Ngân hàng Thế giới: Khảo sát 500 doanh nghiệp Việt Nam thấy 'sức cầu giảm, cạnh tranh tăng'

Nhàđầutư
Phỏng vấn hơn 500 doanh nghiệp Việt Nam về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Ngân hàng Thế giới (WB) thấy bức tranh bất định trong tâm lý của doanh nghiệp khi kỳ vọng về hoạt động kinh doanh 6 tháng tới; cùng với đó tình trạng là sức cầu giảm, cạnh tranh tăng.
ĐÌNH VŨ
10, Tháng 12, 2020 | 11:48

Nhàđầutư
Phỏng vấn hơn 500 doanh nghiệp Việt Nam về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Ngân hàng Thế giới (WB) thấy bức tranh bất định trong tâm lý của doanh nghiệp khi kỳ vọng về hoạt động kinh doanh 6 tháng tới; cùng với đó tình trạng là sức cầu giảm, cạnh tranh tăng.

Trong tháng 9, tháng 10 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại tổng cộng 501 doanh nghiệp với quy mô khác nhau tại 15 tỉnh, thành và các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp chế tạo, bán buôn và bán lẻ, các các dịch vụ khác về tác động của đại dịch COVID-19 tới kinh tế Việt Nam.

Kết quả khảo sát của WB cho thấy, cầu giảm, chủ yếu do số đơn hàng mới giảm, cùng với đó là thực trạng một số doanh nghiệp thoái lui.

Cùng với kết quả trên, phần đông (60%) các doanh nghiệp không thấy có sự thay đổi về mức độ cạnh tranh trên thị trường trong khi khoảng ¼ doanh nghiệp cảm thấy sức ép cạnh tranh tăng lên so với năm ngoái, chủ yếu do cầu giảm. Tuy nhiên, cũng có một số (16%) thấy sức ép cạnh tranh giảm do một số đối thủ thoái lui. Các doanh nghiệp bị cạnh tranh thường chọn phương án giảm giá bán. 

kinh-te-VN

Tiếp cận vốn vẫn là vấn đề lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Ảnh: Internet.

Chi phí sản xuất diễn tiến theo nhiều hướng khác nhau. Trong khi 19% số doanh nghiệp cho biết chi phí sản xuất tăng khoảng 14% thì 13% số doanh nghiệp cho biết chi phí sản xuất giảm 20%.

Khoảng 40% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn do nguồn cung đầu vào giảm và 10% phải hủy hợp đồng bán hàng do không đủ vật tư đầu vào. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do thời gian chờ đợi kéo dài hay gặp vấn đề về kho vận. Các doanh nghiệp lớn ít gặp vấn đề về chuỗi cung ứng đầu vào hơn.

Các doanh nghiệp dựa vào nguồn cung Trung Quốc hay gặp vấn đề về nguồn cung hơn. Các doanh nghiệp mua hàng từ nước ngoài hay gặp vấn đề về kho vận hơn. 

Trong bối cảnh mức cầu thấp hơn bình thường thanh khoản trở thành vấn đề thường xuyên, tuy đã có một số cải thiện. Khoảng một nửa số doanh nghiệp có đủ thanh khoản cho 3 tháng và khoảng 60% có đủ thanh khoản cho 6 tháng. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ khác (tức là dịch vụ nhưng không thuộc khối bán buôn, bán lẻ) thì thanh khoản là vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tiếp cận nguồn tài chính vốn là vấn đề trầm kha tại Việt Nam, trở nên trầm trọng hơn nhất là khi doanh nghiệp đồng thời gặp khó khăn về thanh khoản. Trên 60% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính. Các vấn đề chính bao gồm lãi suất quá cao, rủi ro trả nợ và thiếu tài sản thế chấp.

Về tâm lý, kỳ vọng của doanh nghiệp trong thời gian tới cho thấy sự bất định. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng doanh số và việc làm sẽ giảm trong 6 tháng tới. Tính trung bình các doanh nghiệp dự kiến doanh số sẽ giảm 11-51% và việc làm sẽ giảm 7-61% trong vòng 6 tháng tới. Các doanh nghiệp cỡ vừa đưa ra dự đoán tiêu cực hơn các doanh nghiệp khác cả về doanh số (5%) và việc làm (11%).

Các doanh nghiệp cũng tỏ vẻ bi quan hơn về viễn cảnh tăng trưởng trong tháng 9-10 và điều chỉnh phần nào dự báo của mình. Mặc dù doanh số có vẻ lạc quan hơn phần nào kể từ tháng 6 nhưng các doanh nghiệp vẫn có tâm lý bi quan về viễn cảnh 6 tháng sắp tới.

Các doanh nghiệp hạ thấp dự báo trước đây của mình do doanh số thực tế giảm trong 3 tháng gần nhất: Trên thực tế, mức tăng trưởng tháng 9-10 thấp hơn nhiều so với dự kiến hồi tháng 6; các doanh nghiệp tiếp tục bị giảm sút doanh số trong tháng gần đây nhất lại càng cảm thấy bi quan hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26295.00 26401.00 27567.00
GBP 30644.00 30829.00 31778.00
HKD 3103.00 3115.00 3217.00
CHF 27002.00 27110.00 27956.00
JPY 159.74 160.38 167.82
AUD 15898.00 15962.00 16448.00
SGD 18065.00 18138.00 18676.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17897.00 17969.00 18500.00
NZD   14628.00 15118.00
KRW   17.74 19.37
DKK   3535.00 3666.00
SEK   2297.00 2387.00
NOK   2269.00 2359.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ