Thị trường quốc tế - mảnh đất màu mỡ cho sữa organic Việt

Nhàđầutư
Khi xu hướng sử dụng thực phẩm organic (hữu cơ) đang trở thành nhu cầu tất yếu, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực đưa ra những dòng sản phẩm organic chất lượng nhằm cung ứng cho thị trường trong nước và quốc tế. Tập đoàn TH của bà Thái Hương cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
THU PHƯƠNG
17, Tháng 11, 2018 | 13:18

Nhàđầutư
Khi xu hướng sử dụng thực phẩm organic (hữu cơ) đang trở thành nhu cầu tất yếu, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực đưa ra những dòng sản phẩm organic chất lượng nhằm cung ứng cho thị trường trong nước và quốc tế. Tập đoàn TH của bà Thái Hương cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Theo các nghiên cứu, lối sống organic hay nói cách khác là sống cân bằng, lành mạnh, hướng về thiên nhiên với tiêu chí Xanh - Sạch - Phát triển bền vững đang rất thịnh hành tại các nước châu Âu, Mỹ và lan rộng đến các nước châu Á phát triển như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Nắm bắt thị hiếu đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sản xuất thực phẩm, thức uống organic tuân theo những tiêu chí, quy trình nghiêm ngặt để tìm cơ hội tham gia vào sân chơi quốc tế và khẳng định chất lượng trên những thị trường tiềm năng này.

Để tiếp cận thị trường tỷ dân của Trung Quốc, Tập đoàn TH (doanh nghiệp sở hữu nhiều dòng sản phẩm nổi bật như sữa tươi thanh, tiệt trùng; sữa chua; sữa hạt TH true NUT; thức uống thảo dược TH true Herbal và dòng thức uống lên men từ mầm lúa mạch TH true MALT) đang xây dựng hệ thống phân phối ở Thâm Quyến, Quảng Tây, Hong Kong.

TH hiện đã có công ty chi nhánh thực hiện việc phân phối sản phẩm tại Quảng Châu và hợp tác với các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn như C-Store (chuỗi 420 cửa hàng); Circle-K với 76 cửa hàng. Trong thời gian tới, TH sẽ mở rộng hệ thống phân phối tại Bắc Kinh và Thượng Hải.

sua TH

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm hiểu sản phẩm sữa của TH tại Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc 2018 (CIIE 2018) diễn ra tại Thượng Hải (Trung Quốc). 

Theo TH, việc tìm đường đưa các sản phẩm chất lượng của doanh nghiệp vào thị trường Trung Quốc đang có nhiều cơ hội lớn do quốc gia này từng đối mặt vụ bê bối sữa nhiễm chất melamin năm 2008. Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng khôi phục niềm tin của người tiêu dùng bằng việc đưa ra những quy định khắt khe về sản xuất sữa.

Sản phẩm đưa ra thị trường phải vượt qua bài kiểm tra an toàn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc (FAD). Sau khi có quy định này, gần hai phần ba sản phẩm sữa công thức cho trẻ em bị cấm lưu hành. Đến nay, FAD chỉ chấp thuận 940 sản phẩm sữa công thức cho trẻ sơ sinh được bán trên thị trường, giảm hơn một nửa so với trước đó. 

Các sản phẩm sữa tươi và chế biến từ sữa tươi cũng phải đáp ứng nhiều tiêu chí về chất lượng, trong đó, có các yêu cầu khắt khe về thức ăn chăn nuôi, thú y, chế biến, phân phối...

Tuy nhiên, hiện tại, Trung Quốc mở cửa cho các sản phẩm sữa với thành phần sữa tươi nguyên liệu dưới 80%. Do đó, TH đang xuất khẩu các sản phẩm sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa hạt TH true NUT. Tới đây, khi Hiệp định xuất khẩu sản phẩm sữa giữa Việt Nam và Trung Quốc (Protocol) được ký kết, tập đoàn sẽ tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng và các dòng sản phẩm sữa tươi công thức.

Để cung ứng sữa tươi cho thị trường này, TH đã lên kế hoạch phát triển đàn bò sữa, đa dạng hóa các sản phẩm sữa phù hợp với khẩu vị và đặc thù tiêu dùng. Sau khi Protocol được ký kết, doanh nghiệp sẽ xuất khẩu số lượng sớn sản phẩm sữa tươi sang Trung Quốc.

Thái Hương - Nhà sáng lập và tư vấn đầu tư của Tập đoàn TH nhấn mạnh, ngay từ ngày đầu khởi dựng dự án sữa TH true MILK vào năm 2008, doanh nghiệp đã thiết lập chuỗi sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cao cho ra đời những ly sữa tươi đạt chuẩn quốc tế. Bởi vậy, sản phẩm sữa TH, nhất là sữa chua, sữa TH true MILK organic được nhiều người tiêu dùng Trung Quốc biết đến.

Doanh nghiệp xây dựng thành công dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao, sở hữu trang trại bò sữa lớn nhất hơn 45.000 con tại Nghĩa Đàn (Nghệ An); nhà máy chế biến sữa TH lớn nhất Đông Nam Á và chiếm tới hơn 40% thị phần trong phân khúc sữa tươi (với 72 loại sản phẩm). 

Hiện, tập đoàn tiếp tục phát triển hệ thống trang trại bò sữa ra các tỉnh thành của Việt Nam, trong đó có Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Phú Yên, Lâm Đồng, Sóc Trăng.

Không chỉ tìm đường cho thương hiệu TH có chỗ đứng trong thị trường tỷ dân của Trung Quốc, với khát vọng đưa thương hiệu Việt ra thế giới, bà Thái Hương đã chọn nước Nga là điểm đến đầu tiên trong kế hoạch đầu tư của TH.

Ngày 7/9/2018, tại Khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế đặc biệt “Kaluga” huyện Borovsk, tỉnh Kaluga, Tập đoàn TH tổ chức Lễ Khởi công Nhà máy chế biến sữa TH công suất 1.500 tấn/ngày. Nhà máy này nằm trong chuỗi sản xuất khép kín các sản phẩm sữa và đồ uống tốt cho sức khỏe thuộc Dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD của tập đoàn TH tại Liên bang Nga.

tap-doan-th-ffffff-1955

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng cây phong đỏ và đặt viên đá kỉ niệm cùng Phó Thủ tướng Liên bang Nga Alexei Vasilievich Gordeev, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh; quan khách lãnh đạo cấp cao hai nước và đại diện nhà đầu tư bà Thái Hương nhân ngày khởi công Nhà máy sữa tự động hóa lớn nhất nước Nga, công suất 1500 tấn/ngày, hoàn toàn từ sữa tươi tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga.

Nhà máy với công suất 1.500 tấn/ngày với công nghệ quản lý 4.0 và công nghệ tự động hóa sẽ trở thành nhà máy lớn và hiện đại bậc nhất tại Nga, cũng như là biểu tượng của sự hợp tác kinh tế và tình hữu nghị Việt - Nga.

Các dự án trong tổng thể Tổ hợp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD được triển khai nhanh chóng, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của bà Thái Hương trong việc đón đầu dư địa thị trường Nga.

Nga là nước nhập khẩu sữa lớn thứ hai thế giới, chiếm khoảng 12 – 15% thương mại sữa trên toàn thế giới.

Tại Nga, sữa và các sản phẩm sữa chiếm một tỷ trọng hàng đầu trong chế độ ăn uống của người dân Nga. Trong cấu trúc giỏ thực phẩm của người Nga, tỷ trọng các sản phẩm sữa ở các vùng khác nhau dao động từ 20% đến 30%.

Theo Cục thống kê liên bang, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Liên bang Nga năm 2016 là 233,1 kg/người/năm, thấp hơn 28% so với tiêu chuẩn được Bộ Y tế Nga ban hành ở mức 325 kg/người/năm.

Theo Liên hiệp sữa Nga, năm 2016 số lượng bò sữa trên Liên bang Nga là 8,25 triệu con, sản xuất sữa tươi đạt 30,7 triệu tấn, trong đó sữa hàng hóa khoảng 20,7 triệu tấn. Tuy nhiên, năm 2016 Nga vẫn đang đối diện với tình trạng thiếu sữa và phải nhập khẩu khoảng 7,2 triệu tấn sữa.

Căn cứ chương trình “Học thuyết an ninh lương thực Liên bang Nga” được Tổng thống Nga thông qua, nước Nga đặt ra nhiệm vụ sản xuất sữa trong nước đạt được ít nhất 90% khối lượng sản phẩm sữa tại thị trường Nga.

Các dự án của TH không chỉ góp phần bù đắp sự thiếu hụt sữa tại Nga mà còn hướng tới các sản phẩm chất lượng cao không biến đổi gen, theo hướng sạch, hữu cơ, không những trong nước mà còn đến các thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc và Châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ