Hậu IPO: Bán vốn nhà nước đang rơi vào tình trạng "đóng băng"

Nhàđầutư
Tiến trình IPO của nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô hàng đầu đã có bước tiến lớn trong nửa đầu năm 2017. Trong khi đó, tiến trình bán vốn nhà nước hậu IPO lại đang rơi vào tình trạng “đóng băng”.
TÙNG LÂM
19, Tháng 06, 2017 | 14:55

Nhàđầutư
Tiến trình IPO của nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô hàng đầu đã có bước tiến lớn trong nửa đầu năm 2017. Trong khi đó, tiến trình bán vốn nhà nước hậu IPO lại đang rơi vào tình trạng “đóng băng”.

cham-niem-yet-khien-nha-nuoc-hut-thu-tai-sabeco-habeco_RYSN

Tiến trình bán vốn nhà nước hậu IPO đang rơi vào tình trạng “đóng băng” 

Bước tiến lớn

Từ đầu năm 2017 đến nay, đã có một số “ông lớn” doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoàn thành phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), đó là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Chỉ sau một ngày chào sàn HoSE, cổ phiếu PLX của Petrolimex đã tăng 13,19%, lên mức 48.900 đồng/cổ phiếu, đưa giá trị vốn hóa của Petrolimex đạt 63.270 tỷ đồng, ngay lập tức lọt nhóm 10 doanh nghiêm niêm yết lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện giá trị vốn hóa của Petrolimex đã vượt 80.000 tỷ đồng và đứng thứ 6 thị trường chứng khoán niêm yết về giá trị vốn hóa.

Một DNNN khá tiêu biểu khác là Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp (Vigecam) cũng đã hoàn tất IPO. Sau 10 tháng tạm hoãn theo đề nghị của cơ quan chức năng, 6,35 triệu cổ phần của Vigecam đã được đấu giá thành công vào cuối tháng 5 vừa qua. Dù vậy, tính ra, tiến trình cổ phần hóa Vigecam đã bị chậm gần 5 năm so với kế hoạch,  do các kiện cáo liên quan đến sai phạm của một số cá nhân trong doanh nghiệp và việc xét duyệt nhà đầu tư chiến lược.

Ít DNNN tiến hành IPO không có nghĩa là bức tranh cổ phần hóa DNNN trong nửa đầu năm 2017 nhạt nhòa. Nhìn lại nửa năm qua, có thể thấy rõ bước tiến lớn trong tiến trình cổ phần hóa DNNN khi một loạt doanh nghiệp đình đám đã được chốt giá trị doanh nghiệp, không ít “ông lớn” DNNN đã được Thủ tướng đã phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Tổng Công ty Sông Đà, “ông lớn” trong lĩnh vực xây dựng, sau loạt lùm xùm liên quan đến tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước sau IPO, đã vừa chính thức được Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa. Theo phương án này, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu là 450 triệu cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó, 229.500.000 cổ phần nhà nước, chiếm 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019, năm 2020 bán tiếp phần vốn nhà nước còn nắm giữ tại doanh nghiệp này xuống dưới 50% vốn điều lệ. Tiếp đến là cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 822.000 cổ phần, chiếm 0,183% vốn điều lệ; 135 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 30% vốn điều lệ; 84.768.000 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 18,82% vốn điều lệ.

Song hành với Sông Đà, một “ông lớn” DNNN khác trong lĩnh vực xây dựng là Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) cũng đã được Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa. Cụ thể, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu là 300 triệu cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó, 108 triệu cổ phần nhà nước, chiếm 36% vốn điều lệ đến thời điểm 31/12/2018, sau đó bán hết phần vốn nhà nước còn nắm giữ, Nhà nước không nắm giữ cổ phần. Tiếp đến, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động là 1.694.500 cổ phần, chiếm 0,56% vốn điều lệ; 135 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 45% vốn điều lệ; 55.305.500 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 18,44% vốn điều lệ.

Có thể nhìn thấy cơ bản trong 2 phương án cổ phần hóa trên, là Nhà nước sẽ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại Sông Đà và IDICO, đúng theo Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ. Điều này cũng đặt ra kỳ vọng sẽ không có ngoại lệ nào so với Quyết định 58 trong tiến trình cổ phần hóa DNNN.

Ngoài Sông Đà và IDICO, 2 DNNN khác có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam xét trong diện cổ phần hóa DNNN cũng đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá trị doanh nghiệp – bước đặc biệt quan trọng để tiến hành IPO, đó là Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil). BSR, hiện đang là đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, được phê duyệt giá trị doanh nghiệp là 72.879.914.663.162 đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD, mức định giá kỷ lục từ trước đến nay cho IPO một DNNN. Với PV Oil, Bộ Công Thương đã chính thức phê duyệt giá trị doanh nghiệp là 10.342 tỷ đồng, tương đương khoảng nửa tỷ USD.

Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, một DNNN thuộc hàng “đại gia” khác là Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) cũng đã được phê duyệt giá trị doanh nghiệp ở mức 60.623 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,7 tỷ USD.

Nếu chỉ tính riêng các DNNN chưa tiến hành IPO mà chỉ được phê duyệt phương án cổ phần hóa hoặc được phê duyệt giá trị doanh nghiệp như liệt kê phía trên thì tổng giá trị doanh nghiệp của 5 DNNN này lên tới trên 150.000 tỷ đồng, một con số thực sự khổng lồ.

Hiện một “đại gia” khác khá tai tiếng là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng đang khá thuận lợi trên con đường IPO sau 2 năm bị treo phương án cổ phần hóa. Vừa mới đây, tổng công ty này đã công bố báo cáo tài chính riêng năm 2016 với lợi nhuận trước thuế được ghi nhận lên đến 2.148 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 31/12/2016, chỉ riêng vốn chủ sở hữu của Vinalines đã là 12.314 tỷ đồng. Giá trị doanh nghiệp của Vinalines nếu được phê duyệt, về cơ bản sẽ không thấp hơn con số này.

IPO chưa phải đã xong

Thực tế, nhiều “ông lớn” DNNN đã hoàn thành IPO, tuy nhiên lượng vốn Nhà nước nắm giữ vẫn còn rất lớn. Điển hình và nóng bỏng là trưởng hợp của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco).

Với Sabeco, kể từ khi chào sàn HoSE đến nay, giá trị vốn hóa của tổng công ty này đã tăng tới gần 50%, thậm chí nhiều thời điểm vượt xa mốc 50%, hiện đang ở mức trên 120.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong nhóm 10 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến hết ngày 31/12/2016, Bộ Công Thương vẫn đang sở hữu tới 89,59% cổ phần của Sabeco, tương đương với giá trị lên đến 107.500 tỷ đồng.

Ngay tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2017, ban lãnh đạo Sabeco đã nhận được chỉ đạo thoái vốn từ Bộ Công Thương. Phía Sabeco cho biết sẽ sớm lên kế hoạch để trình cổ đông. Nếu Sabeco hoàn thành bán vốn nhà nước, không chỉ Nhà nước“bội thu”, mà một lượng lớn cổ phiếu tự do sẽ được “bung” ra thị trường, thanh khoản cổ phiếu SAB của Sabeco sẽ được cải thiện, đóng góp đáng kể cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam (hiện Việt Nam gặp vướng mắc khá lớn về tỷ lệ cổ phiếu lưu hành tự do trên thị trường theo quy định nâng hạng).

Với Habeco, kể từ khi lên sàn, giá trị vốn hóa của tổng công ty này cũng tăng khoảng 50%, lên mức khoảng 18.500 tỷ đồng. Mặc dù mức giá trị vốn hóa này thấp hơn rất nhiều Sabeco, tuy nhiên vẫn có không ít nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền mua phần vốn nhà nước tại tổng công ty này, trong đó, cổ đông lớn Carlsberg là ứng viên sáng giá. Hiện Carlsberg đang nắm giữ 17,34% cổ phần của Habeco, trong khi Bộ Công Thương nắm giữ tới 81,79%.

Ngoài Sabeco và Habeco, một doanh nghiệp khác cũng đang được Chính phủ thúc giục bán tiếp vốn nhà nước là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).Sau thương vụ bán vốn chưa trọn vẹn hồi tháng 12/2016, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục bán lượng lớn vốn nhà nước trong năm 2017.

Nhưng không chỉ có những điển hình như Sabeco, Habeco hay Vinamilk, nhiều DNNN khác, chẳng hạn là các ngân hàng như Vietcombank, BIDV cũng đang “loay hoay” bán vốn Nhà nước. Cái khó của Vietcombank, BIDV, hay với cả Sabeco, Habeco và Vinamilk, là quy định giá bán vốn Nhà nước phải không thấp hơn giá thị trường. Hiện giá thị trường của cả 5 DNNN này đều đang giữ ở mức khá cao.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ