Cổ phiếu ngân hàng đang đắt hay rẻ?

Từ đầu năm đến nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC trở nên sôi động hơn với các thông tin liên quan đến niêm yết lên sàn, tạo thành làn sóng mới. Điều này cho thấy, thị trường đang đánh giá lại các cổ phiếu trong ngành, và cơ hội luôn xuất hiện ở các nhóm cổ phiếu được cho là “rẻ”.
THÀNH LONG
24, Tháng 04, 2017 | 14:59

Từ đầu năm đến nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC trở nên sôi động hơn với các thông tin liên quan đến niêm yết lên sàn, tạo thành làn sóng mới. Điều này cho thấy, thị trường đang đánh giá lại các cổ phiếu trong ngành, và cơ hội luôn xuất hiện ở các nhóm cổ phiếu được cho là “rẻ”.

co phieu ngan hang

 Cổ phiếu ngân hàng đang đắt hay rẻ?

Triển vọng ngành ngân hàng trong năm 2017

Tín dụng phục hồi khi tăng trưởng tín dụng bắt đầu tăng tốc từ năm 2015 và đạt 18% năm 2016 đã khiến lợi nhuận của các ngân hàng tăng trưởng ấn tượng trong năm 2016. Năm 2017, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng 18% đối với tín dụng và 16 – 18% đối với cung tiền, thấp hơn một chút so với năm 2016 nhưng vẫn khá cao so với năm 2014 - 2015. NHNN chủ trương tăng trưởng hợp lý ngay từ đầu năm, hướng tín dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên , tạo động lực tăng trưởng ở các tháng đầu năm, tránh dồn vào các tháng cuối năm.

Kết thúc quý 1/2017, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt tới 4,03%, cao gấp 1,3 lần so với cùng kỳ 2016 là 3,04%. mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây và cao hơn tốc độ tăng của huy động vốn (khoảng 3%). Do đó, chỉ số LDR (tín dụng/huy động) toàn hệ thống quý I/2017 vẫn ở mức khoảng 87%, tương đương với cùng kỳ năm 2016. Điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp tương đối tốt.

Bên cạnh đó, huy động vốn toàn nền kinh tế trong quý 1/2017 tăng 2,43% , cao hơn so với cùng kỳ 2016 là 2.26%. Dự kiến, tín dụng và huy động toàn hệ thống trong các quý tiếp theo tiếp tục tăng trưởng mạnh để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân là do tăng trưởng quý 1/2017 chỉ đạt 5,1%, mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, trong khi đó dòng vốn FDI đang có xu hướng chững lại cùng với việc chạm trần nợ công nên chính phủ khó có thể tăng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng. Vì vậy, đẩy mạnh tín dụng sẽ là một trong những biện pháp chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay...

capture-1492997248781

 

Cổ phiếu trên sàn và cổ phiếu “sắp” lên sàn

Nhiều ngân hàng niêm yết đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao ,một số ngân hàng có tỷ lệ LDR cao trên mức 100% như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (HSX: CTG), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID),..tỷ lệ tăng trưởng huy động đã được đẩy mạnh hơn trong năm 2016 và kì vọng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm 2017. Những cổ phiếu này sau quá trình điều chỉnh 10-15% thị giá từ đầu năm tới nay đang ở vùng giá hấp dẫn so với năm 2016.

Nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt và đang tiếp tục cải thiện như Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (HSX: VCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (HSX: MBB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (HNX: ACB) được kì vọng sẽ dẫn đầu xu hướng tăng của nhóm ngân hàng. Cổ phiếu VCB với vị thế lớn trong ngành và chất lượng tài sản luôn được đảm bảo, là ngân hàng đầu tiên hoàn thành trích lập dự phòng cho số dư nợ VAMC thì cơ hội tăng trưởng và trở nên dẫn đầu như 6 tháng đầu năm 2016 vẫn đang rộng mở. Cổ phiếu ACB là câu chuyện của một NHTMCP tốp đầu, sau quá trình tái cơ cấu nặng nề, đang dần trở lại với quỹ đạo kinh doanh chính. ACB có thể ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến từ cuối năm 2017 và 2018 sau khi nợ xấu đã được giải quyết hoàn toàn và chi phí trích lập dự phòng giảm nhanh.

Tuy nhiên, trong quý 1/2017, giá cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết có sự phân hóa khi VCB, CTG, BID bước vào xu hướng điều chỉnh giảm tạo nên mặt bằng giá mới. Trong khi đó các cổ phiếu đi ngang tích lũy trong thời gian dài bỗng tăng giá mạnh như MBB, ACB, STB, SHB. Hiện P/E của nhóm ngành ngân hàng đang ở mức trung bình 16 lần, các cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trước đây sẽ không còn “đắt” và những cổ phiếu bước vào chu kì tăng giá cũng sẽ không còn “rẻ” .

Một con sóng khác là những cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC như: Techcombank, TPbank, LienViet bank, KienlongBank, OCB, Vpbank…sau khi có thông tin chốt danh sách cổ đông làm thủ tục đăng ký tại Trung tâm lư ký chứng khoán Việt Nam (VSD), hoặc đang làm thủ tục lên sàn được giới đầu tư săn đón rầm rộ. Giá của các cổ phiếu này đã tăng mạnh trong thời gian ngắn và luôn trong tình trạng “khan hàng” trên thị trường OTC.

Tiêu biểu như cổ phiếu của ngân hàng Techcombank và VIB, đây là các ngân hàng TMCP tư nhân quy mô lớn, hiệu quả hoạt động cao và cơ cấu thu nhập năng động. Cách đây một năm, TCB có giá 12.000-13.000 đồng/ cổ phiếu còn Vpbank có giá 11.500-12.500 đồng/ cổ phiếu trên sàn OTC, hiện nay, giá của TCB dao động quanh mức 28.000-30.000 đồng/ cổ phiếu còn Vpbank dao động quanh mức 26.000-28.000 đồng/ cổ phiếu, mức tăng giá hơn 100% trong vòng 1 năm.

Các cổ phiếu khác như: TPbank, Lienvietbank, OCB.. cũng nương theo làn sóng tăng giá đã được các nhà đầu tư chào mua, săn đón trên sàn OTC khi nhận thấy các cổ phiếu này khá “rẻ” so với mặt bằng chung của cổ phiếu nhóm ngân hàng.

Những cổ phiếu ngân hàng sắp lên sàn chứng khoán sẽ giúp minh bạch hóa hệ thống ngân hàng nói chung, bên cạnh đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn, nhiều cơ hội đầu tư mới. Tuy nhiên, việc định giá từng cổ phiếu so với mặt bằng giá chung và kết quả hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng cần được nhà đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua bán.

(Theo Trí thức trẻ)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ