[CAFÉ CUỐI TUẦN] Tranh chấp và hệ lụy từ đàm phán Mỹ - Trung lần thứ 11

Nhàđầutư
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có lúc đã tưởng như sắp kết thúc, cuối tuần này bất ngờ leo thang với việc áp dụng mức thuế quan mới.
TS. ĐINH HOÀNG THẮNG
11, Tháng 05, 2019 | 06:30

Nhàđầutư
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có lúc đã tưởng như sắp kết thúc, cuối tuần này bất ngờ leo thang với việc áp dụng mức thuế quan mới.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chính thức tăng thuế lên hơn 2 lần đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/5. Theo đó, mức thuế mới mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc tăng từ 10% lên 25% với hơn 5.700 mặt hàng bị ảnh hưởng.

Áp dụng tăng thuế của tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh, theo giải thích từ phía Mỹ, vào giờ chót, Bắc Kinh đã lật ngược lại các thỏa thuận thương mại. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của nhau.

558trump1

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tăng thuế lên hơn 2 lần đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/5.

Tranh chấp và hệ luỵ

Tiếp tục leo thang tranh chấp thương mại sẽ càng khiến cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng thêm bất ổn, gây tổn thương cho nền kinh tế thế giới. Vậy đâu là những tranh chấp và các hệ luỵ chủ yếu từ vòng đàm phán lần thứ 11 hiện nay?

Thứ nhất, Mỹ cáo buộc Trung Quốc giao dịch không công bằng và đã phát động một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc từ năm ngoái. Không chỉ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ, Mỹ còn gây sức ép đòi Bắc Kinh thay đổi chính sách kinh tế của mình, điều Mỹ luôn cho rằng Trung Quốc không công bằng khi hỗ trợ các công ty nhà nước qua nhiều hình thức trợ cấp.

Mỹ muốn Trung Quốc mua thêm hàng hóa của mình để kiềm chế thâm hụt thương mại trị giá 419 tỷ USD với Bắc Kinh. Thâm hụt thương mại là sự khác biệt giữa lượng nhập khẩu và xuất khẩu giữa Mỹ với nước khác. Giảm khoảng cách này là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của Trump.

Thứ hai, Mỹ áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD vào năm ngoái. Bắc Kinh đã trả đũa bằng thuế đối với các sản phẩm trị giá 110 tỷ USD của Mỹ.

Thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc lẽ ra sẽ tăng từ 10% lên 25% vào đầu năm 2019, nhưng việc tăng này đã được trì hoãn. Giờ thì Mỹ đã chính thức tăng thuế lên 25% với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ ngày 10/5. Ngoài ra, Trump còn tuyên bố sẽ tăng thuế lên 25% đối với 325 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc.

Thứ ba, các sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế quan của Mỹ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại có phạm vi rất rộng, từ máy móc đến xe máy. Trong diễn biến mới nhất, Mỹ đã áp thuế 10% đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD bao gồm cá, túi xách, quần áo và giày dép.

Những sản phẩm đó sẽ tiếp tục bị tăng thuế lên đến 25%. Trung Quốc áp dụng chiêu trò đánh vào các sản phẩm được sản xuất tại các quận có nhiều cử tri của đảng Cộng hòa và các hàng hóa ấy, ví dụ như như đậu nành, có thể mua bù được từ nơi khác.

Thứ tư, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trên thực tế đã gây sự bất ổn lớn cho thị trường tài chính trong năm qua. Sự bất ổn ấy đè nặng lên niềm tin của các nhà đầu tư trên toàn thế giới và góp phần gây ra nhiều khoản lỗ.

Năm 2018, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã giảm hơn 13% và Shanghai Composite sụt gần 25%. Cả hai chỉ số đã phục hồi chút ít và tăng lần lượt 12% và 16% trong năm 2019, tính cho đến nay. Trong khi đó, chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones đã giảm gần 6% trong năm 2018 và tăng khoảng 11% trong năm nay. Đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 5% so với đồng đô la Mỹ năm ngoái, bắt đầu ổn định vào năm 2019.

Thứ năm, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có tác động dây chuyền đối với các quốc gia khác và nền kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là một yếu tố góp phần vào "suy yếu đáng kể trong việc phát triển toàn cầu" vào cuối năm ngoái khi cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019.

Một số quốc gia cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp - đặc biệt là những quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc - hoặc đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng của hai nước này. Khi Trump đã áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada và Liên minh châu Âu, để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của Mỹ. Tất cả các quốc gia này đã trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa của Mỹ.

Các kịch bản được đón đợi

Dưới đây là những kịch bản đang được các nhà phân tích từ Tập đoàn Nomura Securities ở Hong Kong, New York và Singapore đưa ra:

Kịch bản lạc quan nhất là hai bên sẽ chóng vánh đạt được thoả thuận để chấm dứt cuộc chiến tranh thương mai một cách công khai và đầy ý nghĩa. Trong tình hình hiện nay, kịch bản “đạt được thoả thuận” này đạt mức chuẩn rất thấp.

Kịch bản thứ hai là các bên tiếp tục thương lượng và sẽ tránh áp thuế. Tuy nhiên kịch bản này được ra trước 9/5 nên giờ đây coi như đã thất bại, vì Trump cuối cùng vẫn tuyên bố áp thế và Trung Quốc nói là sẽ đáp trả.

 Kịch bản thứ ba (đang diễn ra hiện tại!) là thuế quan mới có hiệu lực nhưng các cuộc đảm phán vẫn không bị gián đoạn. Cả Mỹ lẫn Trung Quốc khó có thể rút lại các quan điểm  mà cả hai bên đã đặt ra trong những ngày qua. Với sự ủng hộ của lưỡng đảng hiện nay, Trump sẽ không lùi bước. Trung Quốc cũng sẽ áp dụng trả đũa ngay lập tức. Tuy nhiên, tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế, hai bên buộc phải đưa ra sáng kiến đủ mạnh để tiếp tục đám phán.

Kịch bản thứ tư và cũng là cuối cùng, tức đàm phán tan vỡ. Dư luận đang cảm nhận rất rõ rệt về những gì sẽ diễn ra trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trump đã tự đặt mình vào thế phải thực hiện bằng được đe doạ đã công bố, nếu không, ông bị coi là đầu hàng Trung Quốc. Từ đầu 2019, Mỹ và Trung Quốc đã gia hạn “thoả thuận đình chiến” trong vòng 90 ngày. Thời gian đã hết. Nhóm đàm phán do phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu buộc phải đưa ra thoả hiệp.

Một số phân tích gần đây cho thấy, nếu vòng đàm phán thứ 11 này thất bại, tác động trực tiếp đối với nền kinh tế Mỹ sẽ rất đáng chú ý nhưng sẽ không quá nghiêm trọng. Về phần mình, liệu Trung Quốc có chấp thuận các yêu sách của Mỹ để thực thi các thoả thuận cuối cùng? Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng, nếu chấp thuận các đòi hỏi của Mỹ sẽ gây tổn hại đến chủ quyền quốc gia của Trung Quốc.

Để tránh căng thẳng leo thang, liệu ông Lưu Hạc (lần này dẫn đầu đoàn Trung Quốc chứ không đàm phán với chức danh “đặc phái viên” của Tập Chủ tịch như các lần trước) có dám từ bỏ những sửa đổi trong dự thảo Trung Quốc vừa chuyển cho Mỹ, đồng thời giải quyết thoả đáng hơn những yêu cầu của Mỹ về những nội dung quan trọng khác, chẳng hạn như vấn đề dừng trợ cấp nhà nước đối với các ngành công nghiệp? Câu trả lời sẽ tới nay mai./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ