Những dự án nào được trao chủ trương đầu tư tại hội nghị "Hà Nội 2020 – Hợp tác Đầu tư và Phát triển"?

Tại Hội nghị "Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển", Hà Nội đã tiến hành trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 405.570 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD) với số vốn tăng thêm 270.458 tỷ đồng.

Những dự án nào được trao chủ trương đầu tư tại hội nghị "Hà Nội 2020 – Hợp tác Đầu tư và Phát triển"?

Tại Hội nghị "Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển", Hà Nội đã tiến hành trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 405.570 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD) với số vốn tăng thêm 270.458 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp.  Ảnh: Hanoi.gov.vn

Tại hội nghị "Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển", thành phố Hà Nội đã tiến hành trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 405.570 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD) với số vốn tăng thêm 270.458 tỷ đồng. Trong đó: 100 dự án trong nước với số vốn 227.499 tỷ đồng (vốn tăng thêm 192.215 tỷ đồng); 22 dự án đầu tư vốn FDI với số vốn 5,7 tỷ USD, vốn tăng thêm 3,4 tỷ USD và 107 dự án đầu tư công. Tổng số dự án, số vốn tăng, tương ứng gấp 5 lần và 11 lần so với hội nghị xúc tiến đầu tư 2016.

Các dự án đầu tư này, tập trung vào các lĩnh vực: 25 cụm công nghiệp với 490,8ha; 800 nghìn m2 nhà ở xã hội; 3 khu đô thị; Du lịch - dịch vụ; Trụ sở văn phòng; Văn hóa - xã hội; Tài chính - Ngân hàng; Hạ tầng đô thị; Hạ tầng giao thông…

229 dự án được chia làm 3 nhóm: Nhóm các dự án trao quyết định chủ trương tại hội nghị gồm có 103 dự án với tổng số vốn 250.154 tỷ đồng; Nhóm các dự án trao quyết định ghi nhận đề xuất tại hội nghị có 19 dự án với tổng số vốn 109.849 tỷ đồng (Những dự án này sẽ được thành phố hoàn thiện hồ sơ trong quý III/2020); Nhóm 107 dự án đầu tư công của thành phố đang được 05 Ban quản lý dự án thành phố và các quận, huyện, thị xã triển khai quyết liệt với số vốn 45.567 tỷ đồng. Phấn đấu hết quý III khởi công toàn bộ số các dự án đầu tư công của của thành phố. Đến 31/12, Hà Nội dự kiến hoàn thành 78/107 dự án.

Đây có thể được coi là một thành tích vô cùng ấn tượng, là dấu ấn của TP. Hà Nội trong công tác thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt khi cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19.

Sau đây, Nhadautu.vn xin được giới thiệu danh sách các dự án được TP. Hà Nội trao chủ trường đầu tư tại hội nghị "Hà Nội 2020 – Hợp tác Đầu tư và Phát triển":

Dự án trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia do CTCP Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam đầu tư với số vốn 7.336 tỷ đồng; Dự án khu đô thị mới Mai Lâm Xuân Canh Đông Hội huyện Đông Anh do CTCP Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam đầu tư với số vốn gần 35.000 tỷ đồng; Dự án khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây do tập đoàn Daewoo E&C với số vốn hơn 30.000 tỷ đồng; Dự án Sumitomo Life mua phần vốn góp trong tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt do Sumitomo Life Company đầu tư với số vốn 4.034 tỷ đồng; Dự án Trung tâm thươn mại aeon mall Hoàng Mai – Giáp Bát do liên doanh CTCP Xuân Nam Việt, Công ty THHH cơ khí chế tạo và dịch vụ tổng hợp 27/7 đầu tư với số vốn hơn 6.500 tỷ đồng.

Dự án khu đô thị Kim Chung Di Trạch do Tổng công ty CPTM Xây dựng (Vietracimex) đầu tư với vốn đầu tư hơn 41.000 tỷ đồng; Dự án khu đô thị mới An Lạc Green Symphony do CTCP đầu tư An Lạc đầu tư với số vốn gần 9.000 tỷ đồng; Dự án khu chung cư quốc tế Booyoung do CTTNHH 1 thành viên Booyoung Việt Nam đầu tư với số vốn hơn 7.300 tỷ đồng; Dự án công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai – Hà Nội do CTCP Twin-Peaks đầu tư với số vốn hơn 7.000 tỷ đồng; Dự án tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn 200 Yên Phụ do CTCP Khách sạn Thắng Lợi đầu tư với số vốn hơn 3.450 tỷ đồng.

Dự án trung tâm tài chính thương mại và công trình phụ trợ do công ty TSQ Việt Nam đầu tư với số vốn hơn 3.600 tỷ đồng; Dự án nhà máy xử lý rác thải Sơn Tây tại khu xử lý rác Xuân Sơn do CTCP Công nghệ Môi trường xanh Seraphin đầu tư với số vốn 3.500 tỷ đồng; Dự án khu đô thị mới CEO Mê Linh do công ty TNHH CEO quốc tế đầu tư với số vốn hơn 2.000 tỷ đồng; Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn do CTCP Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội với số vốn 7.169 tỷ đồng; Dự án khu đô thị mới Thanh Lâm Đại Thịnh 2 do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) với số vốn hơn 4.400 tỷ đồng.

Dự án sản xuất linh kiện cho mô tơ thiết bị điện tử công nghệ do tập đoàn Nidec đầu tư với số vốn hơn 4.000 tỷ đồng; Dự án Cụm công nghiệp Thanh Văn Tân Ước do CTCP Constrexim số 1 đầu tư với số vốn hơn 1.100 tỷ đồng; Dự án Cụm công nghiệp Kim Bài CTCP Tập đoàn TELIN đầu tư với số vốn gần 1.100 tỷ đồng; Dự án Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ giai đoạn 1 do CTCP tập đoàn T&T đầu tư với số vốn gần 800 tỷ đồng; Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Hữu Bằng do CTCP đầu tư và tư vấn xây dựng Trường An đầu tư với số vốn hơn 526 tỷ đồng; Dự án Cụm công nghiệp Xuân Thu do CTCP xây dựng hạ tầng Đại Phong đầu tư với số vốn gần 400 tỷ đồng.

Dự án công viên văn hóa du lịch vui chơi giải trí Kim Quy do CTCP tập đoàn Mặt Trời đầu tư với số vốn gần 5.000 tỷ đồng; Dự án bệnh viện đa khoa Phương Đông do công ty TNHH tổ hợp y tế Phương Đông đầu tư với số vốn 4.623 tỷ đồng; Dự án khu đô thị mới Tân Tây Đô do CTCP xây dựng và dịch vụ thương mại Tuấn Quỳnh đầu tư với số vốn hơn 2.000 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt hàng tại khu đô thị Hà Nội phường Cổ Nhuế 1 – Bắc Từ Liêm do liên doanh CTCP tập đoàn dược phẩm Vimedimex; CTCP đầu tư và phát triển đô thị xanh và CTCP thương mại hàng hóa quốc tế IPC đầu tư với số vốn 4.348 tỷ đồng; Dự án khu nhà ở Minh Đức  do công ty đầu tư thương mại Minh Đức với số vốn gần 1.500 tỷ đồng.  

Dự án xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất CT8 và CT9 khu nhà ở thương mại phường Thạch Bàn do công ty TNHH Berjaya-Handico12 đầu tư với số vốn 1.436 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở xã hội ô đất CTM2 tại khu đô thị mới Vân Canh do Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà đô thị Bộ Xây Dựng dựng đầu tư với số vốn 700 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở xã hội tại 1 phần ô đất N03 do CTCP Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu khí với số vốn 685 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở xã hội ô đất HH02A nhóm nhà ở Đông Nam đường Tố Hữu; Dự án xây dựng nhà ở xã hội tại khu nhà ở Xuân Đỉnh; Dự án khu nhà ở Tố Hữu; Dự án khu nhà ở xã hội tại ô đất N01 khu đô thị mới Hạ Đình; Dự án nhà ở xã hội thí điểm xây dựng nhà ở tái định cư theo đặt hàng phúc lợi quận Long Biên.

Dự án khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng có số vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng; Dự án làng giáo dục quốc tế Thiên Hương có vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng; Dự án khu du lịch thương mại và chung cư Tecco Diamond do Tổng công ty Tecco Hà Nội đầu tư với số vốn 973 tỷ đồng; Dự án tổ hợp căn hộ văn phòng thương mại và dịch vụ hỗn hợp HH2D tại An Khánh do CTCP Phát triển Thương mại Việt Nam đầu tư với số vốn hơn 4.000 tỷ đồng; Dự án tòa nhà văn phòng cho thuê nhận chuyển nhượng 1 phần dự án DT với số vốn 2.388 tỷ đồng; Dự án tòa nhà văn phòng 30/4 tại 115 Trần Hưng Đạo do CTCP Du lịch Thương mại Trung Phong đầu tư với số vốn hơn 200 tỷ đồng.

Dự án khu nhà ở Minh Giang Đầm Và do công ty TNHH Minh Giang đầu tư với số vốn gần 1.200 tỷ đồng; Dự án mở rộng nhà máy sản xuất nhựa Việt Nhật do công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật đầu tư với số vốn hơn 700 tỷ đồng; Dự án cao ốc quốc tế Hồ Tây do công ty TNHH cao ốc quốc tế Hồ Tây đầu tư với số vốn 282.5 tỷ đồng; Dự án khách sạn TSJ Cửu Long do Hợp tác xã thương mại dịch vụ Cửu Long đầu tư với số vốn hơn 180 tỷ đồng; Dự án tòa nhà văn phòng kết hợp với thương mại dịch vụ tại 133 Thái Hà do CTCP Hội tụ 300 đầu tư với số vốn gần 178 tỷ đồng; Dự án khu đô thị mới 2 bên đường Lê Trọng Tấn Geleximco với số vốn hơn 21.000 tỷ đồng.

Dự án tòa nhà văn phòng trung tâm nghiên cứu và giới thiệu sản phẩm ong; Dự án Cụm công nghiệp Võng Xuyên; Dự án Cụm công nghiệp Thanh Đa; Dự án Cụm công nghiệp Long Xuyên; Dự án Cụm công nghiệp Tam Hiệp; Dự án Cụm công nghiệp Liên Hiệp giai đoạn 2; Dự án khách sạn Hoa Sen Hà Nội; Dự án tổ hợp thương mại khách sạn và văn phòng Sunshine Empire.

Dự án Cụm công nghiệp Hồng Dương; Dự án Cụm công nghiệp Phương Trung; Dự án Cụm công nghiệp Tiền Phong giai đoạn 2; Dự án Cụm công nghiệp Thắng Lợi; Dự án Cụm công nghiệp Ninh Sở giai đoạn 2; Dự án Cụm công nghiệp Dương Liễu giai đoạn 2; Dự án Cụm công nghiệp Đông La; Dự án Cụm công nghiệp Bình Phú 1; Dự án Cụm công nghiệp Ngọc Liệp phần mở rộng; Dự án Cụm công nghiệp Nghĩa Hương; Dự án Cụm công nghiệp do công ty TNHH hạ tầng và phát triển KCN ASG đầu tư; Dự án Cụm công nghiệp Xà Cầu; Dự án Cụm công nghiệp Hồng Hà; Dự án Cụm công nghiệp Sơn Đông; Dự án Cụm công nghiệp Vân Từ.

Dự án xây dựng khách sạn Amiana Hotel Thành Công; Dự án khu văn hóa và thể thao du lịch Nam Từ Liêm; Dự án tòa nhà trung tâm chuyển đổi số và media; Dự án nhà máy sản xuất gia công thiết bị vật tư chuyên ngành giao thông; Dự án trụ sở 107B Nguyễn Phong Sắc; Dự án công trình trụ sở làm việc và văn phòng cho thuê; Dự án văn phòng giao dịch và giới thiệu sản phẩm; Dự án nhà máy sản xuất lắp ráp và sửa chữa thiết bị huyện Đan Phượng; Dự án bãi đỗ xe trung tâm thị trấn Sóc Sơn.

Dự án tổ hợp văn phòng khách sạn trung tâm thương mại và nhà ở 94 Lò Đúc; Dự án góp vốn mua cổ phần Noris do công ty Kagaroo Việt Úc đầu tư; Dự án xây dựng nhà ở thấp tầng tại ô đất TT63 thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu.

Dự án khu chức năng đô thị Gamuda Center và công viên phía Nam Yên Sở; Dự án khu đô thị xanh ven hồ Yên Sở; Dự án tổ hợp gara cao tầng thương mại dịch vụ văn phòng khách sạn và căn hộ khu đô thị Nam Trung Yên; Dự án nhà xưởng sản xuất may mặc tại Cụm công nghiệp Ngọc Hòa; Dự án thương mại và văn phòng cho thuê huyện Đông Anh; Dự án Thái Hà Spring Garden tại Bắc Từ Liêm; Dự án tòa nhà hỗn hợp trụ sở công ty do CTCP hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH đầu tư; Dự án khu nhà ở Tiên Phương; Dự án khu nhà ở sinh thái cho thuê Himlam Long Biên; Dự án khu nhà ở tại 268 Trung Kính.

Dự án bệnh viên đa khoa tư nhân An Sinh Hà Nội; Dự án bệnh viện Việt Pháp Hà Nội; Dự án xây dựng trường ĐH Đại Nam; Dự án xây dựng trường THCS và THPT Ban Mai tại khu đô thị mới Vạn Phúc; Dự án đầu tư xây dựng các công trình trường mẫu giáo, tiểu học và THCS tại khu đô thị Tây Hà Nội; Dự án trường trung cấp Y Dược Hà Nội; Dự án xây dựng trường mầm non tại khu đất NT1 khu đoàn ngoại giao phường Xuân Tảo; Dự án xây dựng trường mầm non khu đất NT2 khu đoàn ngoại giao; Dự án xây dựng trường THCS Văn Phú Victoria.

Dự án tổ hợp khách sạn cao cấp khu văn phòng kết hợp trung tâm thương mại Landmark 55; Dự án tổ hợp thương mại dịch vụ văn phòng và căn hộ du lịch 25 Nguyễn Huy Tường; Dự án tổ hợp Time Square Hà Nội; Dự án khu phức hợp trung tâm thương mại văn hóa tổng hợp văn phòng.

Tại hội nghị, 38 biên bản ghi nhớ của TP. Hà Nội với các đối tác trong và ngoài nước có tổng giá trị là 28,67 tỷ USD trong đó có 12 MOU có vốn đầu tư nước ngoài (8,32 tỷ USD) và 26 MOU vốn nhà đầu tư Việt Nam ( 20,35 tỷ USD).

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội phải đưa vào thực hiện được ít nhất 60% các dự án được trao chứng nhận đầu tư tại hội nghị, nhưng thành phố phấn đấu sẽ thực hiện 100% các dự án được trao chứng nhận đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm của thành phố, của các quận, huyện, thị xã; các dự án liên kết Hà Nội với các tỉnh, thành phố; các dự án giải quyết bức xúc của nhân dân Thủ đô, như: chỉnh trang đô thị, phát triển hạ tầng, giảm ùn tắc giao thông, xử lý rác thải, nước thải, bảo vệ môi trường; các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề…

Tin liên quan

Cùng chuyên mục