Sẽ có cơ chế đặc thù để khu kinh tế Vân Phong thu hút được các nhà đầu tư chiến lược

Nhàđầutư
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế TW đề nghị tỉnh Khánh Hoà phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, đề xuất một số cơ chế đặc thù, đảm bảo môi trường đầu tư ổn định để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có quy mô lớn đến đầu tư lâu dài tại KKT Vân Phong.
MY ANH
12, Tháng 05, 2021 | 14:33

Nhàđầutư
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế TW đề nghị tỉnh Khánh Hoà phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, đề xuất một số cơ chế đặc thù, đảm bảo môi trường đầu tư ổn định để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có quy mô lớn đến đầu tư lâu dài tại KKT Vân Phong.

tam-dung-quy-hoach-dac-kh

Khu kinh tế Vân Phong

Kết luận số 53-KL/TW ngày 24/12/2012 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Khu kinh tế Vân Phong không chỉ là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư mà còn là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước.

Tuy nhiên, qua gần 10 năm thực hiện việc phát triển khu kinh tế Vân Phong, với tư cách là một động lực quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực chưa đạt được như kỳ vọng, một phần do mô hình phát triển chưa phù hợp.

Trong 5 năm qua, khu kinh tế Vân Phong chỉ đầu tư phát triển hạ tầng chưa đến 1.000 tỉ đồng, thu hút chỉ 41 dự án mới. Tính đến nay, tại khu kinh tế này có 153 dự án đầu tư (trong đó có 123 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký hơn 4 tỉ USD nhưng thực hiện chỉ 1,4 tỉ USD, đạt 33%.

Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Thủ tướng đã cho phép điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050; tiếp đó đã đồng ý thực hiện thủ tục để đưa khu kinh tế này thành một trong những khu kinh tế ven biển của cả nước.

"Hiện tỉnh Khánh Hòa đã nhận tài trợ và hợp đồng các tổ chức tư vấn nước ngoài để lập điều chỉnh quy hoạch chung khu kinh tế Vân Phong. Trong điều chỉnh quy hoạch mới, Bắc Vân Phong sẽ thành một trong những khu kinh tế biển hiện đại, tạo đột phá và Nam Vân Phong thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển và các ngành chủ lực về năng lượng, đóng tàu, dịch vụ vận tải biển", ông Tuân cho biết.

Tại buổi làm việc giữa Ban Kinh tế TW với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và định hướng phát triển Khu kinh tế Vân Phong mới đây, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương yêu cầu, Vân Phong phải hướng tới việc trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển, nơi có sự gắn kết chặt chẽ, có tác động thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau phát triển giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp (thuỷ, hải sản) và dịch vụ; về thể chế và mô hình phát triển; về kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh; về sự kết nối và thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Ông Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Khánh Hoà tích cực phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, đề xuất một số cơ chế đặc thù, đảm bảo môi trường đầu tư ổn định để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có quy mô lớn đến đầu tư lâu dài tại đây.

Cùng tham dự buổi làm việc, ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư nhìn nhận, Vân Phong có ưu thế rất lớn là cảng nước sâu, với luồng vào cảng -22m đảm bảo cho các loại tàu hàng lớn, lại có vị trí rất "đắc địa", nằm trên tuyến hàng hải quốc tế đi châu Âu, Đông Bắc Á và Hoa Kỳ. Vì vậy, cần phát triển Vân Phong thành khu kinh tế thương mại tự do quốc tế gắn với cảng quốc tế nước sâu.

"Có thể phát triển thêm các ngành trọng điểm trong khu kinh tế Vân Phong gắn với trung tâm mua sắm miễn thuế, nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp chữa bệnh, dịch vụ cao cấp, trung tâm công viên du lịch chủ đề gắn với đô thị, không nên thu hút đóng tàu nữa. Để làm được điều ấy cần phải có cơ chế đặc biệt bằng nghị quyết đặc thù của Quốc hội để có các chính sách về hải quan, về hàng hóa, cơ quan quản lý cảng , miễn thuế, miễn visa…", ông Đông nói.

Về hạ tầng giao thông kết nối, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, thực hiện kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, sẽ có hai dự án cao tốc qua khu vực Vân Phong bao gồm Tuy Hòa - Vân Phong (51km) và Vân Phong - Nha Trang (81km). Ngoài ra còn dự án cao tốc Khánh Hòa - Đắk Lắk.

“Chậm nhất là cuối tháng 6, một dự án thành phần khác của cao tốc Bắc - Nam là Nha Trang - Cam Lâm sẽ được triển khai. Những dự án cao tốc giúp kết nối Vân Phong nói riêng, Khánh Hòa nói chung với toàn bộ khu vực, tạo động lực phát triển cho địa phương”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết.

Theo Thứ trưởng, riêng với 2 đoạn cao tốc qua Vân Phong là Tuy Hòa - Vân Phong và Vân Phong - Nha Trang, Bộ GTVT sẽ quy hoạch 8 làn xe, bởi theo đánh giá trong tương lai nơi đây sẽ là một khu kinh tế lớn của vùng, cần hạ tầng giao thông tương xứng.

Về việc xây dựng cảng tại khu kinh tế Vân Phong, theo Thứ trưởng, qua nhiều nghiên cứu, cảng Vân Phong có tiềm năng lớn cho việc xây dựng cho một cảng trung tâm, cảng tổng hợp quốc gia, trung chuyển quốc tế (loại 1A).

“Quy hoạch cảng Vân Phong phải kết hợp với quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong thì mới có thể trở thành cảng trung chuyển lớn được. Vì vậy vừa quy hoạch cảng, vừa quy hoạch khu logistics”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ