Làm gì để giải quyết căn cơ nợ xấu?

Giải trình về các vấn đề liên quan đến Nghị quyết xử lý nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, NHNN đã đề ra giải pháp định hướng rõ ràng để giải quyết nợ xấu và ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh.
ĐÌNH VŨ
07, Tháng 06, 2017 | 17:11

Giải trình về các vấn đề liên quan đến Nghị quyết xử lý nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, NHNN đã đề ra giải pháp định hướng rõ ràng để giải quyết nợ xấu và ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh.

vnf-thong-doc-le-minh-hung

 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng

Xử lý nợ xấu đến 31/12/2016 là chưa đủ!

Trong phiên họp Quốc hội ngày 7/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã đăng đàn giải trình các vấn đề liên quan đến Nghị quyết xử lý nợ xấu.

Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, trong đề án xử lý nợ xấu, NHNN đã đề ra giải pháp định hướng rất rõ, một mặt xử lý nợ xấu nhưng mặt khác ngăn ngừa các nợ xấu mới phát sinh. Do đó việc giới hạn nợ xấu xử lý phát sinh trước ngày 31/12/2016 là chưa đủ và thiếu tính đồng nhất.

Cụ thể, “Về nguyên tắc xử lý nợ xấu, chúng tôi tiếp thu ý kiến đại biểu là bổ sung trong dự thảo nghị quyết là không sử dụng ngân sách nhà nước, bổ sung nguyên tắc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và làm trái quy định pháp luật gây ra nợ xấu và tổn thất cho hoạt động của ngân hàng”, Thống đốc NHNN cho biết.

Liên quan đến một số vấn đề lớn mà nhiều đại biểu có nêu về phạm vi nợ xấu, Thống đốc cho rằng, việc giới hạn phạm vi nợ xấu được xử lý theo quy định tại nghị quyết chỉ gồm nợ xấu hiện tại sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu xử lý triệt để và toàn diện nợ xấu.

Theo Thống đốc, tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm khoảng 5,8%. Nếu tính toàn bộ các khoản nợ về bản chất là nợ xấu thì khoảng 10,08%.

Trong khi đó, nợ xấu luôn tiềm ẩn và phát sinh hàng ngày với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, về bản chất, hoạt động của các tổ chức tín dụng rất dễ rủi ro và xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. “Tính trung bình thì chúng tôi đánh giá trong những năm qua nợ xấu phát sinh thêm hàng năm là từ 1,3% - 1,5%”, Thống đốc NHNN cho biết.

“Việc chỉ xử lý nợ xấu đến thời điểm phạm vi nhất định thì cũng tạo cơ chế không được đồng bộ. Vì một tổ chức tín dụng có khoản nợ xấu xử lý được theo quy định của nghị quyết nhưng cũng có khoản nợ xấu lại thực hiện theo các quy định khác của pháp luật thì rất vướng mắc cho các tổ chức tín dụng trong việc tổ chức thực hiện trên thực tế”, Thống đốc đánh giá thêm.

600.000 tỷ đồng nợ xấu thì 90% là tiền của dân, 10% là của ngân hàng

Tham gia phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Thắng thuộc đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, việc có nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là cấp bách và cần thiết.

Theo vị đại biểu này, nợ xấu phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là tất yếu, còn hoạt động cho vay thì còn nợ xấu. Nợ xấu có nhiều nguyên nhân, chủ quan có, khách quan cũng có, tuy nhiên theo thống kê cho thấy nợ xấu cao, đột biến đến mức phải có sự can thiệp của nhà nước thì đều có nguyên do xuất phát từ các cú sốc của nền kinh tế, trường hợp này đã xảy ra ở nhiều quốc gia.

Tại Việt Nam, qua số liệu thống kê cho thấy nợ xấu cao đột biến bắt đầu từ năm 2012, lên tới 17% và tiếp tục phát sinh trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân của tình trạng này là từ khủng hoảng của thị trường bất động sản, chứng khoán và kinh tế tăng trưởng nóng trong giai đoạn trước đó. Mặc dù ngành ngân hàng đã nỗ lực xử lý, nhưng nợ xấu và nợ tiềm ẩn hiện vẫn xấp xỉ 600 ngàn tỷ đồng, tức chiếm hơn 10% tổng dư nợ.

Theo ông Thắng: "Trong số 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu, chúng ta phải xác định 90% là tiền của dân, ngân hàng chỉ có 10%, nên việc xử lý nợ xấu cấp bách là để bảo vệ không chỉ cho hoạt động của tổ chức tín dụng mà là bảo vệ cho người dân, những người đang gửi tiền trong hệ thống TCTD".

Chủ tịch VietinBank ví von rằng số tiền 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu nếu được xử lý có thể làm được nhiều việc, thậm chí có thể xây được 3 sân bay Long Thành mà Quốc hội đang bàn.

Ông Thắng đồng thời đề xuất cần xử lý cả các khoản nợ phát sinh chứ không chỉ khoản nợ cũ./. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ