Doanh nghiệp không mấy mặn mà đầu tư vào công nghệ bảo quản

Nhàđầutư
Theo Bộ NN&PTNT, mỗi năm tổn thất sau thu hoạch của cả nước về ngũ cốc là 10-12%, về rau và quả là 20-25%, tương đương khoảng 4 triệu tấn lúa, gần 1 triệu tấn ngô và 1,6 triệu tấn rau quả bị thất thoát.
NGUYỄN TRANG
08, Tháng 10, 2017 | 08:02

Nhàđầutư
Theo Bộ NN&PTNT, mỗi năm tổn thất sau thu hoạch của cả nước về ngũ cốc là 10-12%, về rau và quả là 20-25%, tương đương khoảng 4 triệu tấn lúa, gần 1 triệu tấn ngô và 1,6 triệu tấn rau quả bị thất thoát.

rau-qua-1507168714286

Công nghệ bảo quản sau thu hoạch giúp giảm tổn thất cho ngành nông sản Việt Nam. Ảnh:Internet 

Hiệu quả công nghệ bảo quản sau thu hoạch

Ngành rau quả Việt Nam đang đứng trước thời cơ lớn khi vươn lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đã đạt kim ngạch 2,64 tỷ USD tăng tới gần 45% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo các chuyên gia, dư địa cho phát triển của ngành hàng này còn rất lớn không chỉ ở thị trường xuất khẩu mà ngay cả ở thị trường trong nước nếu nâng cao được chất lượng cũng như đảm bảo được khâu sơ chế, bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch không chỉ giúp giảm tổn thất mà còn nâng cao chất lượng và giá trị cho nông sản, từ đó, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, những hệ thống bảo quản rau quả sau thu hoạch vẫn mới chỉ dừng ở các mô hình thí điểm mặc dù hiệu quả là không thể phủ nhận.

Ông Phạm Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho biết: “Hạn chế của các mô hình sản xuất ở mình là đang manh mún. Đây là những công nghệ bước đầu mà chúng tôi cùng với các tổ chức UNIDO áp dụng cho các vùng chuyên canh rau tập trung”.

Mô hình sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau an toàn trên diện tích 5ha tại xã Thanh Ba, Phúc Thọ, Hà Nội là một trong số ít cơ sở thực hiện được công nghệ sau thu hoạch. Cơ sở này rửa sạch rau củ quả bằng nước Ozone, bảo quản lạnh bằng năng lượng mặt trời, bao bì giúp truy xuất nguồn gốc.

Mỗi ngày, cơ sở này cung cấp ra thị trường 1 tấn rau quả đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm bởi tất cả các công đoạn đều được kiểm soát khép kín từ: làm đất, hạt giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh tới thu hoạch, sơ chế, bảo quản và đóng gói. Giá rau tăng hơn trước và tổn thất giảm, nông dân thực sự được hưởng lợi.

Ông Nguyễn Mạnh Hiếu - Chuyên gia Nghiên cứu công nghệ bảo quản VIAEP khẳng định: “Khi mùa vụ kết thúc thì chúng ta phải bảo quản được. Ví dụ cải bắp có thể giữ được 1 tháng trong kho lạnh mà ko cần hóa chất”.

Để tạo vùng nguyên liệu, đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, một nhà máy chế biến quy mô vừa cũng phải có số vốn đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng. Để giảm tổn thất sau thu hoạch, doanh nghiệp đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, với vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đồng, nếu như không có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thì khó có thể thực hiện.

Ông Nguyễn Hữu Đạo - Giám đốc Công ty CP Nông phẩm CNC An Việt cho rằng: “Trình độ khoa học và hiểu biết về chuyên môn không có, điều kiện kinh tế cũng yếu. Chỉ có nhà khoa học kết hợp với nhà nước, doanh nghiệp và lôi kéo người tiêu dùng vào thì mới thành công”.

Vẫn khó áp dụng công nghệ sau thu hoạch

Theo các chuyên gia, giá trị của một sản phẩm nông nghiệp không chỉ đơn thuần là tổng hợp tất cả các khoản đầu tư vào sản phẩm đó trong quá trình trồng trọt mà phần lớn là giá trị gia tăng diễn ra sau thu hoạch.

Có nghĩa là mọi đầu tư vào quá trình trồng trọt nằm ở sản phẩm khi thu hoạch, vì bà con có giống tốt, kĩ thuật trồng và chăm sóc tốt nhưng thu hoạch xong không có chỗ bảo quản hoặc công nghệ thì chất lượng cũng không đảm bảo.

Do đó, nếu không duy trì được chất lượng của sản phẩm bằng việc sử dụng các công nghệ sau thu hoạch phù hợp, nông dân có thể mất đi tất cả những đầu tư trước đó. Mặc dù vậy, thiếu kiến thức khoa học, thiếu vốn đầu tư và đặc biệt là thiếu đầu ra ổn định là những trở ngại khiến nhiều nông dân chưa dám mạnh dạn đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch.

Nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp hữu hiệu nhất lúc này là làm thế nào để doanh nghiệp bắt tay với nông dân. Bà con chỉ việc tập trung cho sản xuất, doanh nghiệp sẽ thu mua, bảo quản và chế biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn để có thể thực hiện giảm tổn thất sau thu hoạch.

“Chúng ta đang thiếu những doanh nghiệp chuyên về chế biến, bảo quản nông sản phẩm, chứ đối với người nông dân đang trực tiếp sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay lo việc bảo quản, chế biến thì rất khó, cần phải có doanh nghiệp. Một điều rất quan trọng nữa là doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm với giá trị cao thì người ta cũng nâng cao giá trị thu mua nông sản cho nông dân”, ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ Phát triển khoa học công nghệ địa phương, Bộ KH&CN cho biết.

Ông Liễu cũng nhấn mạnh: “Mình phải định hướng thị trường rất rõ, phát triển nguyên liệu này để phục vụ thị trường nào thì hãy sản xuất. Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu nhằm mục đích khi chúng ta đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến thì những cơ sở công nghiệp đấy sẽ có đủ nguyên liệu để hoạt động quanh năm, từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị”.

Một nguyên nhân nữa khiến công nghệ sau thu hoạch khó phát triển rộng rãi là do nhiều địa phương chỉ tập trung vào một giống cây, quả chủ lực và thu hoạch trong một thời gian ngắn. Vì vậy, hiệu quả đầu tư cho những dây chuyền công nghệ sau thu hoạch thấp và doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này. Việc đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp với quy mô hàng hóa là điều các địa phương bắt buộc  phải tính đến.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ