Bộ luật Lao động (sửa đổi) giúp người lao động hưởng lợi công bằng từ tăng trưởng kinh tế

Nhàđầutư
“Đây là một tiến bộ quan trọng do những sửa đổi trong Bộ luật Lao động, sẽ giúp cải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động tại Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng”, ông Chang Hee Lee - Giám đốc ILO tại Việt Nam cho biết.
PV
20, Tháng 11, 2019 | 14:43

Nhàđầutư
“Đây là một tiến bộ quan trọng do những sửa đổi trong Bộ luật Lao động, sẽ giúp cải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động tại Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng”, ông Chang Hee Lee - Giám đốc ILO tại Việt Nam cho biết.

Chang Hee Lee - ILO

Ông Chang Hee Lee - Giám đốc ILO tại Việt Nam

Một trong những nội dung thay đổi quan trọng trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này là khả năng NLĐ tại DN được quyền thành lập hay tham gia một tổ chức đại diện do họ lựa chọn. “Tự do hiệp hội là một quyền cơ bản được nêu trong Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động năm 1998 của ILO. Tự do hiệp hội giúp cải thiện quá trình thương lượng tập thể, cho phép NLĐ được hưởng lợi ích công bằng hơn và cho phép DN thỏa thuận những cải thiện năng suất cần thiết”- ông Chang Hee Lee phân tích. 

Tiếp đến, một thay đổi lớn khác của Bộ luật Lao động đó là mở rộng phạm vi bảo vệ tới những NLĐ được tuyển dụng nhưng không được ký HĐLĐ bằng văn bản. “Nhờ có sự tham vấn chặt chẽ, các quyền và nghĩa vụ của người SDLĐ và NLĐ giờ đây được quy định rõ ràng hơn, cũng như đã có thêm các quyền và quy trình thể chế mới”- ông Chang Hee Lee cho biết thêm.

Theo đó, điểm tiến bộ được thể hiện ở những định nghĩa mới về phân biệt đối xử và quấy rối, việc cho phép NLĐ được đơn phương nghỉ việc với điều kiện có thông báo trước một cách phù hợp. Bộ luật cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn về cưỡng bức lao động và lao động chưa thành niên, giúp người SDLĐ hiểu rõ hơn những gì được pháp luật cho phép và không cho phép, cũng như giúp tăng cường năng lực của thanh tra lao động trong việc tư vấn và thực thi pháp luật trong những lĩnh vực này.

Cùng với quyền tự do hiệp hội, xóa bỏ phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức là 4 nguyên tắc được đặt ra liên quan 8 công ước cơ bản của ILO trong khuôn khổ Tuyên bố 1998. Việt Nam đã phê chuẩn 6 trên 8 công ước này, 2 công ước còn lại là Công ước số 105 về lao động cưỡng bức và Công ước số 87 về tự do hiệp hội- dự kiến sẽ được phê chuẩn lần lượt vào năm 2020 và 2023.

Tôn trọng các công ước cơ bản của ILO là yêu cầu trọng tâm của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao gồm CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam) cũng như của các chính sách về trách nhiệm xã hội DN của nhiều tập đoàn đa quốc gia.

Bộ luật Lao động (sửa đổi) đóng vai trò quan trọng, mở đường cho việc thực hiện một cách đầy đủ Tuyên bố 1998 của ILO, bởi Bộ luật tạo khung pháp luật tốt hơn về việc làm và quan hệ lao động, giúp tăng trưởng công bằng và bền vững trong bối cảnh Việt Nam đang phấn đấu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao. Điều này cũng sẽ góp phần đáng kể để đạt được tiến bộ về việc làm thỏa đáng cho mọi NLĐ cả nam và nữ.

Kể từ năm 2016 đến nay, trong suốt quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động, ILO đã và đang hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ LĐ-TB&XH, các tổ chức của NLĐ và người SDLĐ cũng như Quốc hội Việt Nam về xây dựng nội dung dự thảo một cách đầy đủ nhất, đảm bảo các bên liên quan được tham khảo các bằng chứng và nghiên cứu; đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa khung pháp lý quốc gia và các công ước cơ bản của ILO.

“Bộ luật vừa được thông qua thể hiện rõ những bước tiến quan trọng, tiệm cận và phù hợp hơn với cả 4 nguyên tắc cơ bản trong lao động đã được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, cũng như ở nhiều nước khác, vẫn còn có những khoảng cách và nội dung có thể tiếp tục cải thiện”- ông Chang Hee Lee chia sẻ. Cũng theo ông Chang Hee Lee, vấn đề cần chú trọng trước mắt là việc giải thích các điều khoản mới thông qua việc ban hành các nghị định hướng dẫn và thiết lập các thiết chế thực chất để áp dụng và triển khai.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ