[Gặp gỡ thứ Tư] Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Khát vọng và cầu thị mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sau khi Chính phủ ban hành nghị quyết 01 chính thức giao cho ngành nông nghiệp kim ngạch xuất khẩu khoảng 41,5 - 42 tỷ USD, ngành xác định sẽ bàn giao cho các đơn vị và phối hợp tốt với các địa phương, phải phấn đấu ít nhất từ 42 tỷ USD trở lên.
PHƯƠNG LINH
29, Tháng 01, 2020 | 07:37

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sau khi Chính phủ ban hành nghị quyết 01 chính thức giao cho ngành nông nghiệp kim ngạch xuất khẩu khoảng 41,5 - 42 tỷ USD, ngành xác định sẽ bàn giao cho các đơn vị và phối hợp tốt với các địa phương, phải phấn đấu ít nhất từ 42 tỷ USD trở lên.

Trong năm 2019 được đánh giá là một năm có nhiều khó khăn, cũng như thách thức đối với ngành nông nghiệp. Vậy cụ thể đó là gì, xin Bộ trưởng chia sẻ?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Năm 2019, ngay từ cuối năm 2018, chúng tôi đã nhận định năm 2019 sẽ là một năm hết sức khó khăn và có 3 thách thức lớn với ngành.

Một là, dự báo trước tình hình thương mại nông sản cự kì khó khăn, chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một số nước khác nổi lên làm cho cái đe dọa thương mại một cách bình thường, nhất là mặt hàng nông sản.

Hai là, tác động biến đối khí hậu tiếp tục sẽ cực đoan.

Ba là, chúng tôi xác định trước là chúng ta trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp chúng ta đã đi được những bước dài, tuy nhiên về tổng thể, tỉ lệ sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỉ trọng cơ bản và từ đó đe dọa đến sự an toàn, cạnh tranh và việc thực hiện các quy chuẩn rất khó khăn.

Tôi cho rằng, đây là 3 thách thức hết sức khó khăn trong năm 2019.

Có thể nói những khó khăn và thách thức năm 2019 đã vượt qua. Với những giải pháp nỗ lực chủ động từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Vậy Bộ trưởng chia sẻ những kết quả mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong năm 2019 vừa qua.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nhìn lại, không chỉ khó khăn về tác động đến biến đổi khí hậu cực đoan. Tháng 6 chúng ta biết là thời kỳ nóng lịch sử. Ở Nghệ An có những nơi 42 độ C. Dịch tả lợn châu Phi, Sâu keo mùa thu,... những bất thuận như thế diễn ra. Tuy nhiên, với một sự cố gắng vượt bậc của của hệ thống chính trị, sự đồng sức, đồng lòng các thành phần kinh tế, từ doanh nghiệp, HTX đến bà con nông dân thì chúng ta nhìn nhận lại năm 2019 vẫn có được kết quả tổng quan, mặc dù không trọn vẹn nhưng rất tích cực.

Một là tăng trưởng GDP, trong hoàn cảnh tác động của Dịch TLCP, chúng ta vẫn đạt trên mốc 2%, đây là cố gắng rất lớn.

Hai là, xuất khẩu nông sản, trong bức tranh đó chúng ta vẫn được 41,3 tỷ USD, thì đây là một cái kết quả cao nhất từ trước tới nay trong 1 bức tranh toàn cầu rất là khó khăn trong thương mại nông sản.

Bà là, về nông thôn mới, chúng ta đã hoàn thành được với 54% số xã (khoảng 4.800 xã). Đó là một cố gắng lớn của chúng ta.

Bốn là, hệ số che phủ rừng, chúng ta đã đạt được 41,85% hệ số che phủ rừng. Có thể nói rằng, nhìn chung kết quả năm 2019 là một kết quả rất tích cực trong hoàn cảnh rất khó khăn.

bo-truong-nn

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Để đạt được những kết quả trên, thì cần có sự chèo lái của người thuyền trưởng. Cũng tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 14 vừa qua, Bộ trưởng được rất nhiều người đánh giá là một người tâm huyết, tham gia nhiều việc, xin Bộ trưởng chia sẻ cảm nghĩ về nhận định này.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Trước tiên, cảm ơn sự đánh giá, quan tâm đó nhưng tôi phải khẳng định lại chưa bao giờ nông nghiệp việt nam được sự quan tâm đầy đủ của Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội đến tất cả hệ thống chính trị và đặc biệt là của các thành phần kinh tế doanh nghiệp doanh nhân cho đến người dân như bây giờ.

Tôi chỉ dẫn chứng, thứ nhất chưa bao giờ mà từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ đi đâu nước nào cũng nói về nông sản thì đấy là 1 sự quan tâm. Sự quan tâm đó không chỉ bằng chủ trương mà các chính sách.

Thứ hai, sự quan tâm của các thành phần kinh tế. Trong vòng 3 năm mà tăng gấp hơn 3 lần số doanh nghiệp vào nông nghiệp. Đấy là quan tâm bằng hiện thực chứ còn gì nữa. Người nông dân Việt Nam, tất cả các vùng miền rất sáng tạo. Tất cả những sự cố gắng quan tâm đó biến thành hành động đó đã tạo nên sức mạnh tổng thể, đó là nông nghiệp Việt nam chúng ta tiếp tục phát triển ở 1 quy mô mới và hướng hội nhập sâu rộng và theo hướng tái cơ cấu ngày một có hiệu quả rất rõ nét trên từng trục sản phẩm, kể cả trục sản phẩm nhóm sản phẩm quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh và nhóm sản phẩm OCOP.

Như Bộ trưởng vừa nói, có thể thấy chưa bao giờ doanh nghiệp đầu tư lớn vào nông nghiệp như bây giờ, trong đó có sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn, vậy theo Bộ trưởng đâu là sức hút của ngành nông nghiệp trong năm 2019 vừa qua?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Trước tiên, tôi xin bày tỏ biểu dương và cảm ơn các doanh nghiệp của chúng ta đã tập trung cùng với bà con nông dân để trở thành lực lượng hạt nhân trong chuỗi sản xuất cũng như trong làm nòng cốt trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp chúng ta. Có được điều này theo chúng tôi nhận định có mấy vấn đề:

Một là, qua hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã có trên 70 nghìn doanh nghiệp trong đó có một bộ phạn doanh nghiệp nông nghiệp của chúng ta, nhất là những doanh nghiệp lớn, chúng ta đã đủ điều kiện kể cả về quản trị, đủ tầm vóc về mặt tài chính và quan trọng hơn là hơn 30 năm đổi mới, chọn lọc đó thì đã đủ khát vọng để tổ chức, thực hiện tốt để giải quyết tốt những vấn đề tốt trong khu vực nông nghiệp làm khu vực khó nhất, mà trước đây không có điều kiện làm vậy thì bây giờ các doanh nghiệp, doanh nhân chúng ta đủ điều kiện làm được điều đó.

Hai là, rõ ràng thông qua đây có thể thấy rằng ở khu vực nông nghiệp còn tiềm năng lợi thế, ngoài sự nhiệt tình, ngoài sự khát vọng ra thì phải tìm thấy lợi nhuận khu vực này, phải khẳng định trong khu vực trong nông nghiệp mặc dù chúng ta xuất khẩu tới 40 tỷ USD đi 185 nước trên thế giới nhưng phải khẳng định dư địa còn rất lớn.

Tại sao nói dư địa còn rất lớn? Vì tổng thương mại toàn cầu về thực phẩm còn khoảng hơn 2.000 tỷ USD thì trong đó, giá trị đẻ ra từ khâu chế biến, khâu thương mại còn rất nhiều. Việt Nam chúng ta cũng vậy, hơn 40 tỷ USD chúng ta xuất khẩu chủ yếu là nông sản thực phẩm… Do đó, nếu như chúng ta làm tốt khâu chế biến, làm tốt sản xuất chuỗi thì giá trị để ra ngay từ khu vực này còn rất lớn.

Đơn cử, cà phê hiện nay một năm chúng ta xuất khẩu 43,5 tỷ USD nhưng bản thân chế biến chỉ có 11%. Thế thì còn 89% còn lại đó là dư địa chứ còn gì nữa. Hay là chăn nuôi lợn cũng thế thôi, bây giờ chế biến dư có, cả một chuỗi giá trị còn, tất cả những ngành hàng đều như vậy.

Chính vì thế, chúng tôi đánh giá yếu tố thứ 2 là bản thân doanh nghiệp chúng ta cũng đã nhìn thấy, nếu làm tốt, tập trung chế biến, tổ chức thương mại thật tốt, đúng theo cơ chế hạ tầng của thời đại thì chắc chắn tìm ra cái dư địa ở đó.

Ba là, các chủ trương chính sách của chúng ta hiện nay đã đủ lực, đủ sức để kêu gọi các doanh nghiệp vào cuộc, 63 tỉnh thành, tỉnh nào cũng vậy, thành phố nào cũng vậy, liên tục mời gọi các nhà đầu tư.

Bộ NN&PTNT theo dõi trong 3 năm qua, tất cả các xúc tiến đầu tư đều có giành một phần rất quan trọng để xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Kể cả TP.HCM hiện nay GDP nông nghiệp chỉ còn 0,6% nhưng rất khát vọng và cầu thị mời gọi các doanh nghiệp vào tập trung các vùng bà con nông dân để làm nên cái câu chuyện nông nghiệp mới, chính vì thế tạo nên sức mạnh, chúng tôi cho rằng đấy chính là sức hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực này.

Trên 41 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu là con số đáng mừng. Vậy con số kỳ vọng trong năm 2020 của ngành nông nghiệp là bao nhiêu? Và đâu là cơ sở để đạt mục tiêu đề ra, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Có lẽ, nói về khát vọng thì là phải cao hơn 41 tỷ USD nhiều. Bởi chúng ta đặt nền tảng trong bức tranh khó khăn. Chúng ta tìm thấy dư địa tiếp, mặc dù chúng ta xác định trước năm 2020 đầy thách thức, một trong những thách thức lớn nhất tiếp tục là thách thức về thị trường. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành nghị quyết 01 chính thức giao cho ngành phấn đấu khoảng 41,5 - 42 tỷ USD, ngành xác định sẽ bàn giao cho các đơn vị và phối hợp tốt với các địa phương, các thành phần kinh tế sẽ phải phấn đấu ít nhất từ 42 tỷ USD trở lên.

Đây là một quyết tâm của ngành, mặc dù mục tiêu này sẽ khó và trong một bức tranh chung toàn cầu cạnh tranh khốc liệt về thị trường nông sản, nhưng chúng tôi nghĩ với một quyết tâm cao nhất, đồng bộ cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và người dân chúng ta cố gắng để bảo đảm con số tối đa trong điều kiện cho phép.

Bộ trưởng có nhận định như thế nào về năm 2020 sắp tới đây và giai đoạn tới, và sau nữa là giai đoạn 5 năm (2021 - 2025). Mục tiêu của ngành nông nghiệp và hướng đi cũng như những đột phá ngành nông nghiệp trong thời gian tới như thế nào?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tôi cho rằng, xác định năm 2020 lại tiếp tục là năm khó khăn cho ngành nông nghiệp. Bởi vì tác động biến đổi khí hậu, các bạn thấy hiện hữu ngay từ đầu năm, ngày này, tháng này, đầu năm đã có tác động cực đoan chính vì thế không phải ngẫu nhiên mà ngành nông nghiệp được tổng kết sớm đâu, 23/12 đã tổng kết rồi.

Lý do còn phải tập trung chỉ đạo ngay vụ đầu tiên, đó là tổ chức chỉ đạo sản xuất vụ Xuân ở miền Bắc và tổ chức ứng phó mặn ở ĐBSCL vụ Đông Xuân. Ngay từ đầu năm bước vào thì đã hạn của phía Bắc , bây giờ triển khai 546 nghìn ha 11 tỉnh ĐBSH và Trung du miền núi thì 3 hồ nước lớn của chúng ta (hồ Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình) năm nay thiếu bình quân từ 40 - 55% lượng nước. 

Cái khó khăn đầu tiên ngành nông nghiệp phải đối mặt là toàn bộ miền Trung chúng ta thiếu nước, toàn bộ ĐBSCL được dự báo trước là sẽ bị hạn mặn gay gắt ngay từ tháng 9/2019. Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo hội nghị, cảnh báo ngay từ tháng 9/2019 chứ không đợi đến bây giờ nữa.

Bên cạnh đó, dịch tả lợn châu Phi tuy đã tạm lắng nhưng chưa phải an toàn, chúng ta vẫn phải đối mặt, ngoài ra sâu keo mùa thu năm ngoái đã xuất hiện 14 tỉnh rồi, chính vì thế năm nay có thể xác định là 1 năm tiếp tục khó khăn.

Hơn nữa, chiến tranh thương mại toàn cầu trong đó biểu hiện lớn nhất là thương mại nông sản các quốc gia quay trở lại đều muốn phát triển nông sản tại chỗ, đây là 1 áp lực cho những nước xuất khẩu, trong đó nước ta là nước xuất khẩu rất lớn về nông sản. Tóm lại, chúng tôi xác định, năm nay sẽ tiếp tục là một năm khó khăn với ngành nông nghiệp.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ