Những hãng hàng không nào cắt giảm bay nội địa để phòng chống dịch COVID-19?

Nhàđầutư
Trước tình hình dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp, ngành hàng không đang chịu ảnh hưởng nặng nền nhất, không những các chuyến bay đi quốc tế bị ngưng trệ, mà các chuyến bay quốc nội cũng phải cắt giảm để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.
NHÂN HÀ
29, Tháng 03, 2020 | 12:30

Nhàđầutư
Trước tình hình dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp, ngành hàng không đang chịu ảnh hưởng nặng nền nhất, không những các chuyến bay đi quốc tế bị ngưng trệ, mà các chuyến bay quốc nội cũng phải cắt giảm để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.

airbus-a350-1585386856-width3626height2332

Vietnam Airlines giảm khai thác các đường bay nội địa. Ảnh: Báo Giao thông

Nhiều hãng hàng không cắt giảm các đường bay nội địa

Vietnam Airlines cho biết, từ hôm nay 28/3, hãng này sẽ giảm khai thác từ 35 đường bay nội địa xuống chỉ còn 8 đường bay, tương đương chỉ duy trì khoảng 10% tổng số ghế đường bay nội địa so với kế hoạch bay thường lệ.

Các đường bay còn lại này được duy trì tần suất tối thiểu để phục vụ nhu cầu đặc biệt cấp thiết với tiêu chuẩn phòng dịch chặt chẽ nhất. Tổ bay (phi công, tiếp viên, nhân viên kỹ thuật) trên tất cả chuyến bay đều được trang bị đồ bảo hộ y tế, gồm áo mặc toàn thân, găng tay, khẩu trang và kính mắt. Thời gian áp dụng tới hết ngày 15/4.

Tương tự, Bamboo Airways cũng thông báo, từ 28/3 đến hết ngày 15/4, hãng sẽ điều chỉnh tạm thời hoạt động khai thác. Cụ thể, hãng bay này sẽ hạn chế tối đa khai thác các đường bay nội địa; tạm dừng chở khách bay thuê chuyến (charter) chiều về từ nước ngoài trong thời gian 2 tuần cao điểm phòng chống COVID-19, do không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro trong trường hợp đưa người đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Các chuyến bay một chiều đưa khách rời Việt Nam (chiều về bay rỗng) vẫn có thể được hãng cân nhắc thực hiện nếu có sự đồng ý của các cơ quan quản lý.

Chính sách tương tự cũng được Jetstar Pacific áp dụng. Riêng với Vietjet Air, tới đầu giờ chiều 28/3, hãng chưa đưa ra thông báo về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa trong những ngày tới.

Những hành khách đã mua vé sẽ được các hãng hỗ trợ đổi chuyến bay, đổi hành trình hoặc hoàn vé.

Trước đó, ngày 27/3, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP.HCM đến các nơi khác trên toàn quốc; tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người. Đây là giải pháp nhằm giảm thiểu sự lây lan của dịch COVID-19.

Để đảm bảo an toàn cho nhân viên, Vietnam Airlines cho hay, hãng sẽ triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 cho toàn bộ phi công, tiếp viên.

Ngành hàng không thiệt hại lớn

Cho tới nay, dịch Covid - 19 đã gây ra thiệt hại nặng nề đối với lĩnh vực vận tải hàng không. Với những diễn biến mới nhất, dự báo sức “tàn phá” của dịch bệnh này sẽ còn nặng nề hơn.

w6

 

Vận tải hành khách, nhất là vận tải quốc tế bằng đường hàng không là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ phát tán và lây nhiễm bệnh rất lớn. Thế nên về an toàn mà nói là phải tạm dừng các chuyến bay đến quốc gia có dịch để phòng tránh nguy cơ lây lan

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống

Trong đó, Vietnam Airlines dự kiến giảm 2,5 triệu khách năm nay, doanh thu hụt 12.000 tỷ đồng. Hiện nay, ngoài giảm toàn bộ khách từ thị trường Trung Quốc, Vietnam Airlines còn giảm khách trên các đường bay quốc tế khác và các đường bay nội địa. Dịch bệnh khiến doanh thu các hãng hàng không trong nước ước giảm 25.000 tỷ đồng trong năm 2020

Trước đó, tại cuộc họp bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Giao thông Vận tải (GTVT) trước ảnh hưởng dịch viêm đường hô hấp cấp do COVID-19, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết từ cuối tháng 1/2020, thị trường vận tải hàng không bắt đầu giảm mạnh.

Việc cắt toàn bộ đường bay đến Trung Quốc đồng nghĩa giảm 8 triệu hành khách trong năm. Sản lượng vận chuyến hành khách với Hàn Quốc giảm trên 50%, trước đây trung bình mỗi ngày có 26.000 hành khách thì nay chỉ còn khoảng 8.000-12.000 khách.

Đường bay Hồng Kông chỉ còn 36 chuyến mỗi tuần so với 115 chuyến so với trước đây. Riêng các hãng Việt Nam, ngoài Vietnam Airlines khai thác 4 chuyến mỗi tuần, hầu như đã hủy hoàn toàn các chuyến bay đi Hồng Kông.

Các chuyến bay đến Nhật Bản dù chưa cắt giảm, vẫn giữ 160 chuyến/tuần. Tuy nhiên, các hãng hàng không đang đánh giá tình hình và khả năng cao sẽ phải cắt giảm trong giai đoạn tới. Ngoài ra,Jetstar Pacific dự kiến giảm doanh thu 732 tỷ đồng.

Cũng theo Cục trưởng Thắng, việc dừng khai thác đến Trung Quốc của các hãng hàng không giữa hai nước cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Vân Đồn (VDO) và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM).

Với việc dừng khai thác hơn 640 chuyến bay/tuần thường lệ và không thường lệ của các hãng hàng không Việt Nam và Trung Quốc, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của ACV và VATM bị sụt giảm so kế hoạch.

Bình luận vấn đề này,  PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP.HCM khẳng định, với những diễn biến khó lường của dịch Covid - 19 trong thời gian qua, việc các hãng hàng không ngừng khai thác chuyến bay quốc tế và hạn chế bay quốc nội là điều khó tránh.

“Vận tải hành khách, nhất là vận tải quốc tế bằng đường hàng không là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ phát tán và lây nhiễm bệnh rất lớn. Thế nên về an toàn mà nói là phải tạm dừng các chuyến bay đến quốc gia có dịch để phòng tránh nguy cơ lây lan”, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nói.

Vị này cho rằng, điều đáng lo ngại hơn cả, những tác động tiêu cực sẽ ảnh hưởng một cách lâu dài tới toàn ngành, nhất là các hãng hàng không còn non trẻ. “Thua lỗ do dịch COVID - 19 là điều khó tránh của tất cả các hãng hàng không trong thời gian này. Nhưng kể cả khi dịch bệnh đi qua, việc khôi phục lại hoạt động của các hãng sẽ còn vô vàn khó khăn, nhất là đối với các hãng bay mới thành lập và các hãng bay có phân khúc thị trường lớn từ khách du lịch”, ông Tống nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ