ACB đã 'ngán' Kem Thuỷ Tạ

Nhàđầutư
ACB thoái vốn trong bối cảnh Thuỷ Tạ kinh doanh ngày càng sa sút và vừa bị xử phạt thuế gần 1,3 tỷ đồng.
MINH TRANG
20, Tháng 03, 2019 | 06:53

Nhàđầutư
ACB thoái vốn trong bối cảnh Thuỷ Tạ kinh doanh ngày càng sa sút và vừa bị xử phạt thuế gần 1,3 tỷ đồng.

kem-thuy-ta

 

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa đăng ký bán cổ phần tại CTCP Thủy Tạ (mã chứng khoán: TTJ).

Cụ thể, ACB đăng ký bán 300.000 cổ phiếu, tương đương với 10% vốn điều lệ lại TTJ. Mục đích là nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch theo phương thức thỏa thuận, dự kiến từ ngày 20/3 đến 18/4/2019.

Đây là toàn bộ cổ phiếu TTJ mà ACB đang nắm giữ. Sau giao dịch, ACB sẽ không còn là cổ đông của Thuỷ Tạ.

Cổ phiếu TTJ được giao dịch lần đầu trên sàn UpCOM vào ngày 20/6/2017. Chốt phiên 19/3/2019, mã chứng khoán này tăng 2,4% lên 38.600 đồng, tương đương giá trị vốn hoá 113,4 tỷ đồng.

Nếu thoái vốn thành công ở mức giá này, ACB dự kiến thu về khoảng hơn 11 tỷ đồng.

Cập nhật đến cuối năm 2016, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vẫn là công ty mẹ, nắm 51,25% vốn TTJ, Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương nắm 11,17%, ông Nguyễn Mạnh Hà có 10,25%, nhà đầu tư Nguyễn Minh Hương nắm 9,42% và ACB là 10%.

CTCP Thủy Tạ biết đến với thương hiệu Kem Thủy Tạ nổi tiếng, tiền thân là nhà hàng Thủy Tạ, được thành lập từ tháng 5/1958.

Dù gây dựng được thương hiệu và giữ thị phần lớn phía Bắc trong thời gian dài, sự xuất hiện của những đối thủ với tiềm lực mạnh như Unilever, Kido Foods, Vinamilk... đã khiến thị phần của Thuỷ Tạ co dần về dưới 5% và gần như chỉ còn hoạt động ở Hà Nội.

Thủy Tạ cho biết thị trường tiếp tục cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với những sản phẩm cùng loại mà công ty đang xuất xuất và kinh doanh tại Thủ đô, như các loại kem, nước, hệ thống và các loại hình cung cấp dịch vụ nhà hàng.

Bên cạnh đó, hệ thống dây chuyền sản xuất kem và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đã được đầu tư từ lâu, nên chất lượng xuống cấp, thường xuyên hỏng hóc, phải sửa chữa thay thế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công ty. Ngoài ra, chất lượng dây chuyền thấp còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nên khi đưa ra thị trường khó cạnh tranh với các đối thủ.

Hiện Thủy Tạ hiện chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2018. Dù gặp nhiều khó khăn, song công ty dự kiến tổng doanh thu thuần năm 2018 vẫn đạt 121 tỷ đồng, tăng 16,5% so với thực hiện năm 2017; lợi nhuận trước thuế 9,53 tỷ đồng, tăng 31,3% so với thực hiện năm 2017.

Mới đây, Thủy Tạ phải nhận quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng. Tổng số tiền bị cưỡng chế gần 1,28 tỷ đồng, trong đó tiền thuê đất hơn 1,13 tỷ đồng và tiền chậm nộp gần 143 triệu đồng.

Dù lĩnh vực kinh doanh chính đang dần sa sút, song giá trị nội tại của Thuỷ Tạ vẫn được giới đầu tư đánh giá cao với lĩnh vực nhà hàng cùng loạt đất vàng doanh nghiệp này đang sở hữu.

Cụ thể, Thủy Tạ hiện có 4 nhà hàng ẩm thực đều nằm ở những vị trí đắc địa của Hà Nội, đầu phố Lê Thái Tổ gồm Nhà hàng café Thủy Tạ, nhà hàng Đình Làng (ẩm thực truyền thống), nhà hàng Mamarosa (ẩm thực Âu - Ý) và nhà hàng Long Vân (đồ ăn nhanh, giải khát).

Ngoài ra, công ty con của Hapro còn sở hữu nhiều mảnh đất "đắt hơn vàng" bên bờ hồ Hoàn Kiếm, như số 1 Lê Thái Tổ (833,3 m2), số 3 Lê Thái Tổ (194,57 m2), số 6 Lê Thái Tổ (339,08 m2), số 8 Hàng Thùng (93,95 m2) hay lô đất 57,6 m2 số 97 Hàng Gai.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ