Ngân hàng đồng loạt tăng vốn điều lệ

Nhàđầutư
Tuy Ngân hàng Nhà nước đã nới thời hạn áp dụng tiêu chuẩn Basel II và dù mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2017 khá khiêm tốn, trong kỳ đại hội đồng cổ đông vừa rồi, nhiều ngân hàng đã đánh tiếng sẽ tăng vốn điều lệ trong năm nay để duy trì và đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động.
QUANG HUY
04, Tháng 05, 2017 | 08:30

Nhàđầutư
Tuy Ngân hàng Nhà nước đã nới thời hạn áp dụng tiêu chuẩn Basel II và dù mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2017 khá khiêm tốn, trong kỳ đại hội đồng cổ đông vừa rồi, nhiều ngân hàng đã đánh tiếng sẽ tăng vốn điều lệ trong năm nay để duy trì và đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động.

Ngan hang BIDV

 BIDV đã đưa ra nhiều phương án để tăng vốn trong năm nay nhằm cải thiện các chỉ số an toàn 

Trước hết phải kể đến hai "ông lớn" trong ngành ngân hàng là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank). Hiện hai ngân hàng này có tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ huy động/cho vay (LDR) chạm các ngưỡng quy định và chưa thực hiện tăng vốn cấp 1 thành công strong năm 2016.

BIDV đã đưa ra khá nhiều phương án nhằm tăng vốn điều lệ trong năm nay, gồm có phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên (ESOP) với tỷ lệ 3% với mức giá không thấp hơn giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu tại ngày phát hành. Theo tính toán của Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS), giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu BIDV tại thời điểm cuối quý I/2017 là 13.382,5 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra ngân hàng này cũng đã tính tới việc phát hành cổ phần riêng lẻ cho 20 nhà đầu tư trở xuống với tỷ lệ 3% với mức giá thỏa thuận. Nếu điều kiện thuận lợi, BIDV cũng sẽ phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù nỗ lực này của BIDV đã không thành công trong năm 2016.

Trong trường hợp các phương án tăng vốn tự có khác không đảm bảo, BIDV sẽ cân nhắc tới việc phát hành trái phiếu chuyển đổi và có thể phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại với mức cổ tức tiền mặt tối thiểu là 7% và không thấp hơn lãi suất tiết kiệm 12 tháng. Được biết, kế hoạch tăng vốn cấp 1 đối với BIDV là vô cùng cấp thiết do ngân hàng không còn nhiều dư địa để tăng vốn cấp 2 trong năm nay.  

Vietinbank cũng đã đề xuất lên Chính phủ cho phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng theo lộ trình lên 40% và đang chờ kết quả phê duyệt. Hiện tại, do tỷ lệ sở hữu nước ngoài bị giới hạn ở mức thấp hơn 30% nên cổ phiếu của ngân hàng này thường xuyên rơi vào tình trạng hết room nước ngoài.

Một ngân hàng nhà nước khác là Vietcombank cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10% trong năm nay. Để làm được điều này Vietcombank sẽ sử dụng hai biện pháp là chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư tổ chức nước ngoài với số lượng tối đa 10 nhà đầu tư. Mức giá chào bán cổ phần này sẽ không thấp hơn giá định giá của tổ chức định giá chuyên nghiệp và giá thị trường được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.

Vietcombank đã được phê duyệt phát hành thêm 8.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm nay để tăng vốn cấp 2. 

Ban lãnh đạo Vietcombank cho biết, ngân hàng ưu tiên phương án chào bán cổ phần cho cổng đông chiến lược nước ngoài. Sau thất bại về thỏa thuận giá năm 2016, Công ty đầu tư thuộc chính phủ Singapore (GIC) vẫn tiếp tục bày tỏ quan tâm đối với thương vụ chào bán cổ phần riêng lẻ của Vietcombank và hai bên vẫn dự kiến tiếp tục theo đuổi thương vụ này trong thời gian tới. Ngoài ra, đầu năm 2017, Vietcombank đã được phê duyệt phát hành thêm 8.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm nay để tăng vốn cấp 2.

Trong khối ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đều có kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Cụ thể, ACB trả cổ tức năm 2016 10% và SHB trả 7,5%, đều bằng cổ phiếu. SHB cũng dự kiến tiếp tục trả cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2017 với tỷ lệ cổ tức 9%. Kể từ năm 2015, SHB đã không trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông mà trả bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Đáng nói là thương vụ sáp nhập Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF) vào SHB cũng đã giúp ngân hàng này tăng vốn điều lệ trong năm 2016. Vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng từ 8.865,8 tỷ đồng năm 2014 lên 11.196,9 tỷ đồng năm 2016, tương ứng với mức tăng 12,38% mỗi năm.

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 6% trong năm nay thông qua hai hình thức: phát hành cổ phiếu ESOP 1% và trả cổ tức bằng cổ phiếu 5%. Ngân hàng cũng trả cả cổ tức tiền mặt 6%, như vậy, tổng tỷ lệ cổ tức cho năm 2016 của MBBank là 11%. Tại ĐHĐCĐ của ngân hàng này diễn ra mới đây, ngân hàng dự kiến cũng sẽ duy trì tỷ lệ cổ tức 11% trong năm nay.

Eximbank có khá nhiều vấn đề tại kỳ ĐHĐCĐ lần này. Tăng trưởng và lợi nhuận trong năm 2016 đều khá khiên tốn, tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ ngưỡng 3%, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2016 là 309 tỷ đồng, lỗ lũy kế giảm từ 817,5 tỷ đồng cuối năm 2015 xuống còn 463,1 tỷ đồng vào cuối năm ngoái.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2017, Eximbank đặt ra các mục tiêu tăng trưởng khá khiêm tốn so các năm trước đó. Theo nhận định của các chuyên gia phân tích VPBS, với tình hình sức khỏe chưa thực sự cải thiện và việc ngân hàng này đã 3 năm liền không đạt mục tiêu về lợi nhuận trước thuế, khả năng Eximbank có thể xóa lỗ lũy kế trong năm tới đây vẫn còn là vấn đề đáng nghi ngại.

Ngoài ra, phương án phân phối dần khoản chênh lệch lợi nhuận phát sinh từ năm 2014 do sai phạm từ việc bán bất động sản cho Eximland tiếp tục không được ĐHCĐ năm 2017 của ngân hàng thông qua. Thêm vào đó, tờ trình về kinh phí hoạt động và thù lao cho ban kiểm soát năm 2017 cũng không được ĐHCĐ thông qua./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ