[CAFÉ CUỐI TUẦN] Không còn đường lùi!

Nhàđầutư
2019 là năm áp chót trong kế hoạch thoái vốn, cổ phần hoá giai đoạn 2017-2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên với tiến độ như hiện nay, sẽ rất khó để hoàn thành chương trình đã đề ra.
XUÂN TIÊN
18, Tháng 05, 2019 | 08:03

Nhàđầutư
2019 là năm áp chót trong kế hoạch thoái vốn, cổ phần hoá giai đoạn 2017-2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên với tiến độ như hiện nay, sẽ rất khó để hoàn thành chương trình đã đề ra.

3DC0C6F6-E196-4738-BB93-DC888EC2F217

Vinalines đã cổ phần hoá từ giữa năm 2018

Thời gian qua, ghi nhận trên hai Sở GDCK TP.HCM (HoSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho thấy không có thương vụ chào bán cổ phần lần đầu (IPO) khối lượng lớn nào diễn ra. Chỉ có một số doanh nghiệp nhỏ được cổ phần hoá như Ban Quản lý nhà máy nước thị trấn Yên Thành, Công ty Môi trường và Công trình Đô thị Hưng Yên, Công ty Cà phê Thuận An trên sàn HNX; Công ty Đô thị và Môi trường Đắk Lắk, Công ty Cấp nước và Đầu tư Xây dựng Đắk Lắk, Công ty Cà phê Thắng Lợi trên HoSE...

Đây đều là các đơn vị nhỏ, ít tên tuổi, khó thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Ngược lại, loạt "ông lớn" nằm trong danh sách cổ phần hoá năm nay vẫn "im tiếng", như Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Agribank, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Hoá chất, Tập đoàn Than Khoáng sản và các doanh nghiệp lớn ở địa phương.

Theo kế hoạch, sẽ có 18 doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hoá trong năm nay, đó là chưa kể nhiều trường hợp có trong danh sách năm 2018 nhưng chưa thực hiện như Tổng công ty Giấy, Tổng công ty MobiFone, Tổng công ty VTC, hai Tổng công ty Phát điện 1&2, cùng loạt tổng công ty ở Hà Nội và TP.HCM hầu như đều chưa có động tĩnh. Ngoài ra, còn những trường hợp tồn đọng từ năm 2017 như Tổng công ty Thuốc lá, bộ đôi thuộc Bộ Xây dựng là Tổng công ty Công nghiệp Xi măng (Vicem), Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD).

Tính tổng thể, theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2017-2020 thực hiện cổ phần hoá 127 doanh nghiệp, cụ thể: Năm 2017 là 44 đơn vị, năm 2018 64 đơn vị, năm 2019 18 đơn vị và năm 2020 là 1 đơn vị. Tuy nhiên thực tế trong năm 2018 chỉ có 23 doanh nghiệp được cấp có thầm quyền phê duyệt phương án cổ phần hoá, 28 doanh nghiệp thực hiện IPO, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ.

Trong khi đó, công tác thoái vốn sôi động hơn với khoảng 25 thương vụ trên cả hai sàn từ đầu năm, tuy nhiên cũng mới chỉ có một thương vụ lớn đáng chú ý là đấu giá Tổng công ty Viglacera.

Theo kế hoạch, cả năm nay sẽ thoái vốn tại 62 doanh nghiệp, trong đó có những đơn vị lớn như Tổng công ty CP Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (thoái 36%), Tổng công ty máy và Thiết bị Công nghiệp - CTCP (36%), Tổng công ty Hàng không (35,16%), Tổng công ty Lắp máy (51%). Đó là chưa kể loạt tồn đọng từ năm 2018 như Tập đoàn Xăng dầu (thoái 24,86%), Tổng công ty máy và Thiết bị Công nghiệp (63,54%), Tổng công ty Hàng không (20%), Tổng công ty Dược (29,98%)...

Theo Quyết định 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2017-2020 thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, trong đó: Năm 2017 thoái 135 doanh nghiệp, năm 2018 thoái tại 181 đơn vị, năm 2019 tại 62 đơn vị, năm 2020 thoái 28 doanh nghiệp. Thực tế triển khai, năm 2018 đã vốn tại 54 doanh nghiệp, luỹ kế giai đoạn 2016-2018 thoái tại 78 doanh nghiệp theo quyết định 1232.

Trong một báo cáo mới đây, Bộ Tài chính thừa nhận việc triển khai cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước còn chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra. Cơ quan này thẳng thắn chỉ ra một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo. Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hoá, chào bán ra công chúng (IPO) chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.

"Hiện còn 667 doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Các quy định đã có. Tuy nhiên phải gắt gao hơn nữa, yêu cầu doanh nghiệp sau IPO phải lên sàn, ít nhất là UpCOM thì kế hoạch thoái vốn mới thực hiện nhanh được", ông Đặng Quyết Tiến cho hay và thông tin thêm rằng Cục Tài chính Doanh nghiệp sẽ song song cùng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước rà soát, trước mắt khoảng hơn chục đơn vị chậm lên sàn và sẽ "bêu tên" trên cổng thông tin Bộ Tài chính.

Đánh giá chung về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo cho biết3 năm qua, Chính phủ, Thủ tướng đã vừa hoàn thiện pháp luật, chính sách theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, chặt chẽ, sát thực tiễn, vừa triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn tại từng doanh nghiệp.

Trong năm 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ tinh thần hành động của Chính phủ là yêu cầu bứt phá đối với công tác cổ phần hoá, thoái vốn. Việc thực hiện phải trên tinh thần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tối đa hóa lợi ích Nhà nước, quyết liệt, công khai, minh bạch, không quá coi trọng số lượng đồng thời xử lý trách nhiệm của cấp có thẩm quyền để chậm cổ phần hoá, thoái vốn.

Về thoái vốn Nhà nước, Phó Thủ tướng nêu rõ Nghị quyết số 12-NQ/TW đề ra các nguyên tắc khi thoái vốn, trong đó có yêu cầu công khai, minh bạch, tối đa hóa giá trị vốn Nhà nước theo thị trường, chứ không yêu cầu phải bảo toàn vốn Nhà nước. Do vậy, có những trường hợp giá vốn theo thị trường dưới mệnh giá thì vẫn có thể thoái, càng giữ thì Nhà nước càng thiệt. Tránh trường hợp doanh nghiệp, dự án yếu kém có thể khắc phục để cổ phần hóa, thoái vốn được mà lại “bán non”, thiệt hại lợi ích của Nhà nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24625.00 24945.00
EUR 26301.00 26407.00 27573.00
GBP 30639.00 30824.00 31774.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26849.00 26957.00 27794.00
JPY 159.52 160.16 167.58
AUD 15876.00 15940.00 16426
SGD 18054.00 18127.00 18664.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17893.00 17965.00 18495.00
NZD 0000000 14638.00 15128.00
KRW 0000000 17.58 19.18
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ