Thêm cơ hội đầu tư vào VN30

ETF SSIAM VN30 sẽ là một kênh đầu tư với chi phí thấp, giúp hạn chế rủi ro tập trung và mang tới lợi nhuận dài hạn. Quỹ mới của SSIAM được kỳ vọng sẽ trở thành kênh hút vốn mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
THU HẰNG
25, Tháng 05, 2020 | 10:52

ETF SSIAM VN30 sẽ là một kênh đầu tư với chi phí thấp, giúp hạn chế rủi ro tập trung và mang tới lợi nhuận dài hạn. Quỹ mới của SSIAM được kỳ vọng sẽ trở thành kênh hút vốn mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Quỹ ETF SSIAM VN30 ra đời sẽ cung cấp thêm cho nhà đầu tư một lựa chọn mới trên thị trường chứng khoán với chi phí thấp, đồng thời hạn chế rủi ro tập trung và mang tới lợi nhuận dài hạn. Qua đó, đây sẽ là một kênh hút vốn mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Vừa qua, Công ty TNHH Quản lý quỹ (SSIAM) được cấp giấy phép chào bán ra công chúng chứng chỉ quỹ ETF SSIAM VN30, dựa trên bộ chỉ số cổ phiếu VN30 của Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), dự kiến thời gian IPO từ 1/6/2020 đến 25/6/2020.

Quỹ hoán đổi danh mục này có thời gian hoạt động không giới hạn, sử dụng chiến lược đầu tư thụ động, mô phỏng biến động của chỉ số tham chiếu VN30. Quy mô ban đầu dự kiến tối thiểu 50 tỷ đồng.

Sự ra đời của ETF SSIAM VN30 kỳ vọng sẽ thu hút thêm dòng vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kênh “gom” cổ phiếu tiềm năng và tối ưu chi phí

ETF SSIAM VN30 là quỹ nội thứ hai mô phỏng bộ chỉ số VN30 - chỉ số đại diện cho 73,4% giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam, gồm 30 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoản cao nhất sàn HoSE, của các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực. Giá trị giao dịch bình quân ngày đạt gần 100 triệu USD (riêng trong tháng 5), tương đương 60% giá trị giao dịch của HoSE.

Việc đầu tư vào một nhóm cổ phiếu gồm các mã của doanh nghiệp lớn là một trong những cách giúp phân tán rủi ro và theo kịp diễn biến chứng khoán. Quỹ ETF hoạt động dựa trên kỳ vọng cốt lõi là quy mô thị trường sẽ tăng trưởng trong dài hạn theo sự phát triển của nền kinh tế.

Một điểm cộng cho rổ VN30 khi được ETF chọn để mô phỏng là sự góp mặt nhiều cổ phiếu kín “room” ngoại như TCB, FPT, REE… Khi quỹ mới của SSIAM chính thức được IPO, các nhà đầu tư nước ngoài có thêm một kênh để sở hữu các mã này, điều khó thực hiện nếu mua trên sàn. Đồng nghĩa, sự xuất hiện của ETF SSIAM VN30 mở ra một “cửa” hút vốn khác cho thị trường.

Vì là quỹ mô phỏng trên chỉ số VN30, ETF SSIAM VN30 nói riêng và các quỹ ETF khác có tính minh bạch cao, danh mục được công khai, giá trị danh mục được định giá thường xuyên trong ngày giao dịch. Trong khi đó, các quỹ chủ động thường chỉ cập nhật danh mục và giá trị tài sản theo tháng hoặc quý. Sự minh bạch và cập nhật trong danh mục chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chủ động và phản ứng nhanh trước các diễn biến của thị trường, qua đó có cơ hội mang về lợi nhuận tốt.

ssi-6277-1590372944

Quỹ mới của SSIAM được kỳ vọng sẽ trở thành kênh hút vốn mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: SSI.

Bên cạnh sự hấp dẫn từ rổ chỉ số VN30, chi phí cũng là yếu tố khiến ETF thu hút so với các quỹ đầu tư chủ động. Do xây dựng chiến lược dựa trên mô phỏng chỉ số, chi phí hoạt động của các ETF thấp hơn so với với các quỹ thông thường. Công việc quản lý quỹ dạng thụ động không quá phức tạp nên bộ máy hoạt động thường gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí. Điều này có lợi với các nhà đầu tư dài hạn khi muốn tham gia vào thị trường.

Hiện nay, chi phí quản lý của các quỹ ETF nội trên thị trường dưới 1% NAV, quỹ ETF SSIAM VN30 có phí quản lý 0,6%, các quỹ ETF khác có phí quản lý giao động từ 0,65-0,8%… Trong khi đó, chi phí quản lý của các quỹ cổ phiếu chủ động thường từ 1,5%-2% NAV/năm.

Sức hút được chứng minh

Trên thực tế, mô hình ETF đã cho thấy sự hấp dẫn lớn tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Đơn cử, ETF VNFIN Lead của SSIAM, dựa trên bộ chỉ số cổ phiếu ngành tài chính, được niêm yết vào tháng 3.

Quỹ này đang liên tục nhận dòng vốn đổ vào trong nửa đầu tháng 5. Vừa qua, ETF VNFIN Lead đã phát hành thêm 11,6 triệu chứng chỉ quỹ, nâng tổng khối lượng lên37,8 triệu đơn vị, từ mức 26,2 triệu khởi điểm. Quy mô quỹ tính đến ngày 22/5 đạt hơn 350 tỷ đồng. 

Quỹ VFMVN Diamond ETF của CTCP Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) vừa qua cũng phát hành mới 8 triệu chứng chỉ quỹ, nâng tổng khối lượng phát hành lên 18,2 triệu đơn vị.

Một quỹ khác của SSIAM là ETF SSIAM VNX50 có quy mô gần 150 tỷ đồng, với 14,2 triêu chứng chỉ quỹ đang lưu hành. Đây là một trong những quỹ có tăng trưởng tài sản ròng tốt nhất trong năm 2019, đạt hơn 6%. Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ hơn 66,5% chứng chỉ quỹ này.

Riêng đối với quỹ ETF mô phỏng VN30, sức hút phần nào được thấy qua ETF VFM VN30 của VFM. Đến nay, quy mô tài sản ròng của quỹ này đạt gần 5.960 tỷ đồng với số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành hơn 445 triệu đơn vị, tính đến ngày 24/5. Trên thị trường niêm yết, thanh khoản khớp lệnh chứng chỉ quỹ E1VFVN30 đạt trên 500.000 đơn vị mỗi phiên.

Với kinh nghiệm của SSIAM và nền tảng từ Chứng khoán SSI, công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam, quỹ ETF SSIAM VN30 sau khi đi vào hoạt động sẽ có thể thu hút dòng vốn trong và ngoài nước, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm và thêm lựa chọn cho nhà đầu tư.

Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) là một kênh đầu tư mới nhưng có nhiều tiềm năng tại Việt Nam. Tổng tài sản các quỹ ETF phân bổ vào thị trường Việt Nam hiện tại vẫn còn rất nhỏ (khoảng 1 tỷ USD) so với quy mô 37 tỷ USD ở các quỹ đầu tư chủ động của toàn bộ nhóm nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện thị trường chỉ có 4 quỹ ETF nội hoạt động là VNX50 ETF và VNFIN Lead ETF của SSIAM. Hai quỹ của VFM là VFMVN30 ETF và VFMVN Diamond. Việc hút ròng của các quỹ ETF nội tuần qua đang cho thấy sức hút mới từ loại hình đầu tư này.

(Theo Người đồng hành)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26323.00 26429.00 27594.00
GBP 30788.00 30974.00 31925.00
HKD 3099.00 3111.00 3212.00
CHF 27288.00 27398.00 28260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15895.00 15959.00 16446.00
SGD 18115.00 18188.00 18730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17917.00 17989.00 18522.00
NZD   14768.00 15259.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3538.00 3670.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2274.00 2365.00
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ