Các phương án xây dựng cầu Cát Lái thay thế phà hiện hữu thế nào?

Nhàđầutư
Được quy hoạch hơn 2 thập kỷ, nhưng cầu Cát Lái nối TP.HCM và Đồng Nai vẫn chưa thể triển khai. Trong 5 phương án đề xuất xây dựng cầu, Sở GTVT TP.HCM đã lựa chọn được phương án khả thi và phù hợp với định hướng.
ĐÌNH NGUYÊN
05, Tháng 07, 2022 | 13:34

Nhàđầutư
Được quy hoạch hơn 2 thập kỷ, nhưng cầu Cát Lái nối TP.HCM và Đồng Nai vẫn chưa thể triển khai. Trong 5 phương án đề xuất xây dựng cầu, Sở GTVT TP.HCM đã lựa chọn được phương án khả thi và phù hợp với định hướng.

Cầu Cát Lái nối TP.HCM và Đồng Nai có tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng được quy hoạch từ rất lâu, hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai do khó khăn về nguồn vốn và chưa "chốt" được vị trí xây dựng. Thời gian qua, cả TP.HCM và Đồng Nai đã tổ chức nhiều cuộc họp liên quan đến dự án này nhưng cũng chưa chọn được phương án cuối cùng.

Mới đây, Sở GTVT TP.HCM đề nghị UBND TP.HCM sớm tham mưu, xem xét đề xuất 5 phương án xây cầu thay phà Cát Lái, nối TP.HCM - Đồng Nai.

Sở GTVT TP.HCM đánh giá, 5 phương án đề xuất xây cầu Cát Lái thay thế phà hiện hữu thì có phương án 4 được cho là khả thi, phù hợp với quy hoạch và định hướng trong tương lai.

cau-cat-lai

Phối cảnh cầu Cát Lái nối TP.HCM và Đồng Nai. Ảnh minh họa

Cụ thể, phương án 4 có điểm đầu trên đường trục Bắc - Nam, qua Rạch Dĩa, cắt đường Nguyễn Lương Bằng và đi trùng với đường Hoàng Quốc Việt, cắt đường Huỳnh Tấn Phát, vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Tiếp theo, rẽ phải đi trùng đường quy hoạch kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành tại cuối dự án. Tổng chiều dài tuyến là 13,71 km, riêng chiều dài cầu là 3,5 km.

Phương án này sẽ tạo mạng lưới kết nối giao thông mới, thu hút lưu lượng giao thông từ trung tâm thành phố, biển Cần Giờ thông qua tuyến Metro số 4 và các tuyến trục chính giao thông hướng tâm như đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Lương Bằng, sau đó qua huyện Nhơn Trạch, sân bay Long Thành và hướng ngược lại. Đồng thời, phù hợp với quy hoạch điều chỉnh trong tương lai, thuận lợi trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng bởi một phần đường dẫn phía TP.HCM đi qua khu đất trống.

Đối với phương án 1, hướng tuyến bắt đầu từ nút giao Mỹ Thủy (vành đai 2), đi dọc đường Nguyễn Thị Định, vượt sông Đồng Nai. Tổng chiều dài tuyến là 11,76 km, chiều dài cầu là 3,10 km.

Nếu chọn phướng án này sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, sẽ xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Phương án làm hầm vượt sông thì chi phí xây dựng và duy tu rất tốn kém.

Đối với phương án 2, hướng tuyến từ nút giao trên đường Vành đai 2, cách đường dẫn cầu Phú Mỹ 1 km và cách nút giao Mỹ Thủy 2,3 km. Cầu đi dọc nhánh rạch Kỳ Hà, vượt sông Đồng Nai, sang xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, sau đó kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Tổng chiều dài tuyến là 10,6 km, riêng chiều dài cầu là 3,56 km. Với phương án này, ảnh hưởng đến hoạt động của cảng Cát Lái. Khi thu hút lưu lượng lớn xe từ trung tâm TP.HCM đi sân bay Long Thành, gây ùn tắc tại nút giao trên Vành đai 2, cầu Phú Mỹ. Ngoài ra, tuyến không vuông góc sông Đồng Nai nên rất bất lợi khi khai thác.

Trong khi đó, phương án 3, hướng tuyến cầu bắt đầu từ nút giao trên đường Vành đai 2, cách cầu Ba Cua khoảng 300 m. Tuyến đi thẳng vào cổng C cảng Cát Lái, vượt sông Đồng Nai sang xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, rẽ phải đi trùng đường TL25B, nối cao tốc Bến Lức - Long Thành. Tổng chiều dài tuyến 12,45 km, riêng chiều dài cầu là 3,12 km.

Phương án này, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hiện hữu của cảng Cát Lái, quy hoạch của các dự án dọc theo tuyến.

Còn phương án 5, điểm đầu tuyến nằm trên trục đường Bắc - Nam, vượt qua Rạch Dĩa, đi theo đường trục quy hoạch kho B, cắt đường Huỳnh Tấn Phát, đi qua kho xăng dầu Nhà Bè, vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch. Sau đó, rẽ phải đi trùng đường quy hoạch và nối cao tốc Bến Lức - Long Thành tại cuối dự án.

Tổng chiều dài tuyến gần 13 km, chiều dài cầu là 3,5 km. Nếu chọn phương án này phải điều chỉnh quy hoạch đường Nguyễn Hữu Thọ đến kho B, khu vực tổng kho xăng dầu huyện Nhà Bè đang hoạt động.

Cầu Cát Lái kết nối trực tiếp khu vực TP. Thủ Đức với huyện Nhơn Trạch là một trong những dự án giao thông quan trọng của vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, công trình này cũng sẽ hình thành tuyến giao thông kết nối sân bay Long Thành với TP.HCM, bên cạnh tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang khai thác và cao tốc Bến Lức - Long Thành đang triển khai.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ