Nhà nước làm truyền thông

Trong những ngày đầu năm, báo chí lại có dịp sôi động với sự cố truyền thông của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, khi một chiếc xe biển xanh của bộ được phát hiện ra tận cửa máy bay để đón người nhà Bộ trưởng. Ông Trần Tuấn Anh sau đó đã lên tiếng xin lỗi.
NGUYỄN KHẮC GIANG
21, Tháng 01, 2019 | 09:52

Trong những ngày đầu năm, báo chí lại có dịp sôi động với sự cố truyền thông của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, khi một chiếc xe biển xanh của bộ được phát hiện ra tận cửa máy bay để đón người nhà Bộ trưởng. Ông Trần Tuấn Anh sau đó đã lên tiếng xin lỗi.

Câu chuyện xin lỗi của ông Trần Tuấn Anh, bởi thế, được nhiều người ca ngợi là cách làm “truyền thông” khôn ngoan và can đảm, hạn chế bớt tác động tiêu cực của sự cố, đặc biệt trong thời đại thông tin lây lan nhanh như virus trên mạng xã hội. Vấn đề cần được nhìn nhận kỹ hơn trong câu chuyện này có lẽ là nhu cầu “làm truyền thông” của Nhà nước, hay nói cụ thể hơn là của các đơn vị và lãnh đạo thuộc bộ máy công quyền.

73dd2_thu_bt

 

Nhà nước có cần phải làm truyền thông không?

Câu trả lời chắc chắn là có, bởi nếu hiểu truyền thông là việc giao tiếp, trao đổi thông tin hiệu quả giữa các bên, thì các cơ quan nhà nước cần đảm bảo giữ được sợi dây liên lạc thông suốt, ổn định, và minh bạch với người dân. Rất nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra khi sợi dây này bị cắt đứt, khiến người dân và Nhà nước hiểu nhầm hành động của nhau. Vụ phản đối dự thảo Luật Đặc khu quá khích ở Ninh Thuận và Bình Thuận năm ngoái, hay các xung đột về đất đai, giải phóng mặt bằng... xuất phát chủ yếu từ năng lực “tuyên truyền chính sách” kém của bộ máy nhà nước.

Nhiệm vụ đối thoại với công chúng hiện tại được phân bổ cho các cơ quan chuyên trách ở cả bên Đảng và chính quyền: cơ quan tuyên giáo và thông tin - truyền thông các cấp, ban dân vận, và khối tổ chức đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc. Tuy nhiên, khi tính chuyên môn hóa trong bộ máy chính quyền ngày càng cao, các cơ quan cụ thể hiện nay cũng phải chịu trách nhiệm về truyền thông rất lớn. Chẳng hạn, sẽ rất khó để hội phụ nữ đi thuyết phục người dân tiêm phòng một loại bệnh dịch mới cho trẻ em, nếu không có tiếng nói chuyên môn từ Bộ Y tế. Những bộ, ngành vốn quản lý các vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân như giao thông, giáo dục và y tế lại cần “truyền thông” tốt hơn bao giờ hết.  

Nhưng đặc điểm của truyền thông nhà nước rất khác so với truyền thông doanh nghiệp. Trong khi doanh nghiệp cần giữ hình ảnh tốt, thậm chí nhiều khi nói quá lên với khách hàng của mình, điều quan trọng nhất của truyền thông nhà nước là tính minh bạch, kịp thời, và chính xác trong việc cung cấp thông tin. Nhà nước không cần làm hình ảnh, bởi nhu cầu của người dân - những người đóng thuế để Nhà nước hoạt động - là nắm bắt đúng hoạt động của bộ máy công quyền.

Chính vì thế, việc xuất hiện một số gợi ý về mối hợp tác bền chặt hơn của báo chí với các bộ - đặc biệt là với các lãnh đạo của bộ đó - khiến tôi thấy gờn gợn. Đành rằng báo chí có một phần trách nhiệm xã hội để làm cầu nối giữa nhà hoạch định chính sách và công chúng, nhưng đó là một vị trí giữa bàn cân. Báo chí không thể quá thân thiết và trở thành công cụ làm “hình ảnh” cho bất kỳ một ai đó. Một khi “quyền lực thứ tư” liên kết với quyền lực nhà nước, thì niềm tin của người dân vào cả báo chí và Nhà nước sẽ đi xuống.

Hơn nữa, cũng không thể sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả cho những hoạt động đánh bóng tên tuổi, phục vụ lợi ích của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị. Trong thời đại truyền thông mở và đậm dấu ấn cá nhân như hiện tại, sẽ rất khó để phát hiện đâu là những thông tin chính sách, đâu là những màn “PR” ngoạn mục. Nhưng nếu để ý ở không gian báo chí và Facebook, có lẽ các bạn đọc sẽ đôi lần thấy những bài viết cổ xúy, nặng tính đánh bóng tên tuổi như thế. Với tôi, đó là dấu hiệu không mấy lạc quan cho câu chuyện truyền thông của Nhà nước. 

Theo TBKTSG

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ