Bạo động áo gilet vàng và nguồn cơn khủng hoảng xã hội ở Pháp*

Nguồn gốc của phong trào phản kháng, cuộc khủng hoảng giá nhiên liệu nhắc lại cho chúng ta rằng sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên có thể gây ra những biến động "nguy hiểm", trong đất nước của chúng ta cũng như trên toàn thế giới, nhà kinh tế của Pháp Olivier Damette nhấn mạnh trong bài viết trên The Conversation và France Info.
Olivier Damette
06, Tháng 12, 2018 | 10:18

Nguồn gốc của phong trào phản kháng, cuộc khủng hoảng giá nhiên liệu nhắc lại cho chúng ta rằng sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên có thể gây ra những biến động "nguy hiểm", trong đất nước của chúng ta cũng như trên toàn thế giới, nhà kinh tế của Pháp Olivier Damette nhấn mạnh trong bài viết trên The Conversation và France Info.

Olivier Damette, tác giả của bài báo là giáo sư ngành khoa học kinh tế tại đại học Lorraine (Pháp). Nguyên bản của bài báo đã được đăng trên trang mạng The Conversation, đối tác của France Info.

-------------------------------

Trong bối cảnh chuyển đổi sinh thái, khi mà các nền kinh tế tìm cách thoát khỏi lệ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch, những quốc gia hay được nói là "đã phát triển" không còn là những nơi miễn dịch với bạo lực liên quan tới việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy mà dường như chúng ta đang chứng kiến một sự bất mãn của những người mặc áo gilet vàng ở Pháp.

des-gilets-jaunes-a-paris-

Những người mặc gilet vàng biểu tình tại Paris. Ảnh AFP

Các nhà kinh tế thường xuất phát từ định đề cho rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn có lợi cho tăng trưởng và sự phát triển. Nếu một đất nước sở hữu các mỏ dầu hỏa - thứ tạo ra phần lớn tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu - có nguồn thu chủ yếu từ việc khai thác dầu mỏ (đặc biệt là việc xuất khẩu ra nước ngoài), từ việc bán dầu và như vậy cũng gia tăng được thu nhập và mức tăng trưởng. Đối với Ả-rập Xê-út (Saudi Arabia) chẳng hạn, lĩnh vực dầu lửa đóng góp tới 82% thu nhập của đất nước này, và mang đến 42% GDP. 

Nhưng điều này đúng với các nước có nền tảng thể chế dân chủ mạnh mẽ. Trong trường hợp ngược lại, việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn tới cái điều mà người ta hay nói là "lời nguyền tài nguyên'.

Thay vì trợ giúp cho tăng trưởng, các nguồn tài nguyên dồi dào có sẵn lại dẫn tới tham nhũng, các vấn đề về tái phân phối (không lấy tiền thu được từ bán tài nguyên tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng công cộng, hệ thống giáo dục, hệ thống y tế hay đa dạng hệ sinh thái kinh tế), các vấn đề về định giá hối đoái hay nhập siêu. Những yếu tố này kìm hãm sự phát triển. 

Khi thêm vào đó các chính sách kinh tế chính trị, đặc biệt là các chính sách thuế tồi, những nước liên quan có thể bị rơi vào những cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội trầm trọng, như Venezuela hay Angola.

Sự khan hiếm tài nguyên

"Lời nguyền tài nguyên" thường chủ yếu động chạm đến các nước "đang phát triển" (hay các nước mới nổi). Các nước giàu, như Pháp chẳng hạn cho đến nay chưa bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan tới tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế các nước này thường được đa dạng hóa và các chính thể của họ thường rất vững chắc. 

dau mo

Dầu mỏ là một tài nguyên hữu hạn. Minh họa của Guandian

Tuy vậy, với sự nóng lên của khí hậu, tình hình có vẻ đang thay đổi. Đầu tiên là việc đối mặt với sự khan hiếm tài nguyên: các nguồn tài nguyên hóa thạch, ví dụ như dầu mỏ về trung hạn sẽ cạn kiệt và đang phải chịu các hạn chế từ cả chính trị lẫn kỹ thuật. Giá dầu do vậy sẽ không ngừng tăng lên.

Trong một nền kinh tế như ở nước Pháp, vốn chưa được chuyển đổi hoàn toàn sang các nguồn nhiên liệu tái tạo (như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối...), thi vẫn dựa chủ yếu vào các năng lượng hóa thạch (chủ yếu cho đi lại và sưởi ấm), đặc biệt với các hộ gia đình và các doanh nghiệp ở nông thôn cũng như gần thành thị. 

Cuộc chuyển đổi tế nhị

Một số quốc gia, như Canada hay Pháp do vậy đã đặt một mức thuế lên việc tiêu thụ cácbon: nghĩa là việc tiêu thụ các năng lượng hóa thạch sẽ đắt đỏ hơn, cũng như vậy với giá thành sưởi ấm và xăng dầu, mức thuế này có tác dụng khiến các hộ gia đình giảm mức tiêu thụ cá nhân và hướng họ tới việc sử dụng các phương tiện di chuyển khác (như phương tiện công cộng, ô tô điện), buộc họ hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo.

NLTT1

Minh họa nguồn National Geographic

Vấn đề ở chỗ mà mức thuế nói trên đã khiến giá xăng dầu, vốn đã tăng trên thị trường lại còn tăng hơn nữa, và hạn chế sức mua của người dân. Không có truyền thông về chủ đề biến đổi khí hậu liên quan, không có chính sách hỗ trợ hoặc tái phân phối, một mức thuế như vậy đã bị triệt tiêu khả năng tối ưu của nó. Tình trạng này chính xác đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng mang tên gilet vàng. Vậy chúng ta hãy tự hỏi phải chăng chúng ta đang can dự vào cuộc khủng hoảng đầu tiên về tài nguyên, hay cuộc khủng hoảng đầu tiên về (biến đổi) khí hậu của một quốc gia phát triển?

Cuộc chuyển đổi năng lượng đang được chuẩn bị (diễn ra), nó không phải là một điều bí mật, bởi sự chuyển đổi sang một nền kinh tế "xanh" có thể biểu lộ những điều tế nhị: chúng ta có các nguồn tài nguyên tái tạo nhưng chúng ta chưa thể tối ưu việc sử dụng các nguồn tài nguyên này. Điều đó khó hơn khi thể chế và nền kinh tế của chúng ta vẫn còn đang khá yếu đuối (mất chủ quyền, quản lý nợ công yếu kém, cơ sở hạ tầng công cộng xập xệ...).

Tái phân phối nguồn thu từ thuế

Các vấn đề quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể gây hại tới tăng trưởng kinh tế của một số các nước đang phát triển. Và nếu việc khí hậu nóng lên đã có những ảnh hưởng xã hội tàn phá trong những đất nước này: bạo lực và nội chiến gia tăng, mùa màng bị phá hoại, nạn đói, dịch bệnh, tình trạng di cư gia tăng. Không thiếu thông tin ở thời điểm hiện nay cho các vấn nạn này.

Nhưng điều mà ít người đã biết là chính những nước đã phát triển cũng có thể là nạn nhân của xu hướng này. Trong trường hợp của nước Pháp, vấn đề không ở chỗ đang dư thừa các nguồn tài nguyên hóa thạch mà ngược lại đối mặt với việc khan hiếm tài nguyên trong tương lai, song hành với việc chưa sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên tái tạo thay thế (về lý thuyết thì khá dồi dào). 

Sẽ là không đúng khi nói rằng các hộ gia đình và những người mặc áo gilet vàng ở Pháp đang chống lại các chính sách về khí hậu. Nhưng liệu có thể hít thở được nữa hay không khi người ta không thể hít thở được nữa? Làm thế nào để chấp nhận việc phải trả thêm tiền (thuế) để đi làm khi mà chế độ thuế đánh lên tài sản liên đới ISF (impôt de solidarité sur la fortune) đã bị xóa bỏ? Như điều mà nhà kinh tế Thomas Piketty đã nói trong bài phát biểu trên truyền hình hôm mùng 2 tháng 12, vấn đề chính ở chỗ các khoản thu nhập từ thuế được tái phân phối thế nào và có tạo ra được các cơ sở hạ tầng khác để chúng họat động được hay không?

Ở thời điểm của COP 24 (Cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu lần thứ 24), các thách thức về khí hậu và năng lượng đang chờ đợi mọi người thì nước Pháp lại đang lâm nguy. Thiếu một truyền thông được chuẩn bị bài bản và một chính sách công hỗ trợ đi kèm, cuộc chuyển đổi sinh thái sẽ diễn ra trong bạo lực và bạo tàn. Hãy lựa chọn hoặc là chúng ta thay đổi ống ngắm trong chính sách, tạo điều kiện cho một cuộc chuyển đổi êm thấm giữa các nguồn tài nguyên hóa thạch sang năng lượng tái tạo hoặc chúng ta chuẩn bị đối mặt với các cú sốc mang tên khí hậu, ngày càng dai dẳng và mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới.

Hoàng An chuyển ngữ

* Tít bài do người dịch đặt. Tít chính của bài viết là: Và nếu như cuộc khủng hoảng mang tên gilet vàng là cuộc khủng hoảng khí hậu đầu tiên ở nước Pháp?  (Et si la crise des "gilets jaunes" était la première crise climatique en France ?)

Cuộc khủng hoảng ở Pháp và sự phản kháng của những người mặc gilet vàng

Hãng tin AFP của Pháp dẫn lời một nguồn thạo tin từ văn phòng tổng thống Pháp hôm cho biết phong trào "áo vàng" đã lên kế hoạch cho cuộc biểu tình "bạo lực lớn" vào ngày 8/12 ở Paris cùng những nơi khác trên cả nước.

giletjaunnes

Những người mặc gilet vàng biểu tình dưới chân Khải Hoàn Môn ở đại lộ Champs Élysées ở Paris. Ảnh Reuters/Benoit Tessie

Phong trào biểu tình của những người mặc áo gilet vàng (gilets jaunes) nổ ra từ ngày 17/11 đến nay ở Pháp đã khiến ba người chết, hàng trăm người bị thương và hơn 400 người bị bắt, gây thiệt hại khoảng 3,4 - 4,5 triệu USD. Những người biểu tình tràn xuống phố, đập phá nhà cửa, vơ vét đồ đạc, đốt xe cộ, gây nên tình trạng hỗn loạn, đặc biệt ở thủ đô Paris.

Ban đầu, cuộc biểu tình được thực hiện nhằm phản đối việc chính phủ tăng thuế nhiên liệu nhưng sau đó mở rộng sang chỉ trích các chính sách của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cho rằng ông không quan tâm tới những người dân bình thường.

Chính phủ Pháp, dưới áp lực từ phong trào "áo vàng", đã thông báo hủy hoàn toàn kế hoạch tăng thuế trong năm 2019. Tổng thống Pháp ngày 5/12 kêu gọi người dân bình tĩnh và ra tín hiệu sẵn sàng có thêm những nhưỡng bộ nhất định để xoa dịu tình hình.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ