Cố đô Huế được phục hưng trong lòng nhân loại

Nhàđầutư
Trên cơ sở và sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ VH - TT - DL, công cuộc phục hưng, bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đạt được kết quả to lớn, vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, từng bước hồi sinh ổn định, hiện diện một Cố đô mang tầm Thế giới.
ANH BÌNH - PHAN TIẾN
17, Tháng 01, 2019 | 08:15

Nhàđầutư
Trên cơ sở và sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ VH - TT - DL, công cuộc phục hưng, bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đạt được kết quả to lớn, vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, từng bước hồi sinh ổn định, hiện diện một Cố đô mang tầm Thế giới.

Gi trọn niềm vui về Huế yêu thương

Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn di tích Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Đặc biệt, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đã luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh xã hội của tỉnh và khu vực miền Trung, trọng tâm là kết nối chuổi kinh tế từ du lịch, dịch vụ.

b22

Đại nội Huế - Đại nội Huế - điểm thu hút khách du lịch tới tham quan

Những kết quả quan trọng đó được thể hiện trên các mặt, thường xuyên bảo tồn, trùng tu di tích, bảo tồn văn hóa phi vật thể, bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di sản, hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực, phát huy giá trị của Di sản Thế giới.

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nói về công tác bảo tồn, trùng tu hầu hết các di tích trong quần thể tất cả đều được bảo quản cấp thiết, bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt. . . Mặc dù trong điều kiện thiên tai bão lũ hàng năm hoành hành, thế nhưng nhờ có sự chăm sóc, bảo vệ chu đáo nên các di tích đều được bảo quản kéo dài tuổi thọ, bền vững.

Được biết, cho đến thời điểm này có trên 130 công trình di tích lớn nhỏ được đầu tư trùng tu, bảo tồn, trong đó tiêu biểu công trình Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Cá, Lăng Gia Long, Lăng Đồng Khánh, Lăng Thiệu Trị và Lăng Tự Đức cũng được triển khai trùng tu. Ngoài ra, các cơ sở hạ tầng các khu di tích như: Hệ thống đường, điện chiếu sáng khu vực Đại Nội, Quảng trường Ngọ Môn- Kỳ Đài, điện đường đến các Lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định, Đồng Khánh... đã được đầu tư, nâng cấp đúng với tầm vóc di sản.

Thứ hai, về công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, các di sản văn hóa phi vật thể của Huế hết sức phong phú và đa dạng, bao gồm lễ nhạc Cung đình, múa hát Cung đình, lễ hội Cung đình, tuồng Ngự, ca Huế ...  .

 Huế, tầm vóc và niềm tin

Tháng 11 năm 2003, UNESCO đã chính thức công nhận Nhã nhạc Cung đình Huế là Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (Nay là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện nhân loại). Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm vóc và sự phong phú, toàn diện của di sản văn hóa Huế trên cả hai lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể. Đặc biệt trong các dịp lễ hội Festival Huế, các loại hình nghệ thuật Cung đình, bao gồm cả lễ hội, âm nhạc, nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật ẩm thực, trò chơi… đã thực sự đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động của Thừa Thiên Huế, trở thành đại diện tiêu biểu của văn hóa Huế trong đối thoại, giao lưu với bạn bè quốc tế.

Về lĩnh vực hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực. Được biết, cho đến nay Cố đô Huế đã hợp tác với gần 30 tổ chức quốc tế, hàng chục các viện, trường đại học, ban ngành trong nước để tiến hành các hoạt động nghiên cứu bảo tồn di sản cả trên lĩnh vực văn hóa vật thể, phi vật thể và cảnh quan môi trường.

100106baoxaydung_image003

Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm BTDT Cố đô Huế (bên phải) nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Thông qua các dự án hợp tác, đội ngũ cán bộ, chuyên viên, nghệ sĩ của Di tích Huế đã được đào tạo, trau dồi kiến thức thường xuyên và không ngừng trưởng thành. Từ năm 1996 đến nay, Di tích Huế đã đào tạo được 01 Tiến sĩ và 5 Thạc sĩ ở nước ngoài, 4 Tiến sĩ và 28 Thạc sĩ trong nước, 20 Cử nhân Đại học Nhã nhạc cùng hàng chục Cử nhân, nghệ nhân, nghệ sỹ ở nhiều chuyên ngành khác nhau.

Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế cũng đã có 1 Nghệ sỹ Nhân Dân, 03 Nghệ sỹ Ưu Tú được công nhận. Trung tâm cũng đã tổ chức hàng chục lớp đào tạo nghiệp vụ hoặc cử chuyên viên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ về bảo tồn trùng tu di sản, nghiên cứu văn hóa phi vật thể, bảo tàng học... đội ngũ cán bộ, chuyên viên, nghệ sĩ đó đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các hoạt động bảo tồn di sản trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.

Bàn về các giải pháp bảo tồn di tích trong tương lai, Ông Phan Thanh Hải cho rằng, giải pháp tốt nhất để bảo tồn di tích, làm cho di tích sống, hòa vào cuộc sống của xã hội đương đại, có tác dụng giáo dục và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích là khai thác và phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể Di tích Cố đô Huế.

Đặc biệt là phải tiếp tục đầu tư, tu bổ để phát triển ngành công nghiệp du lịch và các loại dịch vụ, tạo cơ sở để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Việc khai thác hợp lý làm cho Di tích thoát khỏi sự lãng quên mà Luật Di sản Văn hóa đã chỉ rõ là hướng đến xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Phát triển du lịch là xu thế tất yếu của xứ sở giàu di sản văn hóa Cố đô Huế.

Để Cố đô Huế hội nhập và phát triển

 Nhờ những thành tựu của công tác bảo tồn mà Di sản văn hóa Huế đã được quảng bá hình ảnh rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to lớn của Huế đối với du khách thập phương và góp phần làm cho ngành du lịch dịch vụ của Thừa Thiên Huế trong đã có những bước phát triển nhanh chóng, thực sự đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Riêng tại khu di tích Huế, doanh thu trực tiếp từ năm 1996 đến năm 2017 đã đạt hơn 1.800 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 120 tỷ đồng. Chính nguồn thu này đã góp phần rất quan trọng trong việc tái đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản và cải thiện đời sống của những người làm công tác bảo tồn.

b2

Nhã nhạc cung đình Huế - Điểm nhấn tạo nên thành công festival 2018.

Cũng theo ông Hải, tuy nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả của việc phát triển hoạt động dịch vụ ngay trong địa bàn khu Di sản Huế, Trung tâm đã xây dựng một đề án tổng thể về quy hoạch và phát triển hoạt động dịch vụ đến năm 2020. Ngày 5/12/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ra quyết định phê duyệt đề án. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để Trung tâm đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, đưa doanh thu của hoạt động này chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu doanh thu của đơn vị.

Di sản văn hóa cũng trở thành hạt nhân cho các hoạt động và sự kiện văn hóa của vùng đất cố đô. Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, Festival Huế được tổ chức vào các năm chẳn, cùng với Festival Nghề truyền thống tổ chức vào các năm lẻ đã tạo nên một thương hiệu đặc biệt, có tiếng vang và sức thu hút to lớn không chỉ trong nước mà còn trên bình diện quốc tế.

Từ những thành tựu về bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những sự điều chỉnh kịp thời trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ chuyển thành Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, trong đó xác định phát triển các ngành dịch vụ có tính quyết định hàng đầu. Di sản văn hóa giai đoạn này hơn bao giờ hết đã trở thành hạt nhân và động lực cho sự phát triển.

Kết thúc cuộc trao đổi với nhadautu.vn, Tiến sỹ Phan Thanh Hải khẳng định: “43 thực hiện công cuộc bảo tồn và phục hưng di sản văn hóa Huế đã để lại cho chúng bao la kinh nghiệm và những bài học quý giá. Đó là bài học về sự nhận thức vai trò đặc biệt của di sản trong đời sống hiện tại, về sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành từ Trung ương đến cơ sở, là bài học về việc phát huy nội lực vốn có, về việc huy động rộng rãi sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng quốc tế với vai trò nổi bật của UNESCO, về việc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của nhà nước và cộng đồng các tầng lớp xã hội…

Đó cũng là chặng đường khó khăn gian khổ với rất nhiều thử thách, nhưng cũng là chặng đường gắn liền với những thành tựu to lớn của sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế. Trong chặng đường trước mắt và tương lai lâu dài, di sản văn hóa chắc chắn vẫn sẽ là nền tảng, là hạt nhân cho sự phát triển toàn diện, bền vững về một cố đô Huế của toàn nhân loại.

                         Huế những ngày áp tết Kỷ Hợi 2019

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ