Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tại Cuba?

Nhàđầutư
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng nhiều chuyên gia kinh tế, cơ hội đầu tư vào Cuba đối với doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai là rất lớn, mặc dù trước mắt còn những khó khăn nhất định.
ANH PHONG
28, Tháng 09, 2021 | 15:39

Nhàđầutư
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng nhiều chuyên gia kinh tế, cơ hội đầu tư vào Cuba đối với doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai là rất lớn, mặc dù trước mắt còn những khó khăn nhất định.

Phoi-canh-KCN-ViMariel

Phối cảnh khu công nghiệp ViMariel do Tổng công ty Viglacera liên doanh đầu tư

Mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba một lần nữa được hâm nóng qua chuyến thăm hữu nghị chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tuần qua. Cùng với những thay đổi về chính sách quản l‎ý kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư của Cuba, cơ hội đang mở ra ngày càng nhiều cho doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư tại Cuba.

Quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng

Mặc dù Việt Nam và Cuba có mối quan hệ truyền thống xuyên thế kỷ và đã được nâng lên tầm quan hệ đặc biệt, song quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước.

Về thương mại, trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2020 đạt 178,5 triệu USD, giảm 21,3% so với năm 2019 do tác động của COVID-19. Trước đó, kim ngạch hai chiều đạt trung bình 170 triệu USD/năm từ năm 2012 đến 2014; năm 2015 đạt 218 triệu USD; năm 2016 và 2017 duy trì mức 230 triệu USD, năm 2018 đạt 335,8 triệu USD. Hai bên đang phấn đấu đạt 500 triệu USD vào năm 2022.

Về đầu tư, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Việt Nam hiện mới có 4 dự án đầu tư tại Cuba với tổng vốn 44,33 triệu USD, tập trung vào 2 lĩnh vực chính là công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản. Trong đó có 3 dự án đang triển khai hoạt động. Công ty TNHH ViMariel (thuộc Tổng công ty Viglacera - CTCP) được thành lập năm 2018 để đầu tư phát triển Khu công nghiệp ViMariel nằm trong Đặc khu Phát triển Mariel (ZEDM); Công ty cổ phần bột giặt Thái Bình và Công ty cổ phần đầu tư toàn cầu Thái Bình.

Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, hai bên có các ngành hàng có thể bổ sung nhau. Cuba có nhu cầu lớn về các mặt hàng công nghiệp, máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng thiết yếu, nông nghiệp phát triển hạ tầng du lịch, dịch vụ logistics, đây cũng là các ngành mà Việt Nam có lợi thế. Ở chiều ngược lại, Cuba có nhiều thế mạnh về dược phẩm, đào tạo, y tế, xây dựng… có khả năng hợp tác với Việt Nam.

Tuy nhiên những con số nói trên cho thấy quan hệ hợp tác đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do Cuba mới bắt đầu mở cửa, chính sách đầu tư nước ngoài còn những bất cập như chưa cho phép nhà đầu tư thế chấp tài sản để vay vốn; việc bán sản phẩm qua công ty trung gian, thủ tục thanh toán còn phức tạp…

Tuy nhiên, theo TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chính sách thu hút đầu tư của Cuba đang ngày càng hoàn thiện. Năm 2020, Cuba đã điều chỉnh một số chính sách để cải thiện môi trường đầu tư, như ban hành sắc lệnh về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, cho phép thế chấp tài sản hình thành trong tương lai của dự án để huy động vay vốn nước ngoài. Cuba bắt đầu thực hiện hợp nhất đồng tiền (đồng Peso chuyển đổi và không chuyển đổi) từ ngày 1/1/2021; chấp nhận các hình thức đầu tư liên doanh, 100% vốn nước ngoài.

Theo bà Irima Perojo, Tham tán Thương mại và Kinh tế Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam, dòng vốn đầu tư vào Cuba ngày càng gia tăng kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài mới của nước này có hiệu lực. Năm 2020, Cuba thu hút được 503 dự án, trong đó có 44 dự án thuộc ZEDM.

Dư địa lớn cho doanh nghiệp Việt

Xu hướng cải thiện môi trường đầu tư của Cuba, mối quan hệ đặc biệt ngày càng phát triển giữa hai nước và những tiềm năng, lợi thế có thể bổ sung lẫn nhau là những yếu tố quan trọng tạo dư địa lớn cho đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Cuba.

Việt Nam và Cuba đã ký‎ Hiệp định bảo hộ đầu tư. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba ký ngày 9/11/2018 và chính thức có hiệu lực từ 1/4/2020 đã đề ra nhiều cam kết ưu đãi thương mại, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hai nước. Theo Hiệp định này hai bên cam kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế đối với gần 100% mặt hàng đang nhập khẩu từ thị trường của nhau trong vòng 5 năm. Sự thuận lợi về thương mại là yếu tố tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư.

Đặc khu Phát triển Mariel của Cuba có diện tích hơn 400.000ha. Để khuyến khích đầu tư vào Đặc khu kinh tế đặc biệt này, Cuba đã có chính sách miễn thuế hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào các các lĩnh vực công nghệ sinh học, dược phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, ngân hàng, xây dựng và một số lĩnh vực khác.

Đến nay, đặc khu đã phê duyệt 59 dự án, với 34 dự án đã hoạt động, tổng trị giá vượt 3 tỷ USD từ 21 quốc gia, dự kiến tạo ra 15.761 việc làm. Trong đó có 3 dự án của nhà đầu tư Việt Nam.

Trong hành trình xúc tiến đầu tư vào ZEDM, Cuba đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên. Đây không phải là một sự ngẫu nhiên, mà Chính phủ Cuba, ngoài mong muốn thu hút vốn từ Việt Nam, còn là tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa qua, Lãnh đạo Đặc khu Phát triển Mariel bày tỏ mong muốn có thêm các dự án đầu tư từ Việt Nam trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai nước và nhiều thỏa thuận hợp tác đã ký kết trong các lĩnh vực tư pháp, thương mại, tài chính…

Phía Việt Nam cũng đã khẳng định sẽ thúc đẩy các dự án đầu tư vào Đặc khu này với những lĩnh vực thiết thực phục vụ nhu cầu phát triển, sinh hoạt của người dân Cuba, nhất là các mặt hàng thiết yếu, công nghiệp công nghệ cao, phát triển hạ tầng. Đồng thời bày tỏ mong muốn Cuba đầu tư nhiều hơn nữa vào hạ tầng của Đặc khu và có chính sách đầu tư linh hoạt, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài TS. Đỗ Nhất Hoàng sau chuyến đi cùng đoàn đã đánh giá rằng, Cuba đang tiếp tục cải cách với nhiều chính sách mới, khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời, cơ hội phía trước là rất lớn, doanh nghiệp Việt Nam rất cần quan tâm đón bắt cơ hội.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26295.00 26401.00 27567.00
GBP 30644.00 30829.00 31778.00
HKD 3103.00 3115.00 3217.00
CHF 27002.00 27110.00 27956.00
JPY 159.74 160.38 167.82
AUD 15898.00 15962.00 16448.00
SGD 18065.00 18138.00 18676.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17897.00 17969.00 18500.00
NZD   14628.00 15118.00
KRW   17.74 19.37
DKK   3535.00 3666.00
SEK   2297.00 2387.00
NOK   2269.00 2359.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ