Chiến lược giao dịch tuần từ 19-24/6

Nhàđầutư
Tuần giao dịch tới, khi các lo ngại về Fed và ETF không còn, thị trường có thể được giao dịch mạnh hơn do có thêm sự giao dịch trở lại của các nhóm nhà đầu tư thận trọng đã đứng ngoài thị trường trong tuần này.
VĂN PHONG
17, Tháng 06, 2017 | 08:00

Nhàđầutư
Tuần giao dịch tới, khi các lo ngại về Fed và ETF không còn, thị trường có thể được giao dịch mạnh hơn do có thêm sự giao dịch trở lại của các nhóm nhà đầu tư thận trọng đã đứng ngoài thị trường trong tuần này.

  

san chung khoan

Thị trường có thể giao dịch mạnh hơn trong tuần tới khi lo ngại về Fed và ETF đã qua 

Những quan sát phiên giao dịch cuối tuần cho thấy, thị trường giao dịch khá cân bằng trong phiên và đóng cửa trong trạng thái tăng nhẹ, bất chấp các giao dịch mạnh của hai ETF ngoại trong phiên chiều ngày thứ Sáu.

Động lực tăng của thị trường trong phiên giao dịch cuối tuần không phải đến từ một vài cổ phiếu vốn hóa lớn mà đến từ đông đảo nhiều cổ phiếu riêng lẻ.

Nếu loại các cổ phiếu ảnh hưởng mạnh nhất tới chỉ số chung ra thì chỉ số VN-Index của ngày thứ Sáu có thể tăng thêm được hơn nửa điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần với VNM, PLX, BID giảm trong khi SAB, GAS, VIC tăng nhẹ. ROS vẫn tiếp tục giảm sàn và ảnh hưởng mạnh nhất đến VN-Indnex.

Các cổ phiếu liên quan đến cơ cấu danh mục của ETF giao dịch rất tích cực khi HAG tăng nhẹ bất chấp bị bán gần 10 triệu cổ phiếu, STB dẫn đầu HOSE về khối lượng giao dịch và HPG giao dịch trong sắc xanh đầy tích cực cả phiên giao dịch cuối tuần bất chấp bị 2 quỹ ETF bán tổng cộng 5 triệu cổ phiếu.

Trong khi giao dịch có phần trầm lắng hẳn đi ở nhóm ngân hàng thì các cổ phiếu bất động sản đang dần tìm lại được cân bằng và vài cổ phiếu đã thu hút được dòng tiền khá mạnh như DXG, LDG…

HNX trong phiên giao dịch cuối tuần cũng ghi nhận mức tăng tốt về điểm số và vận động tích cực khi vượt mức cản ngắn hạn ở vùng 98 điểm trong gần một tuần qua. Tuy vậy, độ rộng thị trường lại bị thu hẹp đáng kể so với phiên trước khi chỉ đạt 100 mã tăng/96 mã giảm. Hơn nữa, động lực tăng của HNX-Index trong phiên giao dịch cuối tuần chủ yếu đến từ hai mã NVB và VCG. SHB vẫn là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất với hơn 7 triệu cổ phiểu được khớp lệnh.

Dòng tiền hiện tại khá mạnh và ổn định với chất lượng tốt khi mà độ tập trung cao ở các cổ phiếu bluechip, đi có chủ đích chứ không xoay vòng nhanh. Niềm tin của nhà đầu tư vào sự tăng trưởng trung dài hạn của thị trường là rất mạnh mẽ, phản ánh qua sự tích cực của thị trường khi tăng điểm bất chấp lo ngại về các sự kiện quốc tế hay kỳ cơ cấu danh mục của các quỹ ETF ngoại. Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh và liên tục của khối ngoại cũng là điểm cộng hỗ trợ đáng kể cho thị trường ở giai đoạn hiện tại.

Tuần giao dịch tới, khi các lo ngại về Fed và ETF không còn, thị trường có thể được giao dịch mạnh hơn do có thêm sự giao dịch trở lại của các nhóm nhà đầu tư thận trọng đã đứng ngoài thị trường trong tuần này.

Mặt khác, kết quả kinh doanh quý 2/2017 của nhiều doanh nghiệp sẽ được hé mở cũng sẽ là  động lực hỗ trợ tốt để thu hút dòng tiền. Tuy vậy, nhóm cổ phiếu ngân hàng có lẽ sẽ ảnh hưởng khá mạnh tới thị trường sau khi các nội dung thảo luận về phương án xử lý nợ xấu dần đi đến hồi kết khi Quốc hội ra được Nghị quyết về xử lý nợ xấu vào ngày 21 tới đây.

Chiến lược giao dịch trong tuần tới: Rung lắc là cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu để đón đầu kết quả kinh doanh quý 2/2017 hoặc các cổ phiếu có câu chuyện riêng lẻ như bán tài sản, đất đai hoặc ngành nhận nhiều tin tức hỗ trợ.

Nhóm ngành triển vọng KQKD quý 2 tích cực: Sắt thép (nhờ nhu cầu xây dựng dân dụng + hạ tầng + xuất khẩu tăng), ngân hàng (cơ chế xử lý nợ xấu có chuyển biến tích cực nhờ Nghị định 61 và Nghị quyết Quốc hội về xử lý nợ xấu), săm lốp (nhờ hưởng lợi từ sản lượng ô tô tăng + yếu tố thời vụ do tháng 6 là thời điểm thay thế săm lốp định kỳ của các doanh nghiệp vận tải). Nhóm cổ phiếu bất động sản có thể xuất hiện nhịp hồi phục./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ