Luật quy định xử lý cán bộ về hưu vi phạm, ghi nhận xoá tư cách chức vụ

Nhàđầutư
Cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu phát hiện có hành vi vi phạm lúc công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.
THẮNG QUANG
18, Tháng 04, 2019 | 06:51

Nhàđầutư
Cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu phát hiện có hành vi vi phạm lúc công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.

Ngày 17/4, phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Cán bộ nghỉ hưu vi phạm kỷ luật có thể phải bồi thường

Thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình dự án luật này, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay qua tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân đều nhất trí với việc bổ sung quy định về xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.

Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cân nhắc về tính pháp lý vì đối tượng này không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật. Hệ quả pháp lý của việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm thì những văn bản, quyết định của những người này ký còn hiệu lực hay không...

Theo Bộ trưởng Nội vụ, quy định như dự thảo là phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật, đúng với tính chất của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu. Chính phủ nhận thấy dự thảo luật đã bổ sung quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu tại khoản 16 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 84 của Luật Cán bộ, công chức về áp dụng quy định của Luật Cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác.

Bo_truong_Bo_Noi_vu_Le_Vinh_Tan

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân.

Điều 84 quy định cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.

"Quy định như vậy là phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật, đúng với tính chất của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu là “đối tượng khác” so với cán bộ, công chức", ông Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.

Ông cũng cho rằng do đây là hình thức xử lý kỷ luật mới, đối tượng áp dụng tương đối rộng nên thực tế có thể phát sinh một số vấn đề pháp lý khác nhau đối với các đối tượng khác nhau. Vì vậy, những nội dung này Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép quy định chi tiết ở Nghị định.

Trình bày thẩm tra dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, cơ quan này tán thành sự cần thiết phải bổ sung trong dự thảo Luật quy định về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác để thể chế hóa yêu cầu trong nghị quyết Trung ương, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Tuy nhiên, để thể hiện rõ hơn vấn đề này trong dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật đề nghị tách nội dung đang được Chính phủ đề nghị bổ sung vào Điều 84 thành điều riêng quy định theo hướng: cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình trong thời gian công tác.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật và quy định về một số hình thức xử lý kỷ luật cụ thể trong Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Tương ứng với từng đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm cần quy định hình thức kỷ luật phù hợp bảo đảm hệ quả pháp lý gắn trực tiếp với quyền lợi cụ thể mà cán bộ, công chức, viên chức đó được hưởng trong thời gian công tác hoặc nghỉ hưu. Đồng thời cần quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật để bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện.

Không nên lơ lửng thời hạn xử lý cán bộ về hưu vi phạm

Cho ý kiến về dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu ủng hộ quy định nà và cho rằng điều này thể hiện sự răn đe, tính nghiêm minh của pháp luật.  Gắn với thực tiễn trong thời gian vừa qua, nước ta đã xử lý một số trường hợp cán bộ cấp cao có vi phạm, được người dân và xã hội đồng tình.

"Nhưng, đằng sau đó có việc là nghỉ việc rồi, công việc đã bàn giao rồi, đã nhận huân chương theo niên hạn... nhưng thời gian dài sau lại xuất hiện vấn đề. Tôi nghĩ vấn đề này cần có giới hạn hồi tố trong thời gian nào thôi, như từ 3 năm hay 5 năm, đề nghị có cân nhắc", Chủ nhiệm Giàu bày tỏ.

Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình nói thêm: "Tôi chưa hình dung được hết nhưng đồng ý cần có thời hạn. Đừng để lơ lửng rồi mang ra kỷ luật bất cứ lúc nào".

Binh

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng cần có quy định thời hạn xử lý cán bộ về hưu vi phạm.

Phân tích cụ thể hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhìn nhận với người nghỉ hưu, pháp luật hiện hành điều chỉnh về hình sự, hành chính, dân sự là không có vấn đề gì vì đều có quy định thời hiệu rất cụ thể. Tuy nhiên, kỷ luật lại là vấn đề khác, vừa mang tính pháp lý, chính trị.

Bà Nga phân tích: "Đồng tình quan điểm về chủ trương xử lý cán bộ về hưu có vi phạm trong thời gian công tác, các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo không có vấn đề gì nhưng xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm thì cần cân nhắc. Xoá là xoá cái đang hiện hữu, như lợi ích tinh thần và vật chất mà người đó được hưởng từ chức vụ mang lại như vinh danh, chế độ nghỉ dưỡng, chế độ khi từ trần... Do đó cần nghiên cứu dùng từ để thể hiện được".

Giải trình làm rõ thêm, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định về hưu là không còn giữ chức vụ nữa nên không dùng từ cách chức mà dùng từ xoá tư cách.

"Một Bộ trưởng giữ chức vụ hai nhiệm kỳ thì vi phạm ở nhiệm kỳ nào sẽ bị xoá tư cách nhiệm kỳ đó. Tương tự, người chuyển công tác sang cơ quan khác thì bị xử lý về vi phạm trước đó ở cơ quan cũ; hay cán bộ từ địa phương lên cũng tương tự, tức là chỉ xử lý ở thời điểm mà người đó có vi phạm", vị Bộ trưởng nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ