Hai đầu tàu kinh tế cần có cơ chế đặc thù

Nhàđầutư
Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta luôn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững, bảo đảm công bằng xã hội, không tạo ra khoảng chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển của các vùng kinh tế, các địa phương.
GS. TSKH NGUYỄN MẠI
15, Tháng 10, 2017 | 07:30

Nhàđầutư
Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta luôn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững, bảo đảm công bằng xã hội, không tạo ra khoảng chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển của các vùng kinh tế, các địa phương.

Thành tựu nổi bất trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao là biểu hiện của quá trình tăng trưởng kinh tế chú trong đến giải quyết vấn đề xã hội.

Lý thuyết kinh tế cũng chỉ ra rằng, các quốc gia không nên và không thể dàn hàng ngang trong quá trình phát triển, mà phải có các đầu tàu tăng trưởng để kéo cả nền kinh tế vận hành với tốc độ cao.

HCM

 Hai đầu tàu kinh tế cần có cơ chế đặc thù (Trong ảnh: Một gốc TP.HCM)

Ở nước ta, Hà Nội và TP.HCM mặc nhiên là hai đầu tàu tăng trưởng ở hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Để phát huy thế mạnh của cả hai thành phố lớn đòi hỏi phải có cách tiếp cận khoa học, trên cơ sở đó có cơ chế đặc thù thích ứng với vị thế và tầm quan trọng của chúng nhằm đóng góp nhiều hơn vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới, tham gia có hiệu quả vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu.

Vị thế của Hà Nội và TP.HCM

Vị thế của hai thành phố lớn của nước ta đã được khẳng định. Hai thành phố có nhiều điểm chung như là trung tâm đào tạo và giáo dục, nơi có hàng chục trường đại học, cao đẳng lớn; là trung tâm khoa học và công nghệ, nơi có nhiều viện nghiên cứu hàng đầu, các trung tâm công nghệ quốc gia, khu công nghệ cao với hàng vạn nhà khoa học; là trung tâm công nghiệp, tài chính, nơi có nhiều ngành công nghiệp quan trọng. các ngân hàng quốc gia và quốc tế; là trung tâm văn hóa, nơi có nhiều đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa; là trung tâm y tế, nới có các bệnh viện đầu ngành với các thầy thuốc chuyên khoa giỏi. Hà Nội là trung tâm chính trị, nơi đóng trụ sở của BCHTW Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế.

Hà Nội và TP.HCM chiếm tỷ trọng lớn về dân số, tiềm năng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua số liệu thống kê sau đây (số liệu năm 2016):

   - Dân số Hà Nôi 7328,4 nghìn người, chiếm 7,79%; TP.HCM 8297,5 nghìn người, chiếm 8,95% dân số Việt Nam. Hà Nôi chiếm 34,2% dân số Đồng bằng Sông Hồng. TP.HCM chiếm 50,54% dân số Miền Đông Nam bộ.

  -  Tổng sản phẩm trong nước của Hà Nôi (GRDP) là 478964 tỷ đồng, chiếm 10,63%, của TP.HCM là 1023926 tỷ đồng, chiếm 22,74% GDP Việt Nam. Trong khi dân số của hai thành phố lớn chiếm 16,74% số dân thì GRDP chiếm 33,37% GDP cả nước.

  - Thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội là 179846 tỷ đồng, chiếm 16,32%; TP.HCM là 307336 tỷ đồng, chiếm 27,9% tổng thu ngân sách quốc gia.

  - Trong số 478 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động (31/12/2016) thì 23,1% tại Hà Nội và 33,6% tại TP.HCM. Quy mô của doanh nghiệp ở hai thành phố này lớn hơn nhiều so với các tỉnh, thành phố khác; các tập đoàn kinh tế nhà nước, tư nhân hàng đầu phần lớn có đại bản doanh tại Hà Nội và TP.HCM.

Những có số thống kê đã cho thấy tiềm lực của hai trung tâm kinh tế lớn của đất nước; do vậy trong khi tính kế sách phát triển kinh tế - xã hội của nước ta thì cần coi trọng hơn nữa việc phát huy lợi thế của hai thành phố lớn bằng cơ chế đặc thù để trở thành hai đầu tàu có vận tốc lớn kéo cả nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn và có hiệu quả hơn.

Hà Nội và TP.HCM với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Loài người đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp: lần thứ nhất (từ 1784) khi phát minh động cơ hơi nước; lần thứ hai (từ 1870) khi phát minh ra động cơ điện; lần thứ ba (từ 1969) khi phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau; máy tính, điện thoại, Internet….

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Tác giả cuốn sách "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", Giáo sư Klaus Schwab nhận định: Cuộc cách mạng 4.0 tác động to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người. Ông lo ngại về khả năng các tổ chức, doanh nghiệp có thể chưa sẵn sàng đón nhận các công nghệ tối tân hay các chính phủ gặp khó trong việc tuyển dụng người cũng như quản lý các công nghệ này một cách toàn diện.

Nếu như ba cuộc cách mạng công nghiệp trước, tổ tiên, cha ông ta chưa có điều kiện tham gia trực tiếp, thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam cần và có thể chủ động tiếp cận để “tiến cùng thời đại” trong điều kiện một số ngành như công nghệ thông tin, điện toán đám mây, viễn thông đã đạt trình độ tiền tiến trong khu vực, phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ.

Là nơi có tiềm năng đổi mới, sáng tạo, có điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận với cuộc cách mạng 4.0, Hà Nội và TP.HCM cần: (i) Triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong một số ngành và sản phẩm ưu tiên; (ii) Hợp tác có hiệu quả giữa các cơ quan khoa học với doanh nghiệp để đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; (iii) Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng mới; (iv) Mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu & phát triển và chuyển giao công nghệ bằng phương thức đa dạng và (v) Hỗ trợ ý tưởng mới sáng kiến, phát minh để chuyển hóa thành sản phẩm, dịch vụ.

Trên cơ sở chiến lược phát triển của đất nước trong điều kiện cuộc cách mạng 4.0, Hà Nội và TP.HCM cần lựa chọn một số phân ngành, lĩnh vực tương lai như công nghệ thông tin, điện toán đám mây, internet vạn vật (IoT)... để đầu tư vốn, nhân lực nhằm phát huy lợi thế của hai trung tâm kinh tế, đuổi kịp trình độ phát triển của các đô thị lớn trong khu vực.

Cơ chế đặc thù

J. Naisbitt nhận định, nền kinh tế thế giới càng lớn thì những phần tử nhỏ nhất trong nó sẽ càng mạnh hơn. “Tôi nhận thấy ở đây nghịch lý là một cách hiểu chung chung; một câu nói hay một công thức mà dường như là trái ngược hoặc vô lý, nhưng hiện nay lại có giá trị hoặc hợp lý. Một nghịch lý nổi tiếng trong kiến trúc đã đóng góp cho nghề này rất nhiều là “ít nghĩa là nhiều”, có nghĩa là bạn càng ít tô vẽ lên ngôi nhà thì trông nó càng lịch sự hơn và nhiều công việc kiến trúc hơn có vẻ được thực hiện” (John Naisbitt: Nghịch lý toàn cầu, Thông tin chuyên đề, 1997, tr. 21)

Theo quan điểm này thì trong khi các quốc gia hướng ra toàn cầu để tận dụng lợi thế so sánh động trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng thì đồng thời phải hướng về địa phương, phát huy bản sắc, truyền thống, lợi thế của từng vùng lãnh thổ để tạo thành sức mạnh quốc gia trong hội nhập quốc tế.

Phân cấp quản lý cho chính quyền tỉnh, thành phố, chuyển một số chức năng vốn thuộc Chính phủ và các bộ về UBND tỉnh, thành phố là vấn đề có tính quy luật để phát huy tính sáng tạo của từng địa phương trong việc tận dụng lợi thế của khác biệt, làm cho nền kinh tế năng động và đa dạng.

Chính phủ đã phân cấp cho quản lý nhà nước các địa phương trong đó Hà Nội và TP.HCM được thực hiện các cơ chế đặc thù so với những địa phương khác. Tuy vậy, hiện nay cả hai thành phố đều cảm nhận vẫn bị ràng buộc bởi nhiều quy định của luật pháp nên chưa thể phát huy cao độ ý tưởng, tính sáng tạo, quyền tự chủ trong quản lý nhà nước ở hai siêu đô thị.

Hà Nội mặc dù đã có Luật Thủ đô, nhưng chưa hình thành cơ chế tự quản của chính quyền của một đô thị lớn hiện có trên 7 triệu dân và trong tương lai gần là 10 triệu dân; trong khi TP.HCM chỉ được phân cấp nhiều hơn những địa phương khác.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy rằng, các trung tâm kinh tế cần có cơ chế đặc thù theo hướng chính quyền đô thị tự chịu trách nhiệm, có đủ thẩm quyền huy động và sử dụng mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển theo hướng bền vững. Đáng tiếc là trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô đã có nhiều kiến nghị theo hướng đó nhưng không được chấp nhận.

Những con số thống kê trên đây đã cho thấy GRDP của hai thành phố chiếm hơn 1/3 GDP cả nước, thu ngân sách trên địa bản chiếm hơn 44% cả nước, do vậy nếu có cơ chế đặc thù như kinh nghiêm của thế giới thì có lợi cả hai phía: 1) Chính quyền đô thị của hai thành phố được tự chủ từ quy hoạch phát triển đến cơ chế, chính sách huy động nguồn lực trong và ngoài nước, thiết lập bộ máy quản lý đô thị theo hướng chính phủ điện tử, được quyền chọn lựa người tài cho bộ máy nhà nước, do vậy sẽ đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, 2) Chính phủ và các bộ không mất thời gian và công sức can thiệp vào công việc điều hành của hai thành phố lớn, tập trung xử lý các vấn đề của 61 tỉnh, thành phố khác, nhất là các tỉnh kém phát triển, đang cần nhiều sự trợ giúp của trung ương.

Để hai thành phố không biến thành “khu tự trị” thì cần quy định rõ ràng, minh bạch quan hệ giữa Chính phủi với UBND thành phố, giữa các bộ với các sở chuyên ngành với chế độ thông tin hai chiều nhằm bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước.

Trên cơ sở đó cần sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, đồng thời xây dựng Luật phân cấp quản lý cho TP.HCM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ