại, lây lan trong cộng đồng. “Đảng, Nhà nước "thấu hiểu" những khó khăn, thách thức với miền Trung”. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng hành cùng chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân miền Trung – Tây Nguyên vượt qua khó khăn.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công của từng địa phương; kịp thời xử lý các phát sinh, vướng mắc, bảo đảm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2020. Kiên quyết thực hiện cắt giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp, hoặc triển khai chậm để  điều chỉnh cho các dự án đầu tư công cấp bách.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng cần nghiên cứu liên kết vùng Nam Phú Yên – Khánh Hòa để khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch khu vực này. Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu hạ tầng kết nối miền Trung – Tây Nguyên đồng bộ.

Các địa phương phải xây dựng cơ chế để giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, coi trọng phát triển doanh nghiệp địa phương. Các kiến nghị của các địa phương sẽ được giao đến từng Bộ, ngành liên quan xử lý, trả lời.

Về gói hỗ trợ doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội chủ động sửa gói hỗ trợ 16.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động cho phù hợp với thực tế để doanh nghiệp có thể tiếp cận được gói vay. Đề nghị doanh nghiệp phải chủ động thích ứng, thích nghi với các khó khăn.

Chính quyền địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn, hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng, tạo việc làm và lo an sinh xã hội. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khuyến khích những cán bộ, những địa phương dám nghĩ, dám làm, sáng tạo”, Thủ tướng bày tỏ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ