Doanh nghiệp khốn khổ vì các quy định tréo ngoe

Nhàđầutư
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong đầu tư xây dựng, các nhà đầu tư đã đưa ra nhiều kiến nghị cho thấy, hiện đang có quá nhiều vấn đề bất cập trong vận hành cơ chế, chính sách.
PHAN CHÍNH
24, Tháng 04, 2018 | 14:40

Nhàđầutư
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong đầu tư xây dựng, các nhà đầu tư đã đưa ra nhiều kiến nghị cho thấy, hiện đang có quá nhiều vấn đề bất cập trong vận hành cơ chế, chính sách.

IMG_7050

 Dự án hầm đương bộ Đèo Cả là một trong những dự án giao thông trọng điểm quốc gia. Ảnh: Phan Chính

Trong văn bản chính thức gửi đến Hội nghị (diễn ra ngày 20/4 vừa qua), Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả (doanh nghiệp hoạt động trong xây dựng phát triển hạ tầng giao thông - PV) cho rằng Bộ GTVT và các thông tư, quyết định mà Bộ này đưa ra có dấu hiệu “ngâm hồ sơ đầu tư xây dựng”.

Cụ thể là ngày 1/12/2015, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 4255 nhưng sau đó đã bị Bộ Tư pháp “tuýt còi” vì đây chỉ là văn bản hành chính thông thường nhưng lại chứa đựng các quy định mang tính quy phạm pháp luật.

Quyết định này cũng có nhiều nội dung can thiệp vào hoạt động của nhà đầu tư trái với Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật.

“Mặc dù cơ quan liên quan đã thừa nhận sai sót, sẽ rút kinh nghiệm và xử lý trong thời gian sớm nhất nhưng đến nay đã gần 2 năm trôi qua mà văn bản này vẫn ngang nhiên tồn tại, gây cản trở, khó khăn, thiệt hại rất nhiều về tiền của, thời gian cho doanh nghiệp Đèo Cả - một đơn vị đang tranh thủ từng giờ quyết tâm về đích trước thời hạn các công trình trọng điểm quốc gia”, ông Lưu Xuân Thủy - Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty Đèo Cả cho biết.

Bên cạnh đó, ngày 15/11/2016, Bộ GTVT cũng đã ban hành Thông tư số 35 quy định mức giá tối đa sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng để kinh doanh nhưng lại bỏ lọt đối tượng áp dụng là các dự án hầm đường bộ nói chung, trong đó có dự án hầm đường bộ Đèo Cả.

Sự “lọt lưới” khó hiểu này khiến Bộ GTVT buộc doanh nghiệp Đèo Cả chỉ được thu phí với giá ngang bằng với giá các dự án đường quốc lộ và đường cao tốc (trong khi đây là dự án hầm đường bộ có quy mô lớn, suất đầu tư cao hơn rất nhiều so với các dự án đường quốc lộ, đường cao tốc - PV).

Theo Công ty Đềo Cả, sự áp chế này sẽ tác động tiêu cực đến nguồn thu, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, buộc Nhà nước phải tính toán bù ngân sách. Điều đáng chú ý là người có trách nhiệm lại khá "đủng đỉnh" trong việc sửa đổi thông tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

ong hiep - nhadautu.vn

Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp

Tại Hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, với cơ chế hiện tại, các nhà thầu xây dựng Việt Nam đang phải vật lộn với muôn vàn khó khăn và rất mong được Thủ tướng xem xét tháo gỡ.

Cụ thể, có chính sách bảo hộ quyền lợi cho các nhà thầu trong nước khi cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài, hỗ trợ các nhà thầu xây dựng Việt Nam tăng thêm sức cạnh tranh; bổ sung điều khoản bảo lãnh thanh toán đối với các chủ đầu tư ít nhất là 30% của cùng một giá trị gói thầu để đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp, tránh cho các doanh nghiệp xây dựng rơi vào tình trạng nợ đọng xây dựng triền miên như hiện nay...

thuy deo ca

 

“Mặc dù cơ quan liên quan đã thừa nhận sai sót, sẽ rút kinh nghiệm và xử lý trong thời gian sớm nhất nhưng đến nay đã gần 2 năm trôi qua mà văn bản này vẫn ngang nhiên tồn tại, gây cản trở, khó khăn, thiệt hại rất nhiều về tiền của, thời gian cho doanh nghiệp Đèo Cả - một đơn vị đang tranh thủ từng giờ quyết tâm về đích trước thời hạn các công trình trọng điểm quốc gia”.

Ông Lưu Xuân Thủy, Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty CP đầu tư Đèo Cả

Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng cũng cho rằng, cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản có tác dụng quyết định đến việc chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Nêu lên một số cơ chế chính sách chưa phù hợp, thủ tục hành chính còn rườm rà, sách nhiễu, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Hùng kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi một số chính sách liên quan đến bồi thường khi thu hồi đất, cơ chế, chính sách đối với nhà ở xã hội, cũng như các chính sách liên quan đến công tác quy hoạch và quản lý sau quy hoạch...

Trong khi đó, ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, việc quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Nghị định số 10/2017/NĐ-CP ngày 9/2/2017 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý tài chính của EVN quy định, các dự án đầu tư xây dựng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công. Trường hợp vượt quá, EVN phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định. Như vậy, đối với các dự án nhóm A, không sử dụng vốn đầu tư công có giá trị từ 2.300 đến dưới 5.000 tỷ đồng sẽ do cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định đầu tư.

Đại diện của EVN cho biết, hiện Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, tuy nhiên, năng lực và thẩm quyền của Chủ sở hữu/cơ quan đại diện chưa được quy định. Do vậy, để tránh chồng chéo trong công tác thẩm định, phê duyệt dự án, gây lúng túng cho chủ đầu tư, ông Nguyễn Tài Anh kiến nghị cần phải xác định rõ cơ quan có thẩm quyền thẩm định và quyết định. Trong giai đoạn hiện nay, EVN đề nghị Bộ quản lý ngành chủ trì thẩm định và phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư các dự án này.

Kiến nghị sửa ngay luật để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng

Theo Bộ Xây dựng, rất nhiều khó khăn, vướng mắc, liên quan chủ yếu đến Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Xây dựng. Chẳng hạn, quy định về vốn giữa các luật chưa thống nhất, gây khó khăn cho người thực hiện. Kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa thống nhất, chưa kế thừa lẫn nhau với kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm.

Ông Lưu Xuân Thủy, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đèo Cả cho rằng, nói đến quan hệ đối tác công - tư là thể hiện tính bình đẳng của các bên tham gia. “Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cơ quan Nhà nước vẫn áp dụng quan hệ cấp trên - cấp dưới, đưa ra các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào dự án, thậm chí thay đổi các điều khoản hợp đồng gây khó khăn cho DN”.

nguyen_van_the--nhadautuvn-1401

Bộ trưởng GTVT đề xuất sửa luật để gỡ khó khăn cho doanh nghiệp 

Tại Hội nghị này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 15/2015. Bộ trưởng Thể mong muốn nhận được các thông tin phản ánh của nhà đầu tư, nhà thầu liên quan đến những bất cập trong các thông tư, công việc của Bộ GTVT trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Ông Thể nói: “Đầu tiên, chúng ta cần sớm hoàn thành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Chúng tôi đang rất trông chờ, bởi nếu luật được ban hành sớm sẽ tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, trong đó có Bộ GTVT triển khai công việc tốt hơn”.

Người đứng đầu ngành GTVT cũng kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 15/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã đề nghị sửa đổi nhiều điều khoản trong Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở, đồng thời nghiêm cứu xây dựng Luật Phát triển đô thị.

Tại Hội nghị này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương cần thẳng thắn nói ra hết những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực này để Chính phủ có giải pháp khắc phục.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng hiện đang tồn tại rất nhiều, nhiều đến mức không thể nhớ hết với 12 đạo luật, hơn 100 nghị định và hàng trăm Nghị định, bên cạnh đó là khoảng 20.000 quy chuẩn và tiêu chuẩn.

Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nhiều nghị định liên quan đến đầu tư xây dựng còn to hơn luật và pháp lý là rào cản lớn nhất cần phải tháo gỡ, vì thế, Chính phủ phải thúc đẩy ngay việc này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ