9 tháng đầu năm, các ngân hàng cam kết cho doanh nghiệp vay mới gần 570.000 tỷ đồng

Nhàđầutư
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp 2017” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức hôm nay, 19/10.
ĐÌNH VŨ
19, Tháng 10, 2017 | 17:01

Nhàđầutư
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp 2017” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức hôm nay, 19/10.

IMG_8862

Hội thảo “Nâng cao hiệu quả chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp 2017” 

Đóng góp tham luận tại buổi hội thảo, Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, từ đầu năm 2016 NHNN đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng tập trung vào 6 nhóm giải pháp: Giải pháp cải thiện và minh bạch hóa thông tin tín dụng; Giải pháp cải thiện chỉ số chiều sâu quyền pháp lý và chiều sâu thông tin tín dụng nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận tín dụng theo đánh giá của WB; Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các dịch vụ tài chính – ngân hàng; Giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng; Giải pháp đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính nhằm giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch hành chính với NHNN, TCTD; Các giải pháp hỗ trợ.

Thông qua các giải pháp tín dụng toàn nền kinh tế tăng ngay từ đầu năm và kết quả 9 tháng đầu năm 2017 đã tăng 12,16% so với cuối năm 2016, là mức tăng trưởng khá cao so với một số năm gần đây. Trong đó, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng khoảng 17,6%, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp tăng 17,75%, xây dựng tăng 19%, tín dụng lĩnh vực thương mại và dịch vụ tăng 18,1% so với cuối năm 2016.  

Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đến cuối tháng 8 chiếm 21% dư nợ nền kinh tế, tăng 7,5% so với 31/12/2016. Tăng trưởng tín dụng đã hỗ trợ tích cực giúp GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,41%, cao hơn nhiều so mức tăng 5,99% của 9 tháng đầu năm 2016.

Tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay mới đạt khoảng 1.200.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay mới phổ biến ở mức 6-8%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, 8-10%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn. Các ngân hàng thực hiện gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, nâng hạn mức tín dụng, điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ của khách hàng,… với dư nợ khoảng 88.000 tỷ đồng.

Riêng trong 9 tháng đầu năm 2017, các ngân hàng cam kết cho vay các doanh nghiệp mới gần 570.000 tỷ đồng, và đã giải ngân hơn 550.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp; số tiền được gia hạn, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ là gần 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra các ngân hàng còn áp dụng các hình thức hỗ trợ khác như giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay cũ cho các doanh nghiệp với tổng dư nợ được hỗ trợ gần 20.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai chương trình còn một số khó khăn như một số doanh nghiệp chưa quan tâm tích cực tham gia Chương trình mặc dù gắn với quyền lợi của mình; Một số chính quyền địa phương, sở, ban, ngành còn thiếu quan tâm, phối hợp, chưa kịp thời xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp về các điều kiện kinh doanh như: chính sách đất đai, thuế,...

Xuất phát từ thực tế hầu hết doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong số đó, nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính còn hạn chế, chưa đáp ứng dược điều kiện về vốn tự có, thông tin tài chính thiếu minh bạch, thiếu tài sản đảm bảo dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp còn hạn chế.

Hiệu quả đầu tư tín dụng đối với các doanh nghiệp chưa cao do phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đồng bộ như chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Cuối cùng, tiến độ xử lý nợ xấu chậm, việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi doanh nghiệp không trả được nợ vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn do: Hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ, thu hồi nợ xấu đặc biệt là trình tự, thủ tục liên quan đến khởi kiện, thi hành án để xử lý tài sản đảm bảo còn bất cập nên các ngân hàng có tâm lý thận trọng hơn khi cho vay.

Để nâng cao hiệu quả Chương trình Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp, Vụ tín dụng các ngành kinh tế đưa ra một số giải pháp, cụ thể: Chỉ đạo các TCTD tiếp tục rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.

Đồng thời, khuyến khích các TCTD phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, trong đó có các sản phẩm tín dụng đặc thù cho các đối tượng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro.

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong hoàn thiện và triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được quy định trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là chính sách về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn TCTD, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng và hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn Luật để bảo đảm sự đồng bộ ngay sau khi Luật có hiệu lực.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ