Bộ trưởng Bộ TNMT đề nghị cung cấp thông tin người nước ngoài mua đất ở Việt Nam

Nhàđầutư
Bộ trưởng Bộ TNMT khẳng định, mới chỉ có người nước ngoài mua chung cư, chứ chưa phát hiện việc người nước ngoài mua đất ở Việt Nam. Nếu đại biểu nào biết thì cung cấp để Bộ TNMT kiểm tra xem họ mua bằng cách nào.
NAM NAM
05, Tháng 06, 2018 | 12:48

Nhàđầutư
Bộ trưởng Bộ TNMT khẳng định, mới chỉ có người nước ngoài mua chung cư, chứ chưa phát hiện việc người nước ngoài mua đất ở Việt Nam. Nếu đại biểu nào biết thì cung cấp để Bộ TNMT kiểm tra xem họ mua bằng cách nào.

Tiếp tục đăng đàn trong sáng nay 5/6, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nhận được chất vấn của đại biểu Phùng Đức Tiến về vấn đề giao dịch mua bán đất đai phức tạp tại 3 nơi sắp thành đặc khu kinh tế (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc), nhất là có thông tin người nước ngoài đã mua nhà khu vực này.

tran-hong-ha

Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà 

Tại phiên thảo luận này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) phản ứng mạnh mẽ: "Lãnh thổ 3 đặc khu đều liên quan tới biển đảo, chủ quyền trên biển. Đề nghị bỏ thời hạn giao đất 99 năm, không có vòng đời đầu tư nào cần đến 99 năm. Thời hạn này ngang 3-4 thế hệ con người, thực chất là hình thức nhường địa chỉ đất nước nghèo đói hoang sơ cần tới để thu hút nhà đầu tư".

"Có những quốc gia họ đến, đi chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế, nhưng có quốc gia lại cần tài nguyên, lãnh thổ nước khác. Họ di dân tới tìm mọi cách ở lại, chi phối chính trị, an ninh quốc phòng và đã có ví dụ nhãn tiền về điều này. Luật pháp chỉ rước bạn tốt vào nhà chứ không phải rước kẻ cướp vào nhà. Nếu kẻ cướp giả làm bạn tốt thì phải có chế tài", ông nhấn mạnh.

Sử dụng quyền tranh luận, ông Nghĩa nêu vấn đề bờ sông, bờ biển bị “xẻ thịt”. “Tôi đề nghị Chính phủ rà soát lại hết các bờ sông, bờ biển để trả lại cho người dân, không để các doanh nghiệp chiếm dụng”, ông Nghĩa nói.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) cũng hỏi về thực tế hiện nay các bờ biển ở các tỉnh đã bị các doanh nghiệp chắn rào trong các dự án đã được mua đứt, được cấp bìa đỏ.

"Vậy thì hướng giải quyết sắp tới, mà nhìn ra xa là câu chuyện đặc khu nếu có những việc như vậy thì Bộ TNMT sẽ giải quyết thế nào?", ông Hòa hỏi.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời: "Trong các quy định đã nói rõ về hành lang bờ biển. Tôi cho rằng cái gì đã luật hoá rồi thì chúng ta không cần đề cập nữa. Việc cần làm bây giờ dựa trên luật mà siết chặt kỷ cương, kỷ luật".

"Tất nhiên là với các dự án nào có vấn đề thì phải xem lại quy hoạch, xem trước đây nếu có sai chỗ nào thì điều chỉnh cho đúng”, bộ trưởng TNMT nói.

Về lo ngại trong việc người nước ngoài sẽ lấy đất tại đặc khu rồi bao chiếm như ở dọc bờ biển miền Trung, bộ trưởng Hà nói rằng luật hiện nay không có quyền mua đất trên đất nước ta, mà chỉ được quyền mua căn hộ.

“Hiện nay chỉ có người nước chung cư, chứ chưa phát hiện người nước ngoài mua đất ở Việt Nam. Tôi nhờ các đại biểu cung cấp thông tin cho tôi biết là nếu có tình trạng đó thì mua ở đâu? Bộ TNMT sẽ tìm hiểu họ mua bằng cách nào.”, bộ trưởng Hà nói. 

Chưa có công nghệ xử lý rác thải phù hợp với Việt Nam

Trả lời chất vấn về xử lý chất thải rắn, ông Trần Hồng Hà cho biết, vừa qua Bộ Tài nguyên Môi trường đã tham mưu lãnh đạo Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch và tổ chức thanh tra. Bộ Xây dựng được phân công phê duyệt thiết kế các nhà máy xử lý rác, phân cấp một phần cho địa phương. Bộ Khoa học & công nghệ chịu trách nhiệm về công nghệ xử lý.

Chúng ta đang có khoảng trống là chưa hướng dẫn được công nghệ thích hợp. Thời gian qua sự phối hợp giữa các bộ không tốt. Nếu để một bộ làm sẽ không đủ năng lực xử lý, cần có sự phối hợp tốt hơn", ông Hà thừa nhận.

Bộ trưởng Hà cũng cho hay, rác thải Việt Nam khác với thế giới. Nhiều công nghệ xử lý rác thải hiện đại, tiên tiến sang Việt Nam chạy 3-4 tháng không đáp ứng nhu cầu. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên, với thành phần rác hiện nay thì công nghệ đó là chưa phù hợp. Trong khi đó, công nghệ xử lý rác thải trong nước cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vận hành, chỉ tiêu kỹ thuật, môi trường.

"Nhiều nhà máy rác đưa vào đầu tư kinh phí lớn song thực tế không vận hành được, lãng phí. Chúng ta phải thống nhất khi ký hợp đồng với các công ty, ngoài thoả thuận về giá thì doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường; nếu không đáp ứng thì buộc phải đóng cửa số nhà máy này", ông Hà nói.

Phần trả lời của Bộ trưởng Hà chưa làm hài lòng đại biểu. Ông Trương Trọng Nghĩa tranh luận, doanh nghiệp trong nước cho biết có công nghệ xử lý rác tiên tiến không cần phân loại, không tốn công sức, thậm chí có thể sản xuất điện từ rác,... nhưng lại gặp sự cạnh tranh của công ty nước ngoài trong khi công nghệ của nước ngoài không bằng.

Trả lời đại biểu Nghĩa, Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường nói đã biết tới công nghệ xử lý rác không cần phân loại. Với rác hỗn hợp có phân loại để chọn ra loại có thể tái chế xử lý. Phần đưa vào để khí hoá để chạy phát điện và đã thành công ở quy mô nhỏ, rác sau khí hoá là thành phần hữu cơ. Ông Hà cho hay công nghệ đó ở Việt Nam có triển vọng tuy nhiên cần đánh giá kỹ, bởi đặc tính rác thải ở Việt Nam không chỉ gồm rác hữu cơ, còn có pin, thuỷ ngân…

Ông cho biết đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ về nguồn lực để làm sao "sớm có công nghệ xử lý rác thải Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn, kỹ thuật". Bộ sẽ quan tâm hỗ trợ để các mô hình này thành công và phát triển quy mô để xử lý vấn đề rác thải. Tuy nhiên theo lãnh đạo ngành tài nguyên, với rác thải ở nông thôn việc vận chuyển lên trung tâm xử lý sẽ khó khăn, trong khi đó hơn 60% rác thải nông thôn là hữu cơ nên có thể xử lý ở quy mô nhỏ.

Không nhận chìm chất thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3

Một đại biểu đặt hỏi liệu bộ trưởng Trần Hồng Hà có thể cam đoan rằng các sự cố môi trường như Formosa sẽ không tái diễn, ông Hà trả lời: "Đã cho hoạt động thì đã thay đổi toàn bộ phương pháp quản lý, trong đó đã yêu cầu bổ sung công nghệ xử lý môi trường, có 3 nấc để đề phòng sự cố (tại nơi sản xuất, trong phạm vi nhà máy và ngoài phạm vi nhà máy), nước ở hồ sinh học có thể tái sử dụng đạt loại A". 

"Với cách làm bài bản từ khâu xem xét, đánh giá công nghệ cho đến khâu giám sát kiểm tra, yêu cầu chặt chẽ thì không ngành nghề nào có thể để xảy ra ô nhiễm được. Riêng với Formosa thì tôi báo cáo để đại biểu yên tâm", bộ trưởng TN-MT tự tin nói.

Đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận) đề nghị không thực hiện giải pháp nhận chìm chất thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 xuống biển. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đồng ý và đề nghị địa phương cùng với doanh nghiệp nghiên cứu phương án thay vì nhận chìm thì lấn biển.

“Tôi hoan nghênh ý kiến của đại biểu, đề nghị địa phương và doanh nghiệp khảo sát các vị trí có thể lấn biển. Còn nếu không thực hiện được phương án này, thì trong 50 năm tới khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 vẫn hoạt động, chúng ta phải có các giải pháp khác để xử lý môi trường. Hiện nay trên thế giới cũng có nhiều phương pháp để xử lý”, ông Hà nói.

Hai nhà máy alumin rò rỉ nhỏ

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) nêu câu hỏi về hai nhà máy alumin Nhân Cơ và Tân Rai qua một thời gian đi vào vận hành đã phát sinh hàng loạt sự cố như vỡ hồ chứa bùn thải, hiệu quả kinh tế không như đặt ra.

Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà cho biết bản thân ông đã tới kiểm ra dự án ở Nhân Cơ (Đắk Nông). "Sự cố rò rỉ chỉ xảy ra nội bộ, quy mô nhỏ chứ không phải thảm hoạ gây ảnh hưởng lớn", ông Hà nói.

Người đứng đầu ngành TNMT cho biết hiện đang chỉ đạo và cho giám sát thường xuyên tại các nhà máy này: “Riêng hồ lắng bùn đỏ thì đang được làm theo 3 nấc hồ, việc lựa chọn và thiết kế độ bền của bạt đáy hồ cũng như hệ thống bao quanh hồ đã được cơ quan chức năng thẩm định".

"Tuy nhiên vấn đề môi trường thì tôi cũng thống nhất là cần giám sát, kể cả trách nhiệm giám sát của Tập đoàn Than Khoáng Sản VN (TKV). Vì thế về cơ bản là chúng ta có thể yên tâm được”, ông Hà nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ